25/05/2018, 14:29

Vua Minh Mạng

Minh Mạng Chân dung Minh Mạng theo minh họa trong sách của John Crawfurd (xb 1828) , cũng gọi là Minh Mệnh (25 tháng 5, 1791 – 20 tháng 1, 1841), tức Nguyễn Thánh Tổ Nhân Hoàng đế là vị Hoàng đế thứ hai (ở ngôi từ 1820 đến 1841) ...

Minh Mạng
Chân dung Minh Mạng theo minh họa trong sách của John Crawfurd (xb 1828)

, cũng gọi là Minh Mệnh (25 tháng 5, 1791 – 20 tháng 1, 1841), tức Nguyễn Thánh Tổ Nhân Hoàng đế là vị Hoàng đế thứ hai (ở ngôi từ 1820 đến 1841) của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên Nguyễn Phúc Kiểu, là vị vua anh minh nhất của nhà Nguyễn.

Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Dưới thời ông, quân đội nhà Nguyễn được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Minh Mạng còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Là người tinh thông Nho học và sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến việc học tập và củng cố thi cử, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Dưới triều Minh Mạng có nhiều cuộc nổi dậy diễn ra: Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân,… ở miền Bắc và Lê Văn Khôi ở miền Nam. Triều đình đã phải đối phó vất vả với những cuộc nổi dậy ấy.

Ngoài việc trừ nội loạn, Minh Mạng còn chủ trương mở mang thế lực ra nước ngoài. Ông đổi tên Việt Nam thành Đại Nam, và muốn cho đất nước trở thành một đế quốc hùng mạnh. Nhà vua lập các phủ Trấn Ninh, Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chế Ai Lao; và thực sự kiểm soát Chân Lạp, đổi Nam Vang (Phnôm Pênh ngày nay) thành Trấn Tây thành; kết quả là Đại Nam có lãnh thổ rộng hơn cả. Quan lại Đại Nam đã được cử sang các vùng đó làm quan cai trị, và đã gây nhiều bất bình với dân chúng ở đó khiến cho tình hình rối loạn cứ liên tiếp xảy ra. Do không có thiện cảm với phương Tây, Minh Mạng đã khước từ mọi tiếp xúc với họ. Ngoài ra, vì Minh Mạng không thích đạo Cơ Đốc của phương Tây, nên ông đã ra chiếu cấm đạo và tàn sát hàng loạt tín đồ Cơ Đốc giáo. Thụy hiệu do vua con Thiệu Trị đặt cho ông là Thể thiên Xương vận Chí hiếu Thuần đức Văn vũ Minh đoán Sáng thuật Đại thành Hậu trạch Phong công Nhân Hoàng đế.

Nguyễn Phúc Đảm là con trai thứ tư của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao hoàng hậu Trần Thị Đang. Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi, tức 25 tháng 5, 1791 tại làng Tân Lộc, gần Sài Gòn, giữa cuộc Chiến tranh Tây Sơn–Chúa Nguyễn (1787-1802).

Con thứ hai của Gia Long là hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cảnh mất sớm năm 1801. Do thái tử Cảnh và người con chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Cơ Đốc từ Pháp nên sau khi hoàng tử Cảnh qua đời, vua Gia Long không chọn cháu đích tôn của mình (con Cảnh) làm người người kế vì sợ những ảnh hưởng của Pháp tới triều đình.

Mặc dù có nhiều đình thần phản đối nhưng vua Gia Long vẫn quyết chọn Nguyễn Phúc Đảm làm người kế vị. Hoàng tử Đảm vốn là người hay bài xích đạo Cơ Đốc và không có cảm tình với người Pháp – tư tưởng này giống với Gia Long. Năm 1815, Nguyễn Phúc Đảm được phong Hoàng thái tử và từ đó sống ở điện Thanh Hoà để quen với việc trị nước.

Thời gian đầu tiên sau khi Gia Long mất (1820)

Tháng 12 năm Kỷ Mão (đầu năm 1820), vua Gia Long qua đời. Tháng giêng năm Canh Thìn (1820), Nguyễn Phúc Đảm lên nối ngôi, đặt niên hiệu là Minh Mạng. Bấy giờ ông đã 30 tuổi nên rất am hiểu việc triều chính. Nhiều lần sau buổi chầu, ông cùng một vài quan đại thần ở lại để bàn việc, hoặc hỏi về các sự tích xưa, hoặc hỏi về những nhân vật cùng phong tục các nước khác.

Nguyễn Thánh Tổ được xem là một vị vua siêng năng, luôn thức khuya dậy sớm để xem xét công việc, có khi thắp đèn đọc sớ chương ở các nơi gởi về đến trống canh ba mới nghỉ. Ông thường bảo với các quan:

“ Lòng người, ai chả muốn yên hay vì chuyện sinh sự để thay đổi luôn, lúc trẻ tuổi còn khoẻ mạnh mà không biết sửa sang mọi việc, đến lúc già yếu thì còn mong làm gi được nữa. Bởi thế trẫm không dám lười biếng bất kỳ lúc nào.”

Thật vậy, trong suốt thời gian trị vì của mình, vua Minh Mạng đã thay đổi rất nhiều việc, từ nội trị, ngoại giao cho đến những cải cách xã hội cùng những việc trong dòng họ.

Quốc hiệu Đại Nam

Minh Mạng đã xin triều đình Mãn Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên triều đình Mãn Thanh không chính thức chấp thuận. Đến ngày 15 tháng 2 năm 1839, nhận thấy Mãn Thanh suy yếu, Minh Mạng đã chính thức công bố quốc hiệu Đại Nam. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.

Quan chế và tổ chức chính quyền trung ương

Trong việc dùng người Minh Mạng chú trọng cả tài, đức và đặc biệt là học vấn. Ông cho rằng người không học thì không rõ pháp luật, lỡ khi xử đoán sai thì pháp luật khó dung, như thế sẽ làm hại dân. Việc dùng người không ngoài mục đích muốn yên dân. Muốn yên dân thì quan phủ huyện không được phiền nhiễu dân, tham nhũng. Vì vậy, nhà vua đã nghiêm trị nhiều viên quan tham nhũng. Từ thời Minh Mạng được xác định rõ rệt giai chế phẩm trật từ cửu phẩm tới nhất phẩm, mỗi phẩm chia làm chánh và tòng 2 bậc. Trừ khi có chiến tranh, loạn lạc còn bình thường quan võ phải dưới quan văn cùng phẩm với mình. Quan Tổng đốc (văn) vừa trị vì tỉnh vừa chỉ huy đội quân của tỉnh nhà. Minh Mạng còn định mức lương bổng cho quan lại, định tiền gạo cho mỗi cấp cùng thời hạn lãnh lương. Ngoài ra ông còn cấp tiền dưỡng liêm để tranh sự tham nhũng của quan lại.

Minh Mạng cho bỏ các dinh, trấn mà thành lập các tỉnh. Đất nước được chia làm 31 tỉnh, đặt các quan Tổng đốc, Tuần phủ, Bố Chính sứ, Án sát, và Lãnh binh để trông coi. Trong triều, các cơ quan điều khiển cũng đổi mới, Thị Thư Viện được đổi thành Văn Thư Phòng vào năm 1820, rồi thành Nội Các vào năm 1829. Năm 1830, ông đặt ra Cơ Mật viện để trông coi những việc quốc quân trọng yếu. Ông đã cho thành lập Tôn Nhân Phủ, điều hành các Hệ, Phòng trong việc kê khai nhân thế bộ, cấp dưỡng và từ tế cũng như kiểm soát và đàn hạch trong quốc tộc.

Đối với vùng thượng du và các khu vực sinh sống của các dân tộc thiểu số, chủ yếu là 6 ngoại trấn của Bắc Thành cũ, nhà vua quyết định nhất thể hóa về mặt hành chính cùng với các vùng miền xuôi. Năm 1829, ông bãi bỏ chế độ thế tập của các Thổ ti (tù trưởng dân tộc thiểu số) mà cho quan lại lựa chọn những thổ hào ở địa phương “…thanh liêm, tài năng, cần cán làm dân tin phục” làm Thổ tri các châu, huyện. Tiếp đó, các châu huyện miền núi cũng được phân chia lại để phù hợp với diện tích và dân số của mỗi vùng. Sau đó, Minh Mạng còn đặt thêm một chức lưu quan do người Kinh nắm giữ nhằm khống chế các vùng này tốt hơn và tiến hành thu thuế như ở miền xuôi. Nhà vua còn nghĩ đến việc giúp lư chuyển tiền bạc, tránh cho người đi xa khỏi mang theo nhiều tiền, như vào năm Bính thân (1836) đặt ra “Giao Tứ Vụ” ở Cao Bằng để chuyển đổi tiền bạc, cơ quan này có nhiệm vụ như ngân hàng ngày nay.

Quân đội

Minh Mạng rất quan tâm đến mặt quân sự. Nhiều lần, ông thân hành ra thao trường để chứng kiến việc luyện tập của quân đội. Ông lấy phương Tây làm kiểu mẫu cho việc tổ chức quân đội, hướng tới việc quân cốt tinh nhuệ, không cốt đông, giảm bớt số lượng người cầm cờ từ 40 xuống 2 người trong đội ngũ đơn vị 1 vệ (500 người).

Theo Việt Nam sử lược, quân đội thời Minh Mạng gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Bộ binh gồm kinh binh và cơ binh. Kinh binh được chia làm doanh, vệ đội, đóng ở Kinh thành hoặc đóng ở các tỉnh. Mỗi doanh có 5 vệ, mỗi vệ có 10 đội, mỗi đội có 50 người, có đội trưởng và suất đội cai quản. Vũ khí của mỗi vệ gồm 2 khẩu thần công, 200 khẩu điểu thương và 21 ngọn cờ. Cơ binh là lính riêng của từng tỉnh, cũng được chia làm cơ và đội. Cơ có các quản cơ, đội có các suất đội cai quản. Tượng binh chia làm đội, mỗi đội có 40 con voi. Ở Kinh thành có 150 con, ở Bắc Hà có 110 con, ở Gia Định có 70 con, ở Quảng Nam có 35 con, ở Bình Định có 30 con, ở Nghệ An có 21 con, ở Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thanh Hóa mỗi nơi có 15 con, ở Quảng Trị, Phú Yên, Bình Thuận và Ninh Bình mỗi nơi có 7 con.

Ông còn cho lập đồn ải ở những nơi hiểm yếu trong nước, còn ngoài biển thì lập pháo đài. Ông rất chú trọng đến thuỷ quân, các vùng hải đảo đều được đánh mốc giúp cho sự lưu thông dễ dàng. Thuỷ quân có 15 vệ, chia làm 3 doanh do quan đô thống cai quản, mỗi doanh được quan chương vê cai quản.

Đinh điền và thuế khóa

Thuế đinh và thuế điền cơ bản cũng theo như vua Gia Long đã định. Theo Việt Nam sử lược, chỉ có năm Bính thân (1836), đất Nam Hà đạc điền xong, tính ra được hơn 630.075 mẫu và định lại các thứ thuế điền thổ ở đó. Còn như số dân đinh và điền thổ trong nước, thì theo số bộ tổng cộng lại được 970.516 suất đinh và 4.063.892 mẫu ruộng và đất.

Đối với những người Hoa sang lập ấp ở Đại Nam (gọi là Minh Hương), triều đình có lệnh rằng mỗi người 1 năm phải nộp 2 lạng bạc và được miễn giao dịch. Những người già yếu và khuyết tật phải chịu 1 nửa.

Đối với những người nhà Thanh sang Đại Nam buôn bán, người nào có vật lực thì 1 năm phải đóng 6 quan tiền; ai không có vật lực thì phải nộp một nửa, hạn cho 3 năm, thì chiếu lệ thu cả thuế.

Theo Việt Nam sử lược, Minh Mạng còn đặt lệ đánh thuế muối. Mỗi ruộng muối 1 năm phải nộp bằng muối từ 6 phương đến 10 phương. Mỗi phương nộp bằng tiền thì phải nộp từ 3 tiền đến 4 tiền 30 đồng. Còn các thuế mỏ, thuế sản vật,… thì cơ bản cũng theo lệ Gia Long đã định, chứ không thay đổi gì mấy.

Văn hóa

Bản thân vua Minh Mạng cũng là một học giả, đã từng làm thơ, soạn sách văn học, khuyến khích biên soạn các loại sách sử, nhất là các sách sử, địa. Nhiều người soạn sách mới, dâng sách cũ đều được nhà vua ban thưởng và khuyến khích. Các bộ sách quý như: Gia Định thành thông chí, Lịch Triều Hiến Chương loại chí,… đều ra đời dưới thời Minh Mạng. Các con của ông, điển hình như Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, Tuy Lý Vương Miên Trinh và Tương An Quận Vương Miên Bửu,…, đều là những nhà văn, nhà thơ xuất sắc, và đều nổi tiếng dưới các triều vua Thiệu Trị, Tự Đức sau này.

* Năm 1821, Minh Mạng thành lập Quốc tử giám ở kinh thành Huế.

* Năm 1826, ông chính thức thành lập Nhà hát tuồng Quốc gia trong Đại Nội, được gọi là Duyệt Thị Đường.

* Năm 1832, ông hoàn tất việc xây dựng kinh thành Huế theo kiến trúc của phương Tây kết hợp với kiến trúc thành quách của phương Đông.

Để xã hội có qui củ cùng nề nếp, nhà vua cho thống nhất việc đo lường và thống nhất y phục. Năm Bính thân (1836) phủ huyện được cấp các cân mẫu, rồi năm Kỷ hợi (1839) được cấp các loại thước mộc, thước may, thước đo ruộng. Về y phục ông từng bảo: “Ngày nay nước nhà cương thổ đã hiệp nhất thì chính trị, phong tục lẽ nào khác biệt”. Bởi thế, nên nhiều đạo dụ được ban bố để y phục ở miền Bắc và miền Nam giống nhau.

Giáo dục

Là người tinh thông Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến nền khoa cử, học vấn. Nhà vua thường nói:

“ Đạo trị nước phải gây dựng nhân tài.”

—Minh Mạng

Năm 1821, ông đặt chức Tế tửu và Tư nghiệp, năm 1822 mở lại thi Hội, thi Đình. Ông còn cho đặt đốc học ở thành Gia Định, ông giao trọng trách cho nhà giáo Nguyễn Trọng Vũ người Nghệ An, giữ chức Phó Đốc học chăm lo việc học hành ở Nam Bộ. Bấy giờ, ở Gia Định có Trịnh Hoài Đức là người có học vấn cao nên được nhà vua tin dùng, phong làm Hiệp Biện Đại học sĩ, Thượng thư Bộ Lại kiêm Thượng thư Bộ Binh.

Minh Mạng còn đặt ra lệ rằng ai được thăng quan, bổ nhiệm đều phải lên kinh gặp vua trước khi nhậm chức. Đây là cơ sơ để nhà vua kiểm tra đức độ, năng lực và khuyên bảo điều hay lẽ phải, cốt sao cho lợi ích nước nhà.

Năm 1836, ông cho thành lập “Tứ dịch quán” để dạy ngoại ngữ (tiếng Pháp, Xiêm).

muốn canh tân việc học hành thi cử nhưng lại không biết tiến hành ra sao bởi triều thần của ông chỉ toàn là những hủ nho lạc hậu, không giúp đỡ được nhà vua trong một kế hoạch nào làm cho quốc phú, dân cường. Ông đã nói rằng:

“ Lâu nay cái học khoa cử làm cho người ta sai lầm, Trẫm nghĩ văn chương vốn không có quy củ nhất định, mà nay những văn cử-nghiệp chỉ câu nệ cái hư sáo khoe khoang lẫn với nhau, biệt lập mỗi nhà một lối, nhân phẩm cao hay thấp do tự đó. Khoa tràng lấy hay bỏ cũng do tự đó. Học như thế thì trách nào nhân tài chẳng mỗi ngày một kém đi. Song tập tục đã quen rồi, khó đổi ngay được, về sau dần dần đổi lại.”

—Minh Mạng

Nông nghiệp

Dưới thời Minh Mạng, việc khẩn hoang rất được khuyến khích. Nhà vua cho quan lại mộ dân lập những ấp mới ở trong Nam cũng như ngoài Bắc, khiến cho việc phân phối ruộng đất được hợp lý. Ngoài ra, ông còn hoàn chỉnh hệ thống đê điều ở Bắc Bộ, đặt quan khuyến nông, khai hoang ven biển Bắc Bộ, lập các huyện Kim Sơn và Tiền Hải. Ở Nam Bộ, công cuộc khai hoang và thuỷ lợi cũng được đẩy mạnh. Minh Mạng còn thử nghiệm giải pháp bỏ đê phía nam Hà Nội, đào sông thoát lũ Cửu An (Hưng Yên)

Năm 1832, vua Minh Mạng khai mở ngành tơ tằm Đại Nam.

Ông còn ban dụ cho lập nhà dưỡng tế ở các tỉnh để giúp đỡ những người tàn tật, nghèo khổ, già cả và hoặc không nơi nương tựa. Triều đình cũng bắt quan lại ở các tỉnh phải xuất lúa giống ở kho cho dân nghèo vay để làm mùa sau, nhằm làm cho nông nghiệp không bị đình trệ và việc mất mùa không ảnh hưởng trong các năm sau.

Kỹ thuật công nghệ

Thời Minh Mạng, nhiều máy móc mang tính mới mẻ đã được chế tạo bao gồm: máy cưa chạy bằng sức trâu và sức nước, máy xẻ gỗ chạy bằng sức trâu. Cụ thể là năm 1834, với sự đồng ý của Minh Mạng, Nguyễn Văn Túy chế tạo ra chiếc máy nghiền thuốc súng bằng nước mang tên Thuỷ hoả kí tế.

Trong các năm 1837 và 1838, theo kiểu mẫu phương Tây, thợ thủ công Nhà nước đã chế tạo được máy cưa văn gỗ, xẻ gỗ bằng sức nước, máy hút nước tưới ruộng,… và còn có cả xe cứu hỏa.

Đặc biệt là vào năm 1839, dựa trên các kiểu mẫu phương Tây, các đốc công Hoàng Văn Lịch, Vũ Huy Trịnh cùng các thợ của ông đã đóng thành công chiếc tàu máy hơi nước đầu tiên, được vua Minh Mạng hết sức khen ngợi. Năm sau (1840), Minh Mạng lại chỉ đạo cho họ đóng một chiếc kiểu mới tân tiến và sửa chữa một chiếc bị hỏng. Điều đáng tiếc là mọi việc dường như bị đình lại sau đó.

Xét xử công thần quá cố

và Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 – 1832) vốn có nhiều hiềm khích và tư thù. Dù không ưa Lê Văn Duyệt nhưng ông không dám làm gì, do công lao và uy quyền quá lớn của Lê Văn Duyệt với triều đình.

Năm 1833, Lê Văn Duyệt qua đời, con nuôi là Lê Văn Khôi (? – 1834) nổi loạn chiếm thành Phiên An (tức thành Gia Định), Minh Mạng trong khi đánh dẹp cuộc nổi dậy này vẫn thường ban trách Lê Văn Duyệt.

Năm 1835, sau khi dẹp xong cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi, Minh Mạng bèn làm án Tả quân, giao cho nhóm nội các là Hà Quyền, Nguyễn Tri Phương và Hoàng Quýnh nghị tội Tả quân có sáu điều, có bảy tội phải chém, hai tội phải thắt cổ, một tội phải sung quân. Bản án quyết định truy đoạt quan chức, phá bỏ quan quách giết thây. Mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định bị cuốc bằng và bị xiềng xích, phía trên khắc đá dựng bia ở trên viết to mấy chữ: Đây chỗ tên lại cái lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu phép nước; các ngôi mộ cha mẹ của Lê Văn Duyệt bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia.

Sang năm sau (1836), Minh Mạng lại sai đình thần làm án Lê Chất (1769 – 1826), một công thần từ thời Gia Long, đã qua đời năm 1826. Bài dụ về tội trạng của Lê Chất như sau:

“ ...Lê Chất cùng với Lê Văn Duyệt, dựa nhau làm gian, tội ác đầy chứa, nhổ từng cái tóc mà tính cũng không hết...

Vậy cho Tổng đốc Bình Phú Võ Xuân Cẩn san phẳng mộ của hắn, khắc bia dựng lên trên đề to mấy chữ “Chỗ này là nơi Lê Chất phục pháp” để làm gương cho kẻ gian tặc muôn đời. Còn vợ hắn là Lê Thị Sai… cùng con là Lê Cẩn, Lê Trương, Lê Thường, Lê Kỵ, đều… trảm giam hậu. Lại tịch biên gia sản, được hơn 12.000 quan tiền, giao tỉnh chứa cả vào kho.”

Nhà sử học Trần Trọng Kim bình luận về việc làm án các công thần đã chết này trong sách Việt Nam sử lược như sau:

“ Quan quân bình xong giặc Lê Văn Khôi rồi vua Thánh Tổ sai phá thành Phiên An đi, xây lại chỗ khác và ngài xuống chiếu định truy tội Lê Văn Duyệt và tội Lê Chất. Cứ bình tĩnh mà xét, thì chẳng qua là vua Thánh Tổ vốn có ý không ưa hai ông ấy, rồi đình thần lại nhân đó mà bới việc ra để chiều ý ngài, cho nên thành ra hai cái án thật là không đáng.”

—Trần Trọng Kim

Dẹp loạn

Thời nhà Nguyễn nói chung và thời Minh Mạng nói riêng cho thấy các cuộc nổi dậy của nông dân và các tầng lớp khác bùng nổ dữ dội. Theo sử gia Phạm Văn Sơn, các cuộc nổi dậy ở Bắc Hà suốt Trung, Nam, Bắc dưới triều Minh Mạng (kể từ 1822) có nhiều nguyên nhân:

A) Về phía ngoại bang, nước Tiêm La vấn giữ thái độ về vấn đề Chân Lạp nên ngoài mặt tuy êm dịu nhưng bên trong Tiêm La vẫn tìm cơ hội để quấy rối Việt Nam.

B) Ngoài Bắc, một phần nhân tâm còn luyến tiếc Lê triều, vẫn chờ dịp nổi lên chống triều Nguyễn và khôi phục lại dòng họ Lê.

C) Bọn quan lại hay nhũng nhiễu dân chúng, dèm pha nhau, tâng công, nịnh hót mà vua lại thường không minh, nhất là đối với kẻ công thần, nhiều người trung lương đâm ra chán nản, trái lại phe gian nịnh nẩy nở mỗi ngày một nhiều, nước tất nhiên phải sinh loạn do đó ngoại quốc mới dám dòm ngó vào.

Tại Bắc Hà

Từ năm 1822, Minh Mạng thứ 2, tại Bắc Hà có tới 254 cuộc nổi dậy của nhân dân diễn ra. Tiêu biểu là các cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành ở Nam Định, Lê Duy Lương ở Ninh Bình và Nông Văn Vân ở Tuyên Quang. Quân triều đình phải vất vả lắm mới dẹp được các cuộc nổi loạn này.

Phan Bá Vành

Theo Việt Nam sử lược, năm 1826 ở Nam Định có Phan Bá Vành cùng với Võ Đức Cát và Nguyễn Hạnh khởi binh đánh phủ Trà Lý và Lân Hải, giết quan thủ ngự Đặng Đình Miễn và Nguyễn Trung Diễn. Quan trấn thủ Nam Định là Lê Mậu Cúc đem quân xuống đánh, nhưng cũng bại trận tử vong. Quan quân ở các trấn phải về tiễu trừ, bắt được Võ Đức Cát. Còn Phan Bá Vành và quân của mình thì chạy tan cả. Nhưng đến tháng chạp năm ấy, Phan Bá Vành và Nguyễn Hạnh liên kết với giặc Khách đi cướp ở ngoài biển, rồi lại đem quân về đánh phá ở huyện Tiên Minh và huyện Nghi Dương ở Hải Dương.

Thấy vậy, Minh Mạng bèn sai quan Tham biện Thanh Hóa là Nguyễn Công Trứ, quan Tham biện Nghệ An là Nguyễn Đức Nhuận đem binh thuyền ở Thanh Hóa, Nghệ An ra cùng với Hiệp trấn Bắc thành là Nguyễn Hữu Thận đi dẹp loạn.

Tháng giêng năm Đinh Hợi (1827), Phan Bá Vành quay về đánh chiếm phủ Thiên Trường và phủ Kiến Xương, sau lại về vây quan quân ở chợ Quán. Phạm Văn Lý và Nguyễn Công Trứ cho quân tới giải vây, Phan Bá Vành bại trận chạy về căn cứ ở Trà Lũ. Quân triều đình vây đánh, bắt được Phan Bá Vành và 765 thủ hạ.

Lê Duy Lương

Tháng 3 năm Quý Tỵ (1833), ở Ninh Bình có Lê Duy Lương, một hậu duệ của triều đại nhà Lê nổi lên, xưng làm Đại Lê Hoàng Tôn, cùng với các thổ ti Quách Tất Công, Quách Tất Tế, Đinh Thế Đức, Đinh Công Trịnh đem quân đi đánh phá các phủ huyện và chiếm giữ 3 châu huyện Lạc Thổ, Phụng Hóa và Yên Hóa. Sau đó, Lê Duy Lương cho quân đánh thành Hưng Hóa.

Hay tin, vua Minh Mạng cử quan Tổng đốc Nghệ Tĩnh là Tạ Quang Cự cùng với Tổng đốc Thanh Hóa là Nguyễn Văn Trọng đem quân ra Ninh Bình để đàn áp quân nổi loạn.

Lê Duy Lương ở Ninh Bình lâm vào thế cô, không chống nổi mấy đạo quân triều đình, chỉ đương được vài ba tháng thì bị bắt, đóng cũi giải về kinh trị tội. Còn nhóm Quách Tất Công, Quách Tất Tế thì cũng tan rã.

Sau đó, Minh Mạng truyền đem dòng dõi nhà Lê đi đày vào Quảng Nam, Quảng Bình, cứ chia cho 15 người ở 1 huyện và phát cho 10 quan tiền và 2 mẫu ruộng để làm ăn.

Nông Văn Vân

Khi quân triều đình đang dẹp loạn Lê Duy Lương ở miền Bắc, thì ở miền Nam Lê Văn Khôi nổi lên và chiếm giữ thành Gia Định. Theo Việt Nam sử lược, Lê Văn Khôi vốn là người Bắc, có họ hàng bà con ở mạn Tuyên Quang, Cao Bằng, bởi vậy Minh Mạng sai tìm bắt họ hàng của Khôi đem về Kinh xử tội. Bấy giờ, ở Tuyên Quang có anh vợ Lê Văn Khôi Khôi là Tri châu Bảo Lạc Nông Văn Vân, bị quan quân bắt bớ, bèn nổi lên xưng “Tiết Chế Thượng Tướng Quân”. Nông Văn Vân bắt viên tỉnh phái thích chữ vào mặt rằng “Quan tỉnh hay ăn tiền của dân”, rồi đuổi về.

Cuộc nổi loạn diễn ra từ ngày 2 tháng 7 năm 1833. Nông Văn Vân lập căn cứ ở Bảo Lạc, được nhiều tù trưởng và người dân tộc trong vùng hưởng ứng. Quân nổi loạn nhanh chóng mở rộng hoạt động ra các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên và chiếm các tỉnh thành. Hay tin, Minh Mạng cử Tổng đốc Nghệ Tĩnh là Tạ Quang Cự làm Tổng đốc đại thần, cùng với Lê Văn Đức, Nguyễn Đình Phổ và Nguyễn Công Trứ thống lĩnh hàng chục vạn quân, hàng trăm voi chiến, ngựa chiến đàn áp. Cuối năm 1834, hoạt động của quân nổi loạn bị thu hẹp dần.

Ngày 11 tháng 3 năm 1835, Phạm Văn Điển cho quân phóng hoả đốt rừng Thẩm Bát, nơi Nông Văn Vân và quân nổi loạn ẩn náu. Theo Việt Nam sử lược, Nông Văn Vân chết cháy và đầu bị quân triều đình chém lấy rồi đem về kinh báo tin thắng trận.

Tại Nam Hà

Cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi (1833 - 1835) là một cuộc nổi dậy xảy ra vào thời vua Minh Mạng ở các tỉnh miền Nam Đại Nam. Năm 1833, Lê Văn Khôi (vốn là con nuôi của Tả quân Lê Văn Duyệt) chiếm thành Phiên An và toàn bộ 6 tỉnh miền Nam, giết tổng đốc Nguyễn Văn Quế và bố chính Bạch Xuân Nguyên rồi xưng làm “Bình Nam Đại Nguyên Soái”. Trong dịp này Lê Văn Khôi lấy danh nghĩa tôn phù một người con của Hoàng tử Cảnh (mất 1801) là An Hòa. Bấy giờ, An Hòa đang ở Huế.

Hay tin, vua Minh Mạng cho giết ngay chị dâu và các cháu để Lê Văn Khôi hết đường lợi dụng.

Triều đình cử các tướng Tống Phúc Lương, Nguyễn Xuân, Phan Văn Thúy, Trương Minh Giảng và Trần Văn Năng đem thuỷ bộ binh tượng vào đánh quân nổi dậy. Tháng 8 năm 1833, quân triều đình bắt đầu phản công và lấy lại các tỉnh Nam Bộ.[28] Một viên tướng của Lê Văn Khôi là Thái Công Triều đầu hàng triều đình. Quân nổi dậy thất thế, phải cầu cứu Xiêm La.

Năm 1834, quân triều đình đánh tan quân Xiêm, chiếm lại toàn bộ các tỉnh miền Nam và vây quân nổi dậy tại thành Bát Quái. Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh rồi mất tại thành Phiên An. Con trai Lê Văn Khôi là Lê Văn Cù mới 8 tuổi được cử lên thay. Tháng 9 năm 1835, quân triều đình hạ thành Phiên An. Trong 6 người “chủ mưu” bị bắt giải về Kinh, có giáo sĩ người Pháp tên Joseph Marchand (Cố Du), một người khách tên Mạch Tấn Giai và Lê Văn Cù, con Lê Văn Khôi.

Theo ông J. Silvestre, đến Huế thì giáo sĩ Joseph Marchand và năm người kia phải tội lăng trì. Điều này khiến cho Minh Mạng ngày cấm đạo Cơ Đốc một cách dữ dội hơn.

Với Trung Quốc

Giống như vua cha, Minh Mạng chủ trương tiếp tục triều cồng và giữ quan hệ ngoại giao hữu hảo với nhà Thanh. Khi lên ngôi, ông đã nhận sự phong vương của vua nhà Thanh. Tuy nhiên, các vua Việt Nam thời nhà Nguyễn duy trì đường lối đối nội tự chủ. Theo nhận xét của giáo sư Yu Insun, các vua nhà Nguyễn chỉ xưng thần với nhà Thanh một cách hình thức, còn thực chất họ cho rằng họ bình đẳng với nhà Thanh. Các phái đoàn đi cống của Việt Nam ngoài việc đưa đồ tiến cống còn thực hiện việc trao đổi mua bán sản phẩm không có trong nước, vì Trung Quốc không cho phép thương nhân Việt Nam sang Trung Quốc, còn Việt Nam duy trì lệnh cấm dân chúng xuất cảnh để ngăn chặn việc xuất lậu vật phẩm sang Trung Quốc như gạo, muối, vàng bạc, đồng, sừng trâu, ngà voi, v.v...

Việc duy trì quan hệ triều cống chỉ có ý nghĩa tượng trưng, vì đến cuối đời Minh Mạng, cứ bốn năm một lần nhà Nguyễn mới phải cử sứ sang cống, đồng thời nhà Thanh cắt giảm yêu cầu vật phẩm triều cống cho triều Tây Sơn và nhà Nguyễn chỉ còn phân nửa so với nhà Lê, nên giá trị vật chất không đáng kể. Tuy nhiên các đoàn đi sứ đều được lệnh ghi chép cẩn thận tình hình bên Trung Quốc để báo cáo lại cho nhà vua. Các sứ thần không hoàn thành nhiệm vụ này đều bị trách phạt. Đây có lẽ là một phần lý do khiến vua Minh Mạng có thể nhận định đúng việc nhà Thanh ngày càng suy yếu, và dự đoán chính xác nhà Thanh sẽ thất bại trong cuộc xung đột với nước Anh một khi cuộc chiến tranh Nha phiến nổ ra.

Với Xiêm La

Thời Minh Mạng, giữa Xiêm La (Thái Lan, do nhà Chakri trị vì) với Đại Nam thường xảy ra chiến tranh. Năm 1827, quân Xiêm xâm lược Vạn Tượng, vua xứ này là A Nộ (Anouvong) chống không nổi, phải cầu cứu triều đình Đại Nam. Minh Mạng sai thống chế Phan Văn Thúy mang viện quân sang giúp nhưng bị quân Xiêm đánh bại. Năm 1828, Phan Văn Thúy và Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Khoa Hào tiếp tục đem 3.000 quân và 24 voi chiến đưa A Nộ về Trấn Ninh, rồi tiến vào Vạn Tượng (Vientiane) nhưng đạo quân Nhà Nguyễn – A Nộ lại bị quân Xiêm đập tan. Chán nản, vua Minh Mạng hạ lệnh bãi bỏ và chỉ phòng vệ ở vùng biên giới. A Nộ sau đó chạy về Trấn Ninh và bị bắt nộp cho quân Xiêm.

Quân Xiêm được đà đánh dấn vào các miền phụ cận Quảng Trị. Thống chế Phạm Văn Điển cùng Tham tán Quân vụ Lê Đăng Doanh cùng với các đạo quân Nguyễn ở Lào phải đi ngăn quân Xiêm, đằng khác gửi thư trách cứ họ. Xiêm La trả lời khiêm nhượng rồi rút quân. Tuy vậy, họ vẫn ngấm ngầm giúp Chân Lạp nổi lên chống triều đình Nguyễn hoặc lấn lướt Vạn Tượng và các xứ quy phục triều đình.

Năm 1833, theo lời kêu gọi của Lê Văn Khôi, Xiêm La mang quân vào nội địa Nam Hà và Chân Lạp, nhưng bị quân nhà Nguyễn đánh bại năm 1834.

Với Ai Lao

Thời Minh Mạng, lãnh thổ Đại Nam rộng lớn hơn cả. Nhiều vùng ở Ai Lao đã xin thuộc quyền bảo hộ của Đại Nam. Các vùng nay là Sầm Nứa, Trấn Ninh, Cam Môn và Savannakhet giáp với các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị đều được sáp nhập và trở thành các châu, phủ của Đại Nam.

Với Chân Lạp

Sau khi phá được quân Xiêm, Trương Minh Giảng cùng Tham tán Lê Đại Cương lập đồn Đại Nam gần Nam Vang (tức Phnôm Pênh) để bảo hộ Chân Lạp (Campuchia).

Cuối năm Giáp Ngọ (1834), vua Nặc Ông Chân của Chân Lạp qua đời mà không có con trai nối dõi, nên quyền bính chuyển sang cho Trà Long và Lê Kiên - hai người Chân Lạp làm quan cho Việt Nam. Đến năm Ất Mùi (1835), Trương Minh Giảng lập con gái Nặc Ông Chân là công chúa Angmey tức Ngọc Vân công chúa lên làm quận chúa. Trương Minh Giảng đổi Chân Lạp thành Trấn Tây thành, rồi chia làm 32 phủ và 2 huyện, và đặt các chức quan cai quản mọi việc quân sự và dân sự.

Do quan lại người Việt ở Chân Lạp làm nhiều điều ức hiếp, nhũng nhiễu dân Chân Lạp; do nhà Nguyễn bắt Ngọc Vân công chúa đem về Gia Định, đày Trà Long và Lê Kiên ra miền Bắc Đại Nam, dân Chân Lạp oán hận và nổi dậy chống quân Đại Nam ở khắp nơi. Em trai của Nặc Ông Chân là Nặc Ông Độn đã làm loạn với sự giúp đỡ của Xiêm La. Quan quân nhà Nguyễn đánh dẹp không nổi, nên sau khi vua Minh Mạng qua đời, quan quân Đại Nam phải bỏ Trấn Tây thành mà rút về An Giang.

Với phương Tây

không có thiện cảm với người châu Âu cũng như thái độ của người Á Đông trước đó, xem người Âu là bọn man di, là quân xâm lược.

Với những người Pháp đã từng giúp Gia Long trước kia, Minh Mạng tỏ thái độ lạnh nhạt nên khi ông Chaigneau trở lại Đại Nam không được trọng dụng nữa. Nhà vua cho Chaigneau hay rằng không cần phải ký thương ước giữa hai chính phủ, người Đại Nam vẫn đối xử tử tế với người Pháp là đủ, ông chỉ thoả thuận mua bán với người Pháp, nhưng không chấp nhận thành lập quan hệ ngoại giao chính thức với nước Pháp, quốc thư của Pháp xin cho Chaigneau làm Lãnh sự Pháp ở Việt Nam cũng không được Minh Mạng đếm xỉa đến.

Thời bấy giờ, Đại Nam là nước Á Đông đầu tiên mà Hoa Kỳ muốn thiết lập quan hệ ngoâi giao. Các năm 1832 và 1836, Tổng thống Hoa Kỳ Andrew Jackson đã gửi đại sứ Edmund Robert sang đàm phán với Minh Mạng về quan hệ mậu dịch song phương cả 2 nước nhưng đều không thành công. Chính sách thụ động này đã kìm hãm sự phát triển của Đại Nam.

Việc cấm đạo

Cảnh hành hình giáo sĩ Pierre Borie năm 1838

Minh Mạng cũng không thích đạo Cơ Đốc của châu Âu. Từ khi lên ngôi, ông đã có ý không cho người ngoại quốc vào giảng đạo ở trong nước. Đến năm Ất Dậu (1825), khi chiếc tàu Thetís vào cửa Đà Nẵng, có giáo sĩ tên Rogerot ở lại đi giảng đạo khắp nơi, Minh Mạng khi ấy mới ra dụ cấm đạo, và truyền cho quan quân phải khám xét các tàu thuyền của ngoại quốc ra vào cửa bể. Trong dụ nói rằng:

“ Đạo phương Tây là tà đạo, làm mê hoặc lòng người và huỷ hoại phong tục, cho nên phải nghiêm cấm để khiến người ta phải theo chính đạo.”

—Minh Mạng

Ông còn sai tìm nhiều giáo sĩ ở trong nước đem về kinh đô Huế để dịch sách Tây ra tiếng Việt, nhằm mục đích ngăn các giáo sĩ giảng đạo ở chốn hương thôn.

Theo Việt Nam sử lược, lúc bấy giờ không phải một mình nhà vua ghét đạo Cơ Đốc mà thôi, phần nhiều các quan cũng đều một ý cả, cho nên sự cấm đạo ngày càng khắc nghiệt thêm. Nhưng mà dẫu cấm thế nào đi nữa, trong nước vẫn có người đi giảng đạo, Minh Mạng lại ra dụ lần nữa truyền cho tín đồ Cơ Đốc giáo phải bỏ đạo, và ai bắt được giáo sĩ đem nộp thì sẽ được thưởng. Năm ấy ở kinh đô có môt giáo sĩ phải tội giảo, và ở các địa phương cũng rối loạn vì sự bắt và giết giáo sĩ.

Từ năm 1822, trong Nam ngoài Bắc có rất nhiều cuộc nổi dậy, nhà vua cho là dân đạo theo giúp các đạo quân nổi dậy, sự cấm đạo lại càng khắc nghiệt hơn. Từ năm Giáp Ngọ (1834) đến năm Mậu Tuất (1838), có nhiều giáo sĩ và giáo dân bị giết, nhất là từ khi bắt được ông Joseph Marchand (Cố Du), một giáo sĩ tham gia vào cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi. Các giáo sĩ phương Tây đã so sánh Minh Mạng với Nero - một hoàng đế La Mã đã bách hại hàng loạt các tín đồ Cơ Đốc giáo. Tuy nhiên, các giáo sĩ phương Tây vẫn liều chết để truyền đạo cho được, có người còn phải đào hầm ở dưới đất hàng mấy tháng để truyền đạo.

Theo Việt Nam sử lược, từ năm 1838, vua Minh Mạng cảm thấy không thể nào cấm được các giáo sĩ truyền đạo Cơ Đốc trong nước, ông bèn sai sứ sang Pháp để điều đình với triều đình Pháp về việc này. Song khi sứ thần Đại Nam tới nơi, hội Ngoại Quốc Truyền Đạo xin vua Louis Philippe I đừng tiếp. Sứ Đại Nam phải trở về, khi về đến Huế thì Minh Mạng đã qua đời.

Năm 1841, Minh Mạng lâm bệnh nặng. Lúc lâm chung, ông gọi quan đại thần Trương Đăng Quế đến bên giường dụ rằng:

“ Hoàng tử Trường Khánh công lấy về ngôi thứ là hàng trưởng, lấy về đức, về tuổi nên nối ngôi lớn. Ngươi nên hết lòng giúp sức rập, hễ việc gì chưa hợp lẽ, ngươi nên lấy lời nói của ta mà can gián. Ngươi trông mặt ta, nên ghi nhớ lấy.”

—Minh Mạng

Sau đó, ông cầm tay con trưởng là Trường Khánh Công Nguyễn Phúc Miên Tông trối trăng:

“ Trương Đăng Quế thờ ta đến 21 năm, trọn đạo làm tôi, một lòng công trung, bày mưu dưới trướng, ra sức giúp việc ngoài biên, thực là một người công thần kỳ cựu của triều đình. Ngươi nên đãi ngộ một cách ưu hậu, hễ nói thì phải nghe, bày mưu kế gì thì phải theo, ngày sau có thể được thờ vào nhà thế thất.”

—Minh Mạng

Nói rồi, vua Minh Mạng qua đời ngày 28 tháng 12 năm Canh Tý, tức ngày 20 tháng 1 năm 1841 tại điện Quang Minh, hưởng thọ 50 tuổi, ở ngôi 21 năm, miếu hiệu là Thánh Tổ, thụy hiệu Nhân Hoàng đế. Lăng của ông là Hiếu Lăng, tại làng An Bằng, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Ông được thờ ở Tả Nhất Án Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.

Năm 1823, Minh Mạng đã làm bài Đế hệ thi và 10 bài Phiên hệ thi để quy định các chữ lót đặt tên cho con cháu các thế hệ sau. Bài Đế Hệ Thi gồm 20 chữ, dùng làm chữ lót tên cho mỗi thế hệ từ vua Minh Mạng trở về sau.

MIÊN HỒNG ƯNG BỬU VĨNH

BẢO QUÝ ĐỊNH LONG TRƯỜNG

HIỀN NĂNG KHAM KẾ THUẬT

THẾ THỤY QUỐC GIA XƯƠNG

* MIÊN: Trường cửu phước duyên trên hết

* HỒNG: Oai hùng đúc kết thế gia

* ƯNG: Nên danh xây dựng sơn hà

* BỬU: Bối báu lợi tha quần chúng

* VĨNH: Bền chí hùng anh ca tụng

* BẢO: Ôm lòng khí dũng bình sanh

* QUÝ: Cao sanh vinh hạnh công thành

* ĐỊNH: Tiên quyết thi hành oanh liệt

* LONG: Vương tướng rồng tiên nối nghiệp

* TRƯỜNG: Vĩnh cửu nối tiếp giống nòi

* HIỀN: Tài đức phúc ấm sáng soi

* NĂNG: Gương nơi khuôn phép bờ cõi

* KHAM: Đảm đương mọi cơ cấu giỏi

* KẾ: Hoạch sách mây khói cân phân

* THUẬT: Biên chép lời đúng ý dân

* THẾ: Mãi thọ cận thân gia tộc

* THỤY: Ngọc quý tha hồ phước lộc

* QUỐC: Dân phục nằm gốc giang san

* GIA: Muôn nhà Nguyễn vẫn huy hoàng

* XƯƠNG: Phồn thịnh bình an thiên hạ

Bài Đế hệ thi được khắc trong một cuốn sách bằng vàng (kim sách), cất trong hòm vàng (kim quỹ) để lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, các bài Phiên hệ thi cũng được khắc trong các cuốn sách bằng bạc. Có tư liệu cho rằng tới thời vua Tự Ðức, chúng đã bị nấu ra để trả nợ chiến phí bốn triệu đồng cho Pháp và Tây Ban Nha theo hiệp ước Nhâm Tuất (1962). Không ai biết sự thật ra sao vì đến ngày Bảo Ðại, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn thoái vị, các sách kim loại này đã biến mất!

Tuy nhiên, chưa dừng lại đó, đi kèm với mỗi chữ trong bài Đế hệ thi là một bộ

Miên (miên) Hồng (nhân) Ưng (thị) Bửu (sơn) Vĩnh (ngọc)

Bảo (phụ) Quý (nhân) Định (ngôn) Long (thủ) Trường (hòa)

Hiền (bối) Năng (lực) Kham (thủ) Kế (ngôn) Thuật (tâm)

Thế (ngọc) Thoại (thạch) Quốc (đại) Gia (hòa) Xương (tiểu)

Tên đặt cho các hoàng tử lúc chưa làm vua bắt buộc phải dùng một chữ có bộ đó, ví dụ:

* Vua Thiệu Trị, có chữ lót là Miên, và tên là Tông (thuộc bộ miên), và tất cả các anh em của vua Thiệu Trị cũng đều phải có tên có chữ bộ Miên cả (tuy nhiên con của các vị hoàng tử này phải đặt tên không được có bộ nhân, trừ con vua Thiệu Trị)

* Vua Tự Đức có chữ lót là Hồng, và tên là Nhậm (thuộc bộ nhân)

* Vua Tự Đức không có con, nên lấy cháu lên làm vua, người cháu này tên là Nguyễn Phúc Ưng Ái, chữ lót thì đúng, nhưng tên không có bộ thị, không phải dòng họ chính của vua, nên để được làm thái tử, ông được đổi tên thành Ưng Chân, chữ Chân này có bộ thị.

Minh Mạng mong muốn dòng họ Nguyễn Phúc sẽ truyền nối 20 đời, nhưng cuối cùng chỉ dừng lại ở chữ Vĩnh - đời thứ 5. Từ Phúc Đảm tới Hồng Nhậm, sau đó các vua nối tiếp lại thuộc chi khác, thế hệ trước, nên 13 vua nhà Nguyễn vẫn chỉ thuộc 5 đời. Hai vua thuộc thế hệ thứ 5 là vua thứ 11 Vĩnh San (Duy Tân) và vua thứ 13 Vĩnh Thụy (Bảo Đại).

ban cho dòng họ của các con vua Gia Long 10 bài phiên hệ thi

1. Anh Duệ hệ Mỹ Duệ Tăng Cường Tráng Liên Huy Phát Bội Hương Linh Nghi Hàm Tốn Thuận Vỹ Vọng Biểu Khôn Quang

2. Kiến An hệ: (hoàng tử thứ 5) Lương Kiến Ninh Hòa Thuật Du Hành Suất Nghĩa Phương Dưỡng Di Tương Thực Hảo Cao Túc Thể Vi Tường

3. Định Viễn hệ: (hoàng tử thứ 6) Tịnh Hoài Chiêm Viễn Ái Cảnh Ngưỡng Mậu Thanh Kha Nghiễm Khác Do Trung Đạt Liên Trung Tập Cát Đa

4. Diên Khánh hệ: (hoàng tử thứ 7) Diên Hội Phong Hanh Hiệp Trùng Phùng Tuấn Lãng Nghi Hậu Lưu Thành Tú Diệu Diễn Khánh Thích Phương Huy

5. Điện Bàn hệ: (hoàng tử thứ 8) Tín Diện Tư Duy Chánh Thành Tôn Lợi Thỏa Trinh Túc Cung Thừa Hữu Nghị Vinh Hiển Tập Khanh Danh

6. Thiệu Hóa hệ: (hoàng tử thứ 9) Thiện Thiệu Kỳ Tuần Lý Văn Tri Tại Mẫn Du Ngưng Lân Tài Chí Lạc Địch Đạo Doãn Phu Hưu

7. Quảng Oai hệ: (hoàng tử thứ 10) Phụng Phù Trưng Khải Quảng Kim Ngọc Trác Tiêu Kỳ Điển Học Kỳ Gia Chí Đôn Di Khắc Tự Trì

8. Thường Tín hệ: (hoàng tử thứ 11) Thường Cát Tuân Gia Huấn Lâm Trang Túy Thạnh Cung Thận Tu Dy Tấn Đức Thọ Ích Mậu Tân Công

9. An Khánh hệ: (hoàng tử thứ 12) Khâm Tùng Xưng Ý Phạm Nhã Chánh Thủy Hoằng Quy Khải Dễ Đang Cần Dự Quyên Ninh Cộng Tráp Hy

10. Từ Sơn hệ: (hoàng tử thứ 13) Từ Thể Dương Quỳnh Cẩm Phu Văn Ái Diệu Dương Bách Chi Quân Phụ Dực Vạn Diệp Hiệu Khuông Tương

Chữ lót của mỗi đời dùng một chữ trong bài thơ, nhưng tên ở mỗi đời thì phải dùng một bộ trong ngũ hành theo thứ tự: thổ, kim, thủy, mộc, hỏa và trở lại, vì thế tên của tất cả đời thứ nhất dùng bộ thổ.

Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng)

Vợ

Trong đời sống riêng tư, người ta cũng phải ngạc nhiên về sức cường tráng của ông. Không có tài liệu cho biết chân dung và thể lực của ông như thế nào, chỉ biết ông có nhiều vợ và rất đông các phi tần. Có một bài thuốc bổ dương mang tên Minh Mạng thang được quan Thái y căn cứ vào thể chất và sinh hoạt của ông để lập ra thang thuốc rượu.

Ông không đặt hoàng hậu, mà chỉ cao nhất là hoàng phi. Tả Thiên Nhân hoàng hậu (tước vị được phong sau khi mất) húy Hồ Thị Hoa, còn có tên là Thật, sinh 1791. Bà qua đời năm 1807, 13 ngày sau khi sinh hạ Hoàng tử trưởng Nguyễn Phúc Miên Tông (tức vua Thiệu Trị sau này). Lăng của bà hiệu là Hiếu Đông Lăng, phía tả lăng Thiệu Trị, tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

Sách Minh Mạng chính yếu chép: Năm Minh Mạng thứ sáu, mùa Xuân, tháng giêng, trong Kinh Kỳ ít mưa, nhà vua lấy làm lo, chỉ dụ cho quan Thượng Bảo Khanh là ông Hoàng Quỳnh rằng:

“ Hai ba năm trở lại đây, hạn hán liên tiếp. Trẫm nghĩ tự đâu đến thế nhưng chưa tìm ra nguyên nhân, hoặc là trong thâm cung cung nữ nhiều âm khi uất tắc mà nên như vậy ư? Nay bớt đi, cho ra 100 người, ngõ hầu có thể giải trừ thiên tai vậy.”

Con cái

Số lượng

Minh Mạng đã có tới 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa.

Hoàng tử

* 01. Nguyễn Phúc Miên Tông

* 02. Nguyễn Phúc Miên Chính

* 03. Nguyễn Phúc Miên Định

* 04. Nguyễn Phúc Miên Nghi

* 05. Nguyễn Phúc Miên Hoành

* 06. Nguyễn Phúc Miên Áo

* 07. Nguyễn Phúc Miên Thần

* 08. Nguyễn Phúc Miên Phú

* 09. Nguyễn Phúc Miên Thủ

* 10.Nguyễn Phúc Miên Thẩm

* 11. Nguyễn Phúc Miên Trinh

* 12.Nguyễn Phúc Miên Bửu

* 13. Nguyễn Phúc Miên Trữ

* 14. Nguyễn Phúc Miên Hưu

* 15. Nguyễn Phúc Miên Hựu

* 16. Nguyễn Phúc Miên Vũ

* 17. Nguyễn Phúc Miên Tống

* 18. Nguyễn Phúc Miên Thành

* 19. Nguyễn Phúc Miên Tề

* 20. Tảo thương

* 21. Nguyễn Phúc Miên Nghi

* 22. Nguyễn Phúc Miên Long

* 23. Nguyễn Phúc Miên Tích

* 24. Tảo thương

* 25. Tảo thương

* 26. Nguyễn Phúc Miên Cung

* 27. Nguyễn Phúc Miên Phong

* 28. Nguyễn Phúc Miên Trạch

* 29. Nguyễn Phúc Miên Liêu

* 30. Nguyễn Phúc Miên Mật

* 31. Nguyễn Phúc Miên Lương

* 32. Nguyễn Phúc Miên Gia

* 33. Nguyễn Phúc Miên Khoan

* 34. Nguyễn Phúc Miên Hoan

* 35. Nguyễn Phúc Miên Túc

* 36. Nguyễn Phúc Miên Quang

* 37. Nguyễn Phúc Miên Tuấn

* 38. Tảo thương

* 39. Tảo thương

* 40. Nguyễn Phúc Miên Quân

* 41. Nguyễn Phúc Miên Kháp

* 42. Nguyễn Phúc Miên Thăng

* 43. Nguyễn Phúc Miên Tịnh

* 44. Nguyễn Phúc Miên Thể

* 45. Nguyễn Phúc Miên Dần

* 46. Tảo thương

* 47. Nguyễn Phúc Miên Cư

* 48. Nguyễn Phúc Miên Ngôn

* 49. Nguyễn Phúc Miên Sạ

* 50. Tảo thương

* 51. Nguyễn Phúc Miên Thanh

* 52. Nguyễn Phúc Miên Tỉnh

* 53. Nguyễn Phúc Miên Sủng

* 54. Nguyễn Phúc Miên Ngô

* 55. Nguyễn Phúc Miên Kiều

* 56. Nguyễn Phúc Miên Miêu

* 57. Nguyễn Phúc Miên Lân

* 58. Nguyễn Phúc Miên Tiệp

* 59. Nguyễn Phúc Miên Quãng

* 60. Nguyễn Phúc Miên Uyển

* 61. Nguyễn Phúc Miên Ôn

* 62. Nguyễn Phúc Miên Tru

* 63. Nguyễn Phúc Miên Khê

* 64. Nguyễn Phúc Miên Ngử

* 65. Nguyễn Phúc Miên Tả

* 66. Nguyễn Phúc Miên Thiện

* 67. Nguyễn Phúc Miên Thất

* 68. Nguyễn Phúc Miên Bảo

* 69. Nguyễn Phúc Miên Khách

* 70. Nguyễn Phúc Miên Thích

* 71. Nguyễn Phúc Miên Điều

* 72. Nguyễn Phúc Miên Hoang

* 73. Nguyễn Phúc Miên Chí

* 74. Nguyễn Phúc Miên Thân

* 75. Nguyễn Phúc Miên Ký

* 76. Nguyễn Phúc Miên Bàng

* 77. Nguyễn Phúc Miên Sách

* 78. Nguyễn Phúc Miên Lịch

[sửa] Công chúa

* Nguyễn Phúc Ngọc Tông

* Nguyễn Phúc Khuê Gia

* Nguyễn Phúc Uyển Diễm

* Nguyễn Phúc Lương Đức

* Nguyễn Phúc Quang Tĩnh

* Nguyễn Phúc Hoà Đức

* Nguyễn Phúc Trình Đức

* Nguyễn Phúc Nhu Thuận

* Nguyễn Phúc Nhu Thục

* Nguyễn Phúc Đoan Thuận

* Nguyễn Phúc Đoan Trinh

* Nguyễn Phúc Vĩnh Gia

* Nguyễn Phúc Đoan Thận

* Nguyễn Phúc Nhàn Thận

* Nguyễn Phúc Gia Trinh

* Nguyễn Phúc Gia Tiết

* Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ

* Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh

* Tảo thương

* Nguyễn Phúc Thục Thận

* Nguyễn Phúc Thục Tĩnh

* Nguyễn Phúc Trang Tĩnh

* Nguyễn Phúc Trang Nhàn

* Nguyễn Phúc Gia Thuỵ

* Nguyễn Phúc Trinh Thận

* Nguyễn Phúc Trinh Nhàn

* Nguyễn Phúc Tường Hoà

* Nguyễn Phúc Tường Tĩnh

* Nguyễn Phúc Nhàn Thục

* Nguyễn Phúc Nhàn Trinh

* Nguyễn Phúc Thuỵ Thận

* Nguyễn Phúc Thuỵ Thục

* Tảo Thương

* Nguyễn Phúc Tĩnh Hoà

* Tảo Thương

* Nguyễn Phúc Lương Trinh

* Nguyễn Phúc Gia Trang

* Nguyễn Phúc Gia Tĩnh

* Nguyễn Phúc Thục Tuệ

* Nguyễn Phúc Nhàn Tĩnh

* Nguyễn Phúc Nhàn An

* Nguyễn Phúc Tĩnh An

* Nguyễn Phúc Thục Tư

* Nguyễn Phúc Nhu Nghi

* Tảo Thương

* Nguyễn Phúc Phương Trinh

* Nguyễn Phúc Hoà Thận

* Nguyễn Phúc Hoà Nhàn

* Nguyễn Phúc Nhan Huệ

* Nguyễn Phúc An Nhàn

* Nguyễn Phúc Nhu Hoà

* Nguyễn Phúc Hoà Trinh

* Nguyễn Phúc Lương Nhàn

* Nguyễn Phúc Trinh Hoà

* Nguyễn Phúc Lương Tĩnh

* Nguyễn Phúc Trinh Tĩnh

* Tảo Thương

* Nguyễn Phúc Nhu Tĩnh

* Nguyễn Phúc Tĩnh Trang

* Nguyễn Phúc Trinh Nhu

* Nguyễn Phúc Trinh Thuỵ

* Nguyễn Phúc Trang Tường

* Nguyễn Phúc Phúc Tường

Minh Mạng thường dặn các con rằng:

“ Phàm con nhà giàu sang ăn ngon mặc đẹp không quen vất vả thì đến lúc làm việc làm chẳng nổi. Trẫm từ ngày lên ngôi coi chầu xét việc đến khi xế bóng mới nghỉ, dầu ở cung cũng xem xét các sớ chương ở các nơi gởi về. Trẫm nghĩ có siêng năng thì việc mới thành nên chẳng dám nhàn rỗi. Các con còn trẻ có sức mạnh nên tập làm việc chớ ham chơi bời, biếng nhác.”

Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Quang, Đặng Việt Thuỷ và Đặng Thành Trung, Minh Mạng là người được Gia Long lựa chọn truyền ngôi, không chỉ vì năng lực mà còn vì hy vọng gửi gắm vào ông thực hiện chính sách thoát khỏi ảnh hưởng và âm mưu áp chế của người Pháp, bởi khi còn sống, Gia Long đã chịu ơn người Pháp và không thể ra mặt giải quyết những mâu thuẫn giữa nhằm thoát khỏi ảnh hưởng đó.

Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim nhận định về Minh Mạng như sau:

“ Trong đời vua Thánh Tổ làm vua, pháp luật, chế độ, điều gì cũng sửa sang lại cả, làm thành một nước có cương kỷ. Nhưng chỉ vì ngài nghiêm khắc quá, cứ một mực theo cổ, chứ không tùy thời mà biến hóa phong tục; lại không biết khoan dung cho sự sùng tín, đem giết hại những người theo đạo, và lại tuyệt giao với ngoại quốc làm thành ra nước Nam ta ở lẻ loi một mình.

Đã hay rằng những điều lầm lỗi ấy là trách nhiệm chung cả triều đình và cả bọn sĩ phu nước ta lúc bấy giờ, chứ không riêng chi một mình ngài, nhưng ngài là ông vua chuyên chế một nước, việc trong nước hay dỡ thế nào, ngài cũng có một phần trách nhiệm rất to, không sao chối từ được. Vậy cứ bình tình mà xét, thì chính trị của ngài tuy có nhiều điều hay, nhưng cũng có nhiều điều dở; ngài biết cương mà không biết nhu, ngài có uy quyền mà ít độ lượng, ngài biết có dân có nước mà không biết thời thế tiến hóa. Bởi vậy cho nên nói rằng ngài là một ông anh quân thì khí quá, mà nói rằng ngài là ông bạo quân thì không công bằng. Dẫu thế nào mặc lòng, ngài là một ông vua thông minh, có quả cảm, hết lòng lo việc nước, tưởng về bản triều nhà Nguyễn chưa có ông vua nào làm được nhiều công việc hơn ngài vậy.”

Theo Giáo sư Phan Huy Lê: Trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, cải cách của vua Lê Thánh Tông năm 1471 và cải cách của vua Minh Mạng năm 1831 – 1832 là hai cải cách hành chính có qui mô toàn quốc và đạt hiệu quả cao nhất.

0