24/05/2018, 16:33

Mã Viện

(tiếng Trung chính thể: 馬援; bính âm: Mǎ Yuán) (14 TCN-49), tự Văn Uyên, người Phù Phong, Mậu Lăng (nay là huyện Phù Phong, địa cấp thị Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) là một viên tướng người Hán trong thời kì nhà Đông Hán. Hậu duệ nổi tiếng của ông là ...

(tiếng Trung chính thể: 馬援; bính âm: Mǎ Yuán) (14 TCN-49), tự Văn Uyên, người Phù Phong, Mậu Lăng (nay là huyện Phù Phong, địa cấp thị Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) là một viên tướng người Hán trong thời kì nhà Đông Hán. Hậu duệ nổi tiếng của ông là Mã Đằng và Mã Siêu một danh tướng trong thời kì Tam Quốc, Mã Đại, trọng thần nhà Thục Hán. Lăng mộ của ông còn ở đông bắc Hưng Bình, Thiểm Tây ngày nay. Ông còn được gọi là Phục Ba tướng quân hay Mã Phục Ba[1] (Trích trong Hậu Hán thư chép năm Vĩnh Bình thứ nhất tức năm 58: 何故不畫伏波將軍像? (hà cố bất họa Phục Ba tướng quân tượng?).

Ông là một trong những vị tướng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, phục vụ vua Hán Quang Vũ Đế thống nhất đế quốc sau thời kỳ loạn Vương Mãng. Ngoài những thành tích quân sự, ông còn được biết đến bởi sự kiên trì và sự tôn trọng của ông đối với đồng nghiệp, bạn bè và thuộc cấp, ông cũng được đánh giá cao về vấn đề kỉ luật cá nhân[cần dẫn nguồn]. Con gái của ông sau này đã trở thành hoàng hậu của vua Hán Minh Đế - tức là Minh Đức hoàng hậu.

Các cuộc chinh phạt quân sự bao gồm các cuộc hành quân chống lại người Việt ở phía nam và các bộ lạc Vũ Lăng (ngày nay là miền đông tỉnh Quý Châu và tây bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc).

Một trong những chiến tích lớn nhất của ông là việc chinh phạt Giao Chỉ. Ông dập tắt cuộc khởi nghĩa của Trưng Trắc và em bà là Trưng Nhị vào năm 43 ở miền bắc Việt Nam ngày nay. Vì vậy, trong chính sử Việt Nam, ông bị coi là kẻ xâm lược[cần dẫn nguồn]. Nhờ thành tích này, ông được phong là "Phục Ba tướng quân", tước Tân Tức hầu, ban cho thực ấp 3.000 hộ[1]. Ông được một số người Hán tôn kính (giống như trường hợp của các chiến binh vĩ đại trong thời kì đó) và các đền thờ ông đã được dựng tại một số nơi trong khu vực này trên lãnh thổ Trung Quốc.

Năm 49, trong khi đem quân đi chống lại các bộ lạc Ô Hoàn, qua đời vì một bệnh truyền nhiễm, cũng là bệnh đã giết chết một lượng lớn quân của ông. Trước đó, đội quân của đã đánh bại quân đội của lãnh chúa Ngỗi Hiêu (隗囂) (khoảng năm 30-33), là người kiểm soát khu vực miền đông tỉnh Cam Túc.

Sau khi ông qua đời, phó tướng của ông là Cảnh Thư (耿舒), người đã từ lâu không đồng ý với chiến lược của , cùng với phò mã của vua Hán Quang Vũ Đế là Lương Tùng (梁松), người trước đó có hằn thù với , đã ngụy tạo ra nhiều chứng cứ để chống lại . Phần lớn các chứng cứ này ngày nay chúng ta không rõ là gì; chỉ còn hai cáo buộc cụ thể được biết.

Trong cáo buộc thứ nhất, được cho là người chịu trách nhiệm về bệnh truyền nhiễm, khi ông ra lệnh hành quân chống lại các bộ lạc Ô Hoàn.

Trong cáo buộc thứ hai, ông được cho là đã biển thủ ngọc trai và sừng tê giác trong các chiến dịch quân sự. Cáo buộc này có thể là sự hiểu sai về một trong các món ăn ưa thích của (món ông cho rằng có khả năng chống lại bệnh truyền nhiễm) là hạt ý dĩ (một loại cây thân thảo, có quả với nhân màu trắng, được trồng trọt tại miền nam Trung Quốc và miền bắc Việt Nam), thứ ông đã cho chở với số lượng lớn về kinh đô Lạc Dương.

Hán Quang Vũ Đế đã tin vào các cáo buộc này và đã tước đi thái ấp cũng như tước hầu của . Tới năm Kiến Sơ thứ 3 (78), Hán Chương Đế mới truy tặng ông tước Trung Thành hầu[1].

là nguồn gốc của hai thành ngữ Trung Quốc.

* Thành ngữ thứ nhất là "da ngựa bọc thây" (馬革裹屍 - mã cách khỏa thi), có nghĩa một phải khi bỏ thân nơi chiến địa, nên lấy da ngựa bọc thây. Cụm từ này nằm trong câu nói của với một người bạn tên là Mạnh Kí. Câu nói đó như sau (dịch): Làm trai nên chết ở chốn biên thùy, lấy da ngựa bọc thây mà chôn mới là đáng trọng, chứ sao lại chịu nằm ở xó giường, chết ở trong tay bọn đàn bà con trẻ thì có hay gì?

* Thành ngữ thứ hai là "vẽ hổ không thành, lại thành chó" (畫虎不成, 反類犬 - họa hổ bất thành, phản loại khuyển). Câu này liên quan đến lời khuyên răn của ông đối với các cháu của mình. Ông khuyên đừng cố gắng bắt chước nhân vật anh hùng lừng danh thời đó là Đỗ Bảo (杜保); có thể không thành anh hùng như Bảo, mà thành kẻ bỏ đi.

Ông có 4 con trai là Mã Liêu, Mã Phòng, Mã Quang và Mã Khách Khanh[1]. Con gái ông là Minh Đức hoàng hậu của Hán Minh Đế

0