25/05/2018, 09:49

Xác định các đặc tính của nền lưới kéo

Khi chọn kích thước cạnh mắt lưới cho các phần của lưới kéo cần phải thỏa mãn hai yều cầu trái ngược nhau như sau: Kích thước cạnh mắt lưới sao cho cá không thoát qua, cũng không đóng vào mắt lưới. Kích thước cạnh mắt lưới phải giảm thiểu sức ...

Khi chọn kích thước cạnh mắt lưới cho các phần của lưới kéo cần phải thỏa mãn hai yều cầu trái ngược nhau như sau:

  • Kích thước cạnh mắt lưới sao cho cá không thoát qua, cũng không đóng vào mắt lưới.
  • Kích thước cạnh mắt lưới phải giảm thiểu sức cản cho lưới khi vận động trong nước.

Để xác định kích thước cạnh mắt lưới ta cần phải chia lưới kéo ra thành 3 phần:

  • Phần uy hiếp cá: bao gồm cả cánh lưới và lưới chắn.
  • Phần hướng cá: thân lưới.
  • Phần giữ và bắt cá: đụt lưới.

Để xác định đúng, trước hết cần phải tính cạnh mắt lưới cho phần đụt lưới trước sao cho thỏa mãn hai yêu cầu trên. Từ đó mới bắt đầu tính kích thước cạnh mắt lưới cho từng phần thân, rồi mới tính cho lưới chắn và cánh lưới.

Các quan sát của Korotkov và Kirsina áp dụng cho lưới kéo cho thấy nếu phần miệng có kích thước cạnh mắt lưới a = 300-600 mm; phần thân có kích thước cạnh mắt lưới a = 45-60 mm thì cá thoát ra ở miệng lưới ít hơn 3-4 lần so với thân lưới. Ta có đồ thị biểu thị tỉ lệ % cá thoát khỏi mắt lưới ở các phần như (H 6.10) và (H 6.11):

Hình 6.10Hình 6.11 là hai biểu đồ đặc trưng cho cá nổi và cá đáy thoát chui qua mắt lưới ở các phần của lưới kéo. Từ hai biểu đồ này ta thấy:

  • Cá nổi thường thoát ra ở phần cuối thân, còn cá đáy thì thoát ra phần nhiều ở gần miệng lưới.
  • Mặt khác, quan sát bằng máy dò cá, người ta cũng nhận thấy cá nổi thường chui thoát qua tấm lưới trên, trong khi đó cá đáy lại chui thoát qua tấm lưới đáy và ở hai bên hông lưới kéo.

Qua thực nghiệm quan sát phản ứng cá đánh bắt và % sản lượng cá thoát ra khỏi lưới, người ta còn nhận thấy:

  • Nếu xem như có 100% cá thoát ra khỏi mắt lưới từ tấm trên thì có tới 51% là cá nổi và 31% là cá đáy.
  • Nếu xem như có 100% cá thoát ra khỏi mắt lưới từ tấm dưới thì có tới 69% là cá đáy.
  • Số lượng cá đáy thoát ra khỏi lưới kéo sẽ tăng lên khi kích thước mắt lưới tăng lên ở phần miệng lưới kéo tăng lên.

Ta có bảng sau đây cho biết tỉ lệ % cá thoát ra khỏi lưới (Bảng 6.2)

Bảng 6.2 - Tỉ lệ % cá thoát khỏi lưới thay đổi theo cở mắt lưới
Số lần dắt lưới Cạnh mắt lưới ở miệng = a (mm) Sản lượng (tấn) Số cá đi khỏi lưới (theo % sản lượng ở đụt lưới)
7 100 15,7 5,2
7 200 5,8 7,5
8 300 3,3 11,0
10 400 4,1 21,0

Để xác định tương đối chính xác kích thước cạnh mắt lưới cho các phần của lưới kéo, trước hết cần xác định kích thước cạnh mắt lưới cho phần đụt, rồi từ đó tăng dần kích thước cạnh mắt lưới cho phần thân và cánh lưới kéo.

  • Xác định kích thước cạnh mắt lưới ở đụt lưới kéo

Để xác định kích thước cạnh mắt lưới cho phần đụt lưới kéo cần phải theo nguyên tắc là không được để cho cá chui qua được mắt lưới để ra ngoài, đồng thời cũng không được để cho cá đóng vào mắt lưới.

Do vậy, thông thường để xác định cạnh mắt lưới phần đụt người ta thường dựa trên kích thước cạnh mắt lưới rê, đánh cùng loại cá, rồi giảm tỉ lệ kích thước cạnh mắt lưới.

Trong tính toán, cạnh mắt lưới a cho lưới rê được xác định theo công thức sau:

a0=K.L size 12{a rSub { size 8{0} } =K "." L} {} (6.40)

hoặc a0=K1.G3 size 12{a rSub { size 8{0} } =K rSub { size 8{1} } "." nroot { size 8{3} } {G} } {} (6.41)

ở đây: a0 – là kích thước cạnh mắt lưới rê đánh cùng loài cá với lưới kéo

L – là cở chiều dài mà lưới rê muốn bắt.

G – là trọng lượng cá mà lưới rê muốn bắt

KK1 – tương ứng, là hai hệ số tỉ lệ theo chiều dài và theo trong lượng mà lưới rê có thể bắt được cá hiệu quả nhất.

Sau khi ta đã tính toán được kích thước cạnh mắt lưới cho lưới rê đánh cùng loại và cỡ cá mà lưới kéo dự định sẽ khai thác nó thì ta có thể tính kích thước cạnh mắt lưới cho phần đụt của lưới kéo theo công thức sau:

ađ = (0,6 ÷ 0,7) a0 (6.42)

ở đây: ađ – là kích thước cạnh mắt lưới của đụt lưới kéo.

Sau khi đã tính được cạnh mắt lưới ở đụt thì tiếp tục lần lượt tính cho thân và cánh theo nguyên tắc cạnh mắt lưới tăng dần từ phần giáp với đụt rồi ra thân và cánh.

  • Xác định kích thước cạnh mắt lưới ở thân và cánh lưới kéo

Ta có thể tính toán cạnh mắt lưới cho các phần thân theo công thức sau:

ai.th = Ki.th . ađ(6.43)

ở đây: ai.th - là cạnh mắt lưới phần thứ i của thân lưới kéo; Ki.th - là hệ số cho phần thân thứ i, có thể chọn tăng dần từ Ki.th = 1,1 ÷ 5,0; ađ là cạnh mắt lưới ở đụt lưới kéo.

và tương tự, để tính toán cho cạnh mắt lưới cho các phần của cánh theo công thức sau:

ac = Ki.c . ađ(6.44)

ở đây: ai.c - là cạnh mắt lưới phần thứ i của cánh lưới kéo; Ki.c - là hệ số cho phần cánh thứ i, có thể chọn tăng dần từ Ki.th = 1,5 ÷ 20,0; ađ là cạnh mắt lưới ở đụt lưới kéo.

Trong thực tế sản xuất, người ta thường chọn:

  • Cạnh mắt lưới phần miệng lưới kéo tầng giữa, loại lớn, có thể từ a = (0,6 ÷ 1,0) m.
  • Cạnh mắt lưới phần miệng lưới kéo tầng giữa, loại nhỏ, có thể từ a = (0,4 ÷ 0,6) m.
  • Cạnh mắt lưới ở miệng của lưới kéo tầng đáy, loại lớn, khoảng a = 0,2 m.

Lưu ý rằng, nếu môi trường nước là khá trong, lưới dễ bị nhìn thấy, thì ta có thể tăng kích thước cạnh mắt lưới lên. Chẳng hạn, lưới kéo tầng giữa có thể tăng kích thước cạnh mắt lưới ở miệng lưới kéo lên gấp 2-3 lần; lưới kéo tầng đáy cạnh mắt lưới kéo ở miệng có thể tăng lên từ 1-2 lần so với nước đụt bình thường.

Để chọn màu sắc cho chỉ lưới kéo, trước tiên ta phân biệt độ nhìn thấy của chỉ lưới kéo trong nước, trên cơ sở là đảm bảo sao cho ở phần miệng lưới cần có độ nhìn thấy chỉ lưới là nhỏ nhất (khó thấy).

Thực tế sản xuất cho thấy, một khi độ trong của môi trường nước thấp, độ chiếu sáng trong nước giảm và độ phát sáng của chỉ lưới trong nước ít thì sản lượng khai thác của lưới kéo có thể tăng lên gấp 1,5 – 2,0 lần.

Đối với nền của lưới kéo có mắt lưới càng nhỏ càng cần phải để độ nhìn thấy đối với nó là nhỏ nhất. Tuy nhiên, tùy theo từng phần của lưới kéo mà nền lưới kéo có thể có các màu khác nhau phụ thuộc vào chức năng của từng phần và phản ứng tập tính của cá đánh bắt.

Đối với lưới kéo tầng giữa và tầng đáy thì các dây đỏi, cáp kéo và diều cần để độ nhìn thấy lá lớn nhất, ta có thể dùng màu phát quang cho các dây này.

Từ các yêu cầu trên, đối với môi trường nước biển, ta có thể chọn màu thích hợp cho lưới hoặc các dây phụ trợ khai thác lưới kéo. Trong đó:

  • Màu trắng có độ nhìn thấy là lớn nhất.
  • Màu xanh lá cây có độ nhìn thấy là nhỏ nhất.
0