Vốn đầu tư
Khái niệm vốn đầu tư Đầu tư vốn là hoạt động chủ quan có cân nhắc của người quản lý cho việc bỏ vốn vào một mục tiêu kinh doanh nào đó với hy vọng sẽ đem lại hiệu quả cao trong tương lai. Trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá, để tiến hành ...
Khái niệm vốn đầu tư
Đầu tư vốn là hoạt động chủ quan có cân nhắc của người quản lý cho việc bỏ vốn vào một mục tiêu kinh doanh nào đó với hy vọng sẽ đem lại hiệu quả cao trong tương lai.
Trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá, để tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có tiền.
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh lần đầu được hình thành thì tiền này được dùng để xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị, mua sắm nguyên vật liệu, trả lương cho người lao động.
Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động thì tiền này dùng để mua sắm máy móc thiết bị, xây thêm nhà xưởng, tăng thêm vốn lưu động nhằm mở rộng quy mô hoạt động hiện có, sửa chữa hoặc mua sắm tài sản cố định mới, thay thế tài sản cũ đã bị hư hỏng.
Số tiền cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất lớn, không thể trích ra một lúc từ các khoản tiền chi tiêu thường xuyên của các cơ sở sản xuất kinh doanh của xã hội. Vì như thế sẽ làm xáo trộn mọi hoạt động bình thường của sản xuất và sinh hoạt xã hội. Do đó tiền sử dụng vào các hoạt động đầu tư chỉ có thể là tiền tích luỹ của xã hội, là tiền tích luỹ của các cơ sở sản xuất kinh doanh, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ nước ngoài.
Từ đây có thể rút ra khái niệm vốn đầu tư và nguồn gốc của nó như sau: là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, là tiền tiết kiệm của dân và huy động từ các nguồn khác đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt xã hội và trong mỗi gia đình. Hay có thể nói vốn đầu tư nói chung là tổng số tiền bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư trong một khoảng thời gian nào đó.
Phân loại vốn đầu tư là phân chia tổng mức đầu tư thành những tổ, những nhóm theo những tiêu thức nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu vốn đầu tư trong doanh nghiệp.
là tổng hợp các loại chi phí để đạt được mục đích đầu tư, thông qua xây dựng nhà xưởng mua sắm máy móc thiết bị, do đối tượng của đầu tư rất phức tạp, nên tính chất của đầu tư vốn cũng rất đa dạng, do đó cần phải phân loại vốn đầu tư để phản ánh được mọi mặt hoạt động của đầu tư, thấy được quan hệ tỷ lệ đầu tư trong doanh nghiệp, thấy được sự cân đối hay mất cân đối trong sự phát triển toàn diện của ngành xây dựng và ở mỗi doanh nghiệp, để hướng đầu tư vào từng đối tượng, từng yếu tố theo đúng chiến lược phát triển của Nhà nước, của ngành cũng như của doanh nghiệp.
- Phân loại vốn đầu tư theo đối tượng
- Đầu tư cho đối tượng vật chất (nhà xưởng, thiết bị, máy móc, dự trữ vật tư…). Đầu tư loại này có thể phục vụ cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ, hoặc phục vụ cho các mục đích văn hoá xã hội.
- Đầu tư cho tài chính (mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay lấy lãi, gửi tiền tiết kiệm…).
- Phân loại vốn đầu tư theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định
- Đầu tư mới: vốn để trang bị những tài sản mới mà từ trước đến nay chưa có trong doanh nghiệp (xây dựng, mua sắm thiết bị và máy móc loại mới).
- Đầu tư mở rộng và cải tạo: vốn để mua sắm thêm bộ phận gắn liền với hệ thống đang hoạt động; vốn để đổi mới từng phần, thay thế, cải tạo và hiện đại hóa tài sản cố định hiện có.
- Đầu tư kết hợp hai loại trên.
- Phân loại vốn đầu tư theo nguồn vốn
- Đầu tư từ vốn Nhà nước cho một số đối tượng theo quy định như: cho cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước, cho các doanh nghiệp vay để đầu tư phát triển…
- Đầu tư từ vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (do các doanh nghiệp vay Nhà nước để đầu tư).
- Đầu tư từ vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước. Bao gồm:
- Vốn khấu hao cơ bản, vốn tích luỹ từ lợi nhuận sau thuế, vốn tự huy động của doanh nghiệp.
- Vốn của các doanh nghiệp Nhà nước liên doanh với nước ngoài.
- Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, gồm đầu tư trực tiếp FDI và vốn vay ODA.
- Nguồn vốn đầu tư khác của các cá nhân và tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, của các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế khác tại Việt Nam.
Để tiến hành các hoạt động đầu tư cần phải chi một khoản tiền lớn. Để khoản tiền lớn bỏ ra đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế cao trong tương lai khá xa đòi hỏi phải chuẩn bị cẩn thận về mọi mặt: tiền vốn, vật tư, lao động, phải xem xét các khía cạnh về tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp luật có liên quan đến quá trình thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư. Sự chuẩn bị này, quá trình xem xét này đòi hỏi phải chi tiêu. Mọi chi tiêu cho quá trình đầu tư phải được tính vào chi phí đầu tư.
để thực hiện một dự án đầu tư hay tổng mức đầu tư là toàn bộ số vốn đầu tư dự kiến để chi phí cho toàn bộ quá trình đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đầu tư để đưa vào khai thác và sử dụng theo yêu cầu của dự án (bao gồm cả yếu tố trượt giá).
Hai thành phần chính của vốn đầu tư của một dự án đầu tư là:
- Vốn cố định được dùng để xây dựng công trình, mua sắm thiết bị để hình thành nên tài sản cố định của dự án đầu tư.
- Vốn lưu động (chủ yếu là dự trữ vật tư, sản xuất dở dang, vốn tiền mặt…) được dùng cho quá trình khai thác và sử dụng các tài sản cố định của dự án đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh sau này.
Ngoài ra còn các chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí dự phòng.
mua sắm máy ban đầu bao gồm:
- Giá mua máy, nếu là máy nhập khẩu thì tính theo giá CIF.
- Chi phí vận chuyển máy đến kho trung tâm của doanh nghiệp.
- Chi phí tháo lắp lần đầu (nếu có).
- Chi phí đào tạo công nhân vận hành và chuyển giao công nghệ (nếu có).
Ngoài ra còn phải tính đến các chi phí thêm để phục vụ máy như: nhà kho, bệ máy, các máy móc và thiết bị kèm theo để phục vụ cho khâu tháo lắp và di chuyển máy (nếu có) sau này.
Nếu là máy móc được chế tạo trong nước thì giá máy được tính phụ thuộc vào độ lớn của sêri sản xuất máy (khi đánh giá phương án nhà máy chế tạo máy).
Nguyên tắc cơ bản về quản lý và sử dụng vốn là: Phải có người có đủ tin cậy chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng đồng vốn. Phải sử dụng vốn đúng mục đích, đúng kế hoạch. Phải sử dụng vốn có hiệu quả. Sử dụng vốn phải hợp lý. Sử dụng vốn phải hợp pháp. Sử dụng vốn phải tập trung, không dàn trải và chia nhỏ vốn. Hạch toán lấy thu bù chi. Và trong một số trường hợp còn cần phải bí mật.
Căn cứ vào nguyên tắc trên, quản lý và sử dụng vốn của các doanh nghiệp xây dựng phải được cân đối và phản ánh đầy đủ các nguồn khấu hao cơ bản, tích luỹ từ lợi tức sau thuế, các nguồn huy động trong và ngoài nước, vốn tín dụng đầu tư của nhà nước và vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ (nếu có).
Doanh nghiệp được quyền sử dụng vốn đầu tư để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Ngoài ra theo từng nguồn hình thành vốn đầu tư có thêm những điều kiện cụ thể sau:
- Doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư, trả nợ vốn vay đúng hạn và thực hiện các cam kết khi huy động vốn. Với tổ chức cho vay chịu trách nhiệm thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và cung ứng vốn, giám sát thực hiện vốn vay đúng mục đích và thu hồi vốn vay.
- Doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về quá trình thực hiện đầu tư trên cơ sở thực hiện đúng các chế độ chính sách hiện hành của nhà nước về quản lý đầu tư về định mức, đơn giá và quy chế đấu thầu. Tổ chức quản lý vốn của doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ vốn cho dự án có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện quyết định đầu tư và thực hiện quyết toán vốn đầu tư.
- Doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn khác phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư. Việc quản lý vốn đầu tư phải tuân theo nguyên tắc cơ bản về quản lý và sử dụng vốn nêu trên.