Dự báo nhu cầu sử dụng đất đai
Nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành được xác định căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu phát triển của từng ngành, khả năng đầu tư trong các giai đoạn và quỹ đất hiện có của địa phương (số lượng và đặc điểm tài nguyên đất đai). Các ngành tự dự báo nhu cầu sử dụng ...
Nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành được xác định căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu phát triển của từng ngành, khả năng đầu tư trong các giai đoạn và quỹ đất hiện có của địa phương (số lượng và đặc điểm tài nguyên đất đai). Các ngành tự dự báo nhu cầu sử dụng đất của mình sẽ phù hợp hơn. Nhưng ngược lại, mang tính phiến diện, cục bộ, dễ bị chồng chéo mục đích sử dụng giữa các ngành trên cùng một khu đất.
Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất đai là căn cứ vào dự báo nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành sẽ tổng hợp, kiểm tra chỉnh lý, điều hòa và cân đối quỹ đất trong nội bộ các ngành (nông nghiệp, phi nông nghiệp) và giữa các ngành (theo mục đích sử dụng) tùy theo đặc điểm quỹ đất hiện có của địa phương.
Khi dự báo nhu cầu về số lượng sử dụng đất, cần lưu ý:
- Phương pháp dự báo phải thật đơn giản, dễ sử dụng, mang tính thực tiễn cao (kết quả dự báo đạt độ chính xác mà thực tế chấp nhận được).
- Quy mô phát triển sử dụng các loại đất phải được thể hiện đúng vị trí trên bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch.
- Diện tích các loại đất chuyên dùng nên tính theo tỷ lệ chiếm dụng hợp lý so với diện tích đất canh tác hoặc diện tích đất tự nhiên đối với từng vùng, từng khu vực.
- Kết quả dự báo phải kèm theo các phụ lục giải trình những căn cứ dự báo như: quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; các số liệu lịch sử về sử dụng đất đai; quy hoạch tổng thể của vùng, quy hoạch đô thị..., phương pháp dự báo được sử dụng, phân tích kết quả dự báo, đánh giá tính hợp lý và tính khả thi của kết quả...
Thực trạng hiện nay đất nông nghiệp luôn có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau (lấy làm đất ở, chuyển sang mục đích chuyên dùng, bị thoái hoá...). Trong khi đó, dân số lại tăng quá nhanh, nhưng tiềm năng đất đai có thể khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp lại rất hạn chế. Vì vậy, việc dự báo nhu cầu đất nông nghiệp trước hết phải căn cứ vào dự báo lực lượng lao động nông nghiệp, hiệu suất lao động, năng suất cây trồng với mục tiêu đáp ứng đủ diện tích cho một lao động có khả năng tự nuôi sống mình và thực hiện nghĩa vụ với xã hội. Mặc khác phải xem xét khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp và tăng vụ để bù vào diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích cho nhu cầu xã hội.
Diện tích các loại đất nông nghiệp dự báo ở năm định hình quy hoạch được tính theo công thức:
SNQ = SNH - SNC + SNK
Trong đó:
SNQ : Đất nông nghiệp năm quy hoạch
SNH : Đất nông nghiệp năm hiện trạng
SNC : Đất nông nghiệp chuyển mục đích trong thời kỳ quy họach
SNK : Đất khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ quy hoạch.
Việc khai hoang đất đưa vào sản xuất nông nghiệp do các yếu tố sau quyết định: diện tích có khả năng khai hoang (theo kết quả đánh giá thích nghi của đất); nhu cầu mở rộng và đền bù diện tích; khả năng thực tế của người sử dụng đất về vốn và lao động; hiệu quả kinh tế của việc khai hoang (tăng thu nhập sản phẩm, tăng lãi, thời hạn hoàn vốn thấp).
Dự báo diện tích đất cây hàng năm
Diện tích đất canh tác được dựa vào 2 căn cứ:
- Hiện trạng loại cây trồng (chủng loại nông sản), tổng sản lượng, năng suất, diện tích đã sử dụng trong những năm gần đây.
- Số lượng các loại nông sản cần đạt được theo các mục tiêu quy hoạch, dự báo năng suất và diện tích đất canh tác cần có.
Trình tự dự báo nhu cầu diện tích đất canh tác:
- Xác định nhu cầu về số lượng các loại nông sản chủ yếu, bao gồm tự tiêu, làm ngĩa vụ đối với nhà nước, để giống, sản phẩm hàng hoá...
- Dự báo năng suất các loại cây trồng: Năng suất các loại cây trồng được dự báo căn cứ vào năng suất lịch sử, mức tăng trưởng bình quân hàng năm và khả năng đầu tư KHKT...
- Dự báo các loại cây trồng theo công thức:
Dự báo các loại cây trồng
Trong đó:
Si : : Diện tích cây trồng i theo quy hoạch
Wi : Nhu cầu nông sản i dự báo theo quy hoạch
Pi : Năng suất cây trồng i dự báo theo quy hoạch
Dự báo diện tích cây lâu năm và cây ăn quả
Những căn cứ và phương pháp dự báo nhu cầu diện tích:
- Kết quả đánh giá thích nghi đất đai và số diện tích thích nghi với cây lâu năm nhưng chưa được khai thác sử dụng.
- Nhu cầu các loại sản phẩm cây lâu năm và cây ăn quả của địa phương, vùng và bao tiêu sản phẩm (tính nhu cầu sản phẩm như nêu trên).
- Năng suất dự báo được xây dựng căn cứ vào giống cây, độ tuổi, trình độ quản lý và sản xuất kinh doanh.
- Diện tích cây lâu năm và cây ăn quả bằng tổng lượng sản phẩm (hàng hoá) chia cho năng suất dự tính.
Dự báo diện tích đồng cỏ chăn thả
Diện tích đồng cỏ chăn thả dự báo dựa vào những căn cứ và kết quả đánh giá thích nghi của đất và diện tích đất có thể dùng làm đồng cỏ trong số đất chưa sử dụng, nhu cầu về lượng sản phẩm gia súc trong và ngoài vùng (sản phẩm hàng hóa).
Nhu cầu sản phẩm quyết định bởi tập tính sinh hoạt, mức độ tiêu dùng và thông tin từ thị trường tiêu thụ... Từ lượng nhu cầu sản phẩm sẽ tính được số đầu con gia súc. Cùng với sức tải số lượng con gia súc trên một đơn vị diện tích sẽ tính được nhu cầu diện tích đồng cỏ chăn thả. Sức tải gia súc có thể tính như sau:
Sức tải gia súc
Hoặc theo công thức:
Sức tải gia súcDự báo nuôi trồng thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản được xác định căn cứ vào điều kiện tự nhiên và diện tích mặt nước thích hợp với việc nuôi trồng thủy sản (theo kết quả của đánh giá thích nghi đất đai). Ngoài ra còn tính đến nhu cầu về loại sản phẩm này.
Mặc dù hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản đôi khi cao hơn nhiều so với hiệu quả kinh tế ngành trồng trọt, nhiều nơi đã đào ao để phát triển nghề này. Tuy nhiên, không nên phát triển quá mức do nuôi trồng thủy sản thường chịu tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt là sự hạn chế về mặc kỹ thuật và phòng trị bệnh cho thủy sản. Vì vậy, diện tích nuôi trồng thủy sản nên xác định dựa vào đặc điểm của nguồn tài nguyên đất đai của địa phương, yêu cầu của thị trường, giống, điều kiện nuôi dưỡng và năng suất.
Dự báo nhu cầu đất lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp dựa vào 2 căn cứ sau:
- Kết quả đánh giá tính thích nghi và khả năng tận dụng các loại đất hiện chưa được sử dụng.
- Yêu cầu phát triển KTXH (nhu cầu về lâm sản) kết hợp với bảo vệ đất đai và môi trường sinh thái.
Diện tích đất lâm nghiệp cần phát triển được xem xét cụ thể đối với từng loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất) và được dự báo theo công thức sau:
SRQ = SRH - SRC + SRT
Trong đó:
SRQ : Diện tích rừng năm quy hoạch
SRH : Diện tích rừng năm hiện trạng
SRC : Diện tích rừng chuyển mục đích trong thời kỳ
SRT : Diện tích rừng trồng mới và khoanh nuôi tái sinh trong thời kỳ.
Dự báo diện tích rừng đặc dụng phụ thuộc vào đặc điểm của khu vực. Căn cứ vào yêu cầu bảo vệ nguồn gen động thực vật và tỷ lệ che phủ thích hợp để bảo vệ môi trường sinh thái sẽ hình thành các khu rừng quốc gia, rừng cấm, vùng đệm và các khu đặc dụng khai thác...
Rừng bảo vệ gồm rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ ven đường giao thông, xung quanh công trình, khu dân cư, đai rừng phòng hộ đồng ruộng. Với mục đích chủ yếu là bảo vệ nguồn nước đất đai, cây trồng, công trình; phòng gió cát tránh ô nhiễm... Diện tích loại rừng này được xác định căn cứ vào mục đích phòng hộ và điều kiện tự nhiên cụ thể của khu vực.
Dự báo diện tích rừng sản xuất phải dưa trên yêu cầu về các loại lâm sản như: gỗ nguyên liệu cho công nghiệp, gỗ phục vụ cho xây dựng, làm đồ gỗ tiêu dùng, chống lò, củi đun... cho vùng, cũng như ngoài vùng căn cứ theo chỉ tiêu kế hoạch hoặc yêu cầu của thị trường bên ngoài. Từ nhu cầu sản phẩm lâm sản và năng suất của đơn vị diện tích rừng (xác định bởi giống cây, chu kỳ sản xuất, trình độ quản lý...) có thể dự báo được diện tích rừng cần thiết.
Do điều kiện tự nhiên của các vùng đất khác nhau, vì vậy, diện tích rừng được xác định phải phù hợp với tình hình cụ thể của khu vực. Đối với những vùng diện tích gò đồi, núi cao chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích tự nhiên, việc phát triểm lâm nghiệp là con đường có hiệu quả nhất dễ làm giàu và nâng cao đời sống dân cư. Ở vùng đồng bằng, diện tích rừng và diện tích đất có khả năng trồng rừng rất nhỏ, tuy nhiên, cũng không thể thiếu được nghề rừng. Mục đích phát triển ngành lâm nghiệp ở đây không phải vì lợi ít kinh tế, mà gì hiệu quả môi trường, hiệu quả xã hội. Phát triển lâm nghiệp giúp cải thiện môi trường và đầu tư gắn với phát triển du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt về tinh thần của nhân dân.
Dự báo nhu cầu đất phát triển đô thị
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định nhu cầu đất để phát triển đô thị như: số dân và mật độ dân số, trình độ phát triển KTXH, điều kiện cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp điện, nước....), tính lịch sử, đặc điểm các tụ điểm dân cư, các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn....
Khi dân số tăng, nhu cầu đất dùng để phát triển đô thị cũng tăng. Để xác định, thông thường sử dụng phương pháp chỉ tiêu định cho một nhân khẩu (bao gồm cả đất ở, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng, đất công viên cây xanh...) được quy định đối với từng cấp, loại đô thị. Tổng nhân khẩu có thể sử dụng kết quả dự báo dân số hoặc các chỉ tiêu khống chế theo kế họach hoá gia đình, khống chế mật độ dân số...
Như vậy nhu cầu đất phát triển đô thị được xác định theo công thức sau:
Z = N x P
Trong đó:
Z : Diện tích đất phát triển đô thị
N : Số dân thành thị
P : Định mức dùng đất cho một khẩu đô thị năm quy hoạch.
Như theo định mức đô thị của Việt Nam đối với đô thị loại III và là 70 - 80 m2 /người, cơ cấu xây dựng đất đô thị:
- Đất CN-TTCN : 12 -14%
- Đất các trung tâm công cộng : 3 - 4%
- Đất khu dân cư : 45 - 48%
- Đất giao thông : 12 - 13%
- Đất khu TDTT, công viên, cây xanh : 20 - 23%
Trong phạm vi ranh giới hành chính của đô thị đôi khi còn có các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, sông hồ và đất dùng cho các mục đích đặc thù khác.
Ngoài ra, quy mô diện tích đất phát triển các đô thị còn được xác định căn cứ vào quy mô dân số lịch sử, mức độ tương quan, phù hợp giữa hiện trạng dân số và diện tích đất đang sử dụng, khả năng giải tỏa, điều tiết bình quân diện tích đang sử dụng của các hộ dân, khả năng mở rộng và phát triển đô thị của các khu đất nằm tiếp giáp đô thị... Diện tích mới gia tăng bằng tổng nhu cầu diện tích trừ đi diện tích hiện trạng.
Diện tích đất dùng cho xây dựng nhà ở trong đô thị phụ thuộc vào quy hoạch chi tiết đô thị về phạm vi các khu ở, cấu trúc các kiểu nhà (cao tầng, chung cư, hộ độc lập, biệt thự...)... Đối với các đô thị nhỏ khi cần xác định diện tích đất dùng xây dựng nhà ở cho dân (dạng biệt lập), có thể căn cứ vào số hộ có nhu cầu và định mức diện tích đất cho một nông hộ. Số hộ mới gia tăng trong thời kỳ quy hoạch bằng số dân gia tăng chia cho số khẩu bình quân trong hộ.
6.2.2 Dự báo nhu cầu đất khu dân cư nông thôn
Tổng diện tích đất dân cư nông thôn (bao gồm diện tích đất ở, đất xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho dân cư nông thôn) ở năm định hình quy hoạch (hay của từng giai đoạn dự báo) được xác định cho toàn đơn vị xã hoặc tính riêng cho từng khu dân cư. Công thức tính tổng quát như sau:
P = P1 + P2
P1 = ( aH + RN ) K
P2 = mQ
Trong đó:
P : Tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn
P1 : Diện tích đất ở và các công trình hành chính - phúc lợi công cộng
P2 : Diện tích đất xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nằm trong ranh giới khu dân cư.
A : Định mức đất cho từng loại hộ của địa phương
H : Số hộ theo từng loại ở năm quy hoạch
R : Định mức diện tích các công trình công cộng và cây xanh cho một người dân
N : Số dân trong khu dân cư năm quy hoạch
K : Tyư lệ diện tích hợp lý diện tích chiếm đất làm đường đi trong khu dân cư
M : Số đơn vị tính cho công trình xây dựng (tổng sản phẩm, con gia súc, dơn vị công suất ... )
Q : Định mức diện tích cho một đơn vị tính
Trong mỗi khu dân cư nông thôn diện tích đất ở có ý nghĩa quan trọng, thường chiếm tỷ lệ lớn và do các yếu tố sau quyết định:
- Số dân hiện tại và theo dự báo
- Số hộ hiện tại và theo dự báo (để xác định số hộ phát sinh).
- Số hộ nằm trong vùng giải tỏa
- Số nóc nhà (mộ, khuôn viên), số hộ sống chung trong một nhà (để xác định số hộ tồn đọng).
- Diện tích đất của một nhà (để xác định số hộ có khả năng tự dãn).
- Định mức diện tích đất cho một hộ của địa phương
- Số nam giới ở độ tuổi kết hôn, tỷ lệ lập gia đình
- Số phụ nữ nhỡ thì, diện chính sách.
- Phong tục chung sống các thế hệ, thừa kế ở địa phương (để xác định tỷ lệ tách hộ)
Trong thực tế việc phân bổ đất khu dân cư thường dựa trên các điểm dân cư đã hình thành. Vấn đề đặt ra là xác định nhu cầu diện tích đất ở mới để mở rộng hoặc phát triển khu dân cư.
Diện tích đất ở mới phụ thuộc vào số hộ cần được cấp đất ở (gồm số hộ phát sinh có nhu cầu đất ở; số hộ giải tỏa; số hộ tồn đọng; số hộ có khả năng tự dãn) và định mức cấp cho một hộ. Có thể tính theo công thức sau:
Pở = ( HP + HG + Ht - Htđ ) Đ
Trong đó:
Pở : Nhu cầu diện tích đất ở mới của khu dân cư
Hp : Số hộ phát sinh có nhu cầu đất ở trong thời kỳ quy hoạch
HG : Số hộ giải toả do thu hồi đất
Ht : Số hộ tồn đọng (số phụ nữ lỡ thì, các hộ thuộc diện chính sách chưa được cấp đất ở, các hộ chung sống trong một nhà với diện tích đất ở không vượt quá mức tiêu chuẩn 1 hộ)
Htd : Số hộ có khả năng tự dãn (số hộ được thừa kế hoặc có diện tích đất ở vượt nhiều so với tiêu chuẩn quy định của địa phương)
Đ : Định mức cấp đất ở cho một hộ theo điều kiện của địa phương
Dự báo nhu cầu đất phát triển công nghiệp
Các loại hình công nghiệp khá đa dạng như: khu cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, các khu công nghiệp đặc thù về khai thác quặng, dầu mỏ, than đá, luyện kim, điện lực các công trình, dự án phát triển công nghiệp, các xí nghiệp nhà máy biệt lập... nằm trong hoặc nằm ngoài khu dân cư.
Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các khu công nghiệp độc lập, các công trình, dự án công nghiệp nằm xen kẻ trong các khu dân cư... được xác định căn cứ theo quy hoạch công nghiệp do các đơn vị chuyên ngành thực hiện.
Căn cứ theo yêu cầu sử dụng đất ghi trong dự án tiền khả thi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, các ngành sẽ tự xác định nhu cầu diện tích đất cần thiết dựa vào định mức (tiêu chuẩn) diện tích xây dựng hiện hành và mật độ xây dựng đối với quy mô phát triển từng loại công trình của ngành.
Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ tiến hành tổng hợp dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành, kiểm tra theo định mức quy định, bổ sung, điều hoà và cân đối chung quĩ đất cho phát triển công nghiệp và các mục đích sử dụng khác trên địa bàn.
Dự báo nhu cầu đất phát triển giao thông
Nhu cầu đất giao thông bao gồm đất dùng để xây dựng đường sắt, đường bộ, sân bay, hải cảng... do các đơn vị chuyên ngành lập dự báo căn cứ vào quy hoạch phát triển của ngành, chủ yếu là sử dụng các quy định về chỉ tiêu định mức chiếm đất của từng ngành. Các chỉ tiêu định mức sử dụng đất được xác định cho từng đơn vị chiều dài của đường (số diện tích chiếm đất/1km) và quy định cụ thể theo loại địa hình (vùng đồng bằng diện tích chiếm đất ít hơn so với vùng đồi núi), đặc điểm khu vực từng cung đường (chạy qua đất bằng, qua thành phố, khu dân cư, chỗ phải đào, đắp nền đường). Đối với đường sắt theo loại và khổ của đường (đường đơn, đường kép, khổ rộng hẹp). Đối với đường bộ theo cấp kỹ thuật và cấp quản lý của đường (đường cao tốc, đường cấp I, II, III, IV...) đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, liên xã, liên thôn, đường nội bộ...).
Mỗi loại và cấp kỹ thuật của đường đều có các thông số kỹ thuật và chỉ tiêu về chiều rộng mặt đường, nền đường, chỉ giới an toàn giao thông.... Cấp kỹ thuật được xác định căn cứ vào mục đích ý nghĩa và lưu lượng vận tải (số xe chạy qua trong ngày) của từng cung đường.
Diện tích đất cần dùng cho phát triển giao thông cũng có thể được xác định vào mối tương quan thuận giữa lưu lượng hàng hoá vận chuyển trong năm và diện tích chiếm đất của mạng lưới đường.
Nhu cầu đất dành cho ngành hàng không được xác định căn cứ vào đẳng cấp sân bay (đường bay quốc tế, trong nước; đường bay dài, trung bình, ngắn).
Dự báo nhu cầu đất phát triển thủy lợi
Diện tích đất dùng cho thủy lợi được xác định căn cứ vào quy hoạch và dự báo nhu cầu đất của ngành. Ngoài ra có thể tính dựa theo các số liệu thống kê bình quân tỷ lệ đất thủy lợi đặc trưng cho từng khu vực trong nhiều năm; theo tiêu chuẩn, bố cục và diện tích chiếm đất của các công trình thủy lợi hiện có.