Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ và hạch toán
Kế toán thuếCentax xin chia sẻ tới bạn đọc bài viết: , mời các bạn cùng theo dõi Câu hỏi: Ngày 19/5 công ty có mua một số máy may với giá trị là 1.105.500.000, 1 số máy thì có trị giá dưới 30 triệu, còn có 1 số loại trên 30 triệu. Đến ngày 9/7 công ty mới làm ủy nhiệm chi thanh toán cho ...
Kế toán thuếCentax xin chia sẻ tới bạn đọc bài viết: , mời các bạn cùng theo dõi
Câu hỏi:
Ngày 19/5 công ty có mua một số máy may với giá trị là 1.105.500.000, 1 số máy thì có trị giá dưới 30 triệu, còn có 1 số loại trên 30 triệu. Đến ngày 9/7 công ty mới làm ủy nhiệm chi thanh toán cho bên bán. Phải hạch toán nghiệp vụ trên như thế nào?
Trả lời:
Tại khoản 1 điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ như sau:
“1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.”
Căn cứ theo quy định trên, những tài sản mà doanh nghiệp mua có giá trị trên 30tr thì được xếp vào tài sản cố định. Những chiếc máy còn lại do không đủ điều kiện để ghi nhận vào TSCĐ nên bạn ghi nhận vào CCDC và phân bổ không quá 3 năm.
Hạch toán:
Khi mua máy may về định khoản:
Nợ TK 211, 153, 242
Nợ TK 133
Có TK 331
Khi bạn làm thanh toán ủy nhiệm chi : Nợ TK 331/ Có TK 112
Việc ghi nhận tài sản của bạn, thực hiện thời điểm nhận hàng, không liên quan gì tới thời điểm thanh toán.