27/05/2018, 02:25

Vui hay buồn khi sắp tới hơn 70% dân số trên thế giới sẽ sống ở các thành phố?

Với tốc độ di cư chóng mặt thì đến năm 2050, các đô thị trên thế giới sẽ phải chứa đựng hơn 70% dân số toàn cầu. Trong đó, các đô thị ở khu vực châu Á, châu Phi là những nơi chịu tác động mạnh mẽ nhất. Thế giới hiện có trên 7,2 tỷ người, thì khoảng 4,2 tỷ đang sống ở các thành phố. Theo thống ...

Với tốc độ di cư chóng mặt thì đến năm 2050, các đô thị trên thế giới sẽ phải chứa đựng hơn 70% dân số toàn cầu. Trong đó, các đô thị ở khu vực châu Á, châu Phi là những nơi chịu tác động mạnh mẽ nhất.

Thế giới hiện có trên 7,2 tỷ người, thì khoảng 4,2 tỷ đang sống ở các thành phố. Theo thống kê từ Liên hợp Quốc (UN) thì trong vòng 30 năm tới, dự kiến các thành phố sẽ đón nhận thêm 2,5 tỷ người nữa. Khi ấy, số người ở thành phố sẽ chiếm tới 70% dân số.

Nhưng đây là tin vui hay buồn? Theo Rober Muggah - giám đốc Học viện Igarape (Brazil) thì đáp án là vế sau, tức là buồn.

Hiện tại, có khoảng 4,2 tỷ đang sống ở các thành phố.
Hiện tại, có khoảng 4,2 tỷ đang sống ở các thành phố.

"Trong thời gian ngắn, sự bùng nổ di cư sẽ tạo nên một bức tranh đáng lo ngại cho các thành phố" - ông cho biết.

"Các thành phố đô thị hóa quá nhanh, trong khi tốc độ công nghiệp hóa thì không theo kịp" - Muggah quan ngại.

"Hiện nay, hầu hết các thành phố đều không có cơ sở hạ tầng đủ để đáp ứng điều đó. Vì thế, những thành phố này không thể chịu đựng nổi sức ép từ làn sóng nhập cư lao động. Đặc biệt, các thành phố phát triển nhanh nhất có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất".

Trong tương lai, đô thị sẽ xuất hiện nhiều đến mức đáng sợ.
Trong tương lai, đô thị sẽ xuất hiện nhiều đến mức đáng sợ.

Tác động của quá trình đô thị hóa

Theo LHQ thì vào năm 2030, thế giới sẽ có 43 siêu thành phố với dân số trên 10 triệu người. New Delhi (Ấn Độ) được dự kiến ​​sẽ sớm "soán ngôi" Tokyo, trở thành đô thị lớn nhất thế giới, với dân số hơn 43,3 triệu vào năm 2035.

Trong khi đó, dân số ở các vùng nông thôn có xu hướng giảm. Ước tính đến năm 2050, sẽ chỉ còn khoảng 3,5 tỉ người sống ở nông thôn thôi.

Trước tốc độ đô thị hóa kinh khủng này, LHQ buộc phải cảnh cáo rằng xu hướng này sẽ tạo ra những vấn đề mang tính cấp bách cho các thành phố. Ví dụ như vấn đề nhà ở, chăm sóc sức khỏe, khai thác sử dụng tài nguyên, năng lượng, rồi cả nhu cầu giáo dục nữa...

Xu hướng đô thị hóa sẽ tạo ra những vấn đề mang tính cấp bách cho các thành phố.
Xu hướng đô thị hóa sẽ tạo ra những vấn đề mang tính cấp bách cho các thành phố.

"Vấn đề quan trọng khi muốn phát triển bền vững là phải có cơ chế quản lý đô thị, thành phố hợp lý và hiệu quả. Đó chính là bài toán khó cho các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi có tốc độ đô thị hóa được dự đoán là nhanh nhất".

Làm sao để sống hạnh phúc trong thành phố quá đông?

Người ta thường nói, thành phố là nơi giao thoa và hội tụ văn hóa đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, đứng trước tác động của đô thị hóa, các giá trị này có thể bị "bào mòn" nghiêm trọng.

Một nghiên cứu gần đây của ĐH British Columbia (Canada) chỉ ra rằng nhiều người cảm thấy hạnh phúc hơn khi sống ở các vùng nông thôn và thị trấn nhỏ. Tác giả John F. Helliwell chia sẻ, các yếu tố tác động đến cảm nhận của họ là hệ thống giao thông đơn giản, nhà ở ít tốn kém hơn, sư thân thiện, gần gũi của hàng xóm và môi trường trong lành.

Đó đều là những điều mà các thành phố đang dần mất đi.

Khi có quá đông người, chất lượng mọi thứ dường như bé lại.
Khi có quá đông người, chất lượng mọi thứ dường như bé lại.

Có thể nhận ra rằng, tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa là thành phố ngày càng mất kết nối với thiên nhiên. Thay vào đó là các tòa nhà chọc trời, xe cộ tăng theo cấp số nhân.

"Chúng tôi nhận thấy giống như các loại thuốc khác, thiên nhiên chính là liều thuốc tinh thần tốt nhất" - nhà báo tự do Florence Williams chia sẻ.

Nói cách khác là khi phải sống trong một thành phố quá đông, quá hiện đại, hãy tìm mọi cách để gần gũi với thiên nhiên hơn. Bạn có thể trồng cây trong nhà, đi dạo trên con đường với bóng mát của cây xanh.

Điều này sẽ giúp thành phố giảm tải phần nào gánh nặng về nhu cầu tinh thần, cảm xúc của người dân.

0