Việt vị là gì trong bóng đá, tìm hiểu luật việt vị theo quy định của FIFA
Việt vị là gì, giải thích dễ hiểu nhất về khái niệm luật việt vị mới nhất trong bóng đá của FIFA và những tình huống cầu thủ có thể bị việt vị. Ngoài ra, nhiều độc giả gửi câu hỏi đến Ban Biên tập yeutrithuc.com thắc mắc là gọi “việt vị” hay “liệt vị” mới đúng. Phải nói, ...
Việt vị là gì, giải thích dễ hiểu nhất về khái niệm luật việt vị mới nhất trong bóng đá của FIFA và những tình huống cầu thủ có thể bị việt vị. Ngoài ra, nhiều độc giả gửi câu hỏi đến Ban Biên tập yeutrithuc.com thắc mắc là gọi “việt vị” hay “liệt vị” mới đúng. Phải nói, việt vị là luật rất khá khó hiểu và nhiều trường hợp bắt lỗi sai, nhưng cũng chính luật việt vị đã mang tới điều thú vị và khác biệt cho bóng đá so với các môn thể thao khác. Hãy cùng tìm hiểu luật việt vị là như thế nào để thêm yêu môn thể thao vua nhé.
Cầu thủ áo trắng đã rơi vào thế việt vị khi đứng dưới hàng phòng ngự đối phương thời điểm đồng đội chuyền bóngViệt vị là gì trong bóng đá?
Việt vị tiếng Anh là Offside, tức “vị trí ngoài cuộc chơi, từ Việt Vị có gốc Hán Việt, trong đó “Việt” ở đây có nghĩa là vượt lên trên (hay dùng trong “ưu việt), còn từ “vị” nghĩa là vị trí. Tức, chữ Việt Vị nghĩa đen và vượt lên vị trí quy định. Trước đây, một số người hay đọc chệch lành “liệt vị”, trong đó “liệt” ở đây là chỗ chết, chỗ liệt, tức cầu thủ đứng ở vị trí chết (dưới hàng phòng ngự) để chờ sẵn bóng.
Để hiểu luật việt vị thì ta cần xác định rõ cầu thủ cuối cùng chuyền bóng và cầu thủ cuối cùng nhận bóng. Nếu cầu thủ A1 chuyền bóng cho cầu thủ A2 bên phía đội A, thời điểm quả bóng bắt đầu rời chân cầu thủ A1 mà cầu thủ A2 đứng phía dưới hàng phòng ngự của đội B (không tính thủ môn) thì cầu thủ A2 được gọi là phạm lỗi Việt Vị.
Bạn sẽ thấy mỗi lần có tình huống việt vị, thì màn hình tivi sẽ quay chậm lại và dừng hình ở thời điểm bóng vừa rời chân cầu thủ chuyền bóng (A1), rồi dùng một đường kẻ ngang tính từ vị trí của cầu thủ cuối cùng của đội B dưới hàng phòng ngự (không tính thủ môn), nếu cầu thủ nhận bóng (A2) đứng dướng đường kẻ ngang này thì anh ta đã rơi vào thế việt vị, hay còn gọi là mắc bẫy việt vị (sập bẫy việt vị).
Tuy nhiên, nếu anh A1 chuyền bóng, anh A2 rơi vào thế Việt vị (đứng dưới hàng phòng ngự của đối phương) nhưng cầu thủ A2 không tham gia tình huống bóng, tức không tham gia tấn công và không có ý nhận bóng, lúc này nếu có anh A3 từ phía sau chạy xuống đón bóng, thì trọng tài sẽ không thổi phạt việt vị, dù cho cả A2 và A3 đang đứng ở gần nhau.
Vị trí việt vị theo luật việt vị của FIFA
Ở trên, yeutrithuc.com đã giải thích bằng ngôn từ dễ hiểu nhất cho bạn để nắm bắt khái niệm luật việt vị là gì. Còn về luật việt vị của FIFA thì dùng từ ngữ chặt chẽ hơn, theo đó một cầu thủ được coi là đứng ở vị trí việt vị khi 4 điều kiện sau đây đồng thời thỏa mãn.
- Anh ta đứng ở phần sân của đối phương.
- Có ít hơn 2 cầu thủ của đối phương đứng giữa anh ta và đường biên ngang cuối sân đối phương so với bóng. (Theo kiểu giải thích này thì thủ môn được tính là một cầu thủ đối phương).
- Anh ta tham gia vào đường bóng đó.
- Anh ta phải đứng phía trước trái bóng.
Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị chỉ bị coi là phạm lỗi việt vị nếu ở thời điểm đồng đội chuyền bóng hoặc chạm bóng, mà cầu thủ đó tham gia vào đường bóng đó.
Cầu thủ màu xanh đang ở “tư thế việt vị” vì đứng trước hàng hậu vệ đối phương và trái bóng, nhưng chưa chắc anh bị thổi việt vị, bởi nếu anh không tham gia pha bóng này thì trọng tài sẽ không cắt còi. Cầu thủ xanh đứng trong vòng cấm không đứng trong “tư thế việt vị” vì anh ta đứng sau bóng.Luật của FIFA nói “có ít hơn 2 cầu thủ của đối phương đứng giữa anh ta và đường biên ngang cuối sân”, trong khi ở trên yeutrithuc.com lại giải thích là “anh ta đứng dưới cùng hàng phòng ngự, trừ thủ môn”. Bởi vì thường thì thủ môn sẽ đứng ở vị trí cuối cùng, nên chỉ cần anh A2 đứng dưới hàng phòng ngự đối thủ là đã hội tụ yếu tố “có ít hơn 2 cầu thủ đối phương đứng giữa anh ta (A2) và đường biên ngang cuối sân” rồi. Luật việt vị của FIFA phải dùng ngôn từ chặt chẽ, trong khi yeutrithuc.com muốn đơn giản hóa để giải thích cho các bạn hiểu.
Tại sao nhiều trường hợp đứng ở vị trí việt vị mà không bị thổi việt vị?
Chúng ta cần nắm rõ 2 khái niệm, vị trí việt vị và phạm lỗi việt việt. Trên thực tế, vị trí việt vị là yếu tố đầu tiên để xét xem người nào đó có phạm lỗi việt vị hay không. Ngoài ra, trọng tài sẽ phải tính đến việc anh ta có tham gia pha bóng đó không (nhận hoặc chạm bóng, chạy theo hướng bóng, có ý nhận đường chuyền bóng, phạm lỗi với đối phương trong tình huống đó), hay cầu thủ đứng ở vị trí việt vị mà nhận bóng trực tiếp từ một trong 3 trường hợp dưới đây thì không bị phạt lỗi việt vị:
- Nhận bóng từ quả phát bóng lên.
- Nhận bóng từ quả ném biên.
- Nhận bóng từ quả phạt góc.
Cầu thủ phạm lỗi việt vị thì trọng tài sẽ cho đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi xảy ra lỗi. Phạt gián tiếp tức là anh sút bóng mà vào lưới thì không được tính, mà phải chạm một người nữa mới được tính. Vì thế các quả phạt gián tiếp thường sẽ có 2 cầu thủ đá, một người chuyền còn một người sút.
Ý nghĩa luật việt vị?
Luật việt vị được sinh ra nhằm khuyến khích các đội bóng tấn công và tránh tình trạng bị phản công nhanh. Khi đội A tham gia tấn công mà dồn toàn lực lượng lên, nếu không có luật việt vị thì đội B cứ bố trí một vài tiền đạo cắm ở sân nhà đội A, để khi đồng đội của họ cướp được bóng thì phất lên trên, tiền đạo đội B sẽ dễ dàng ghi bàn.
Làm như vậy thì bóng đá mất đi tính thú vị của nó và gây bất lợi cho những đội ưa tấn công. Nhờ có luật việt vị mà các đội khi tấn công sẽ không lo bị tiền đạo đối phương “thẩm du” ở phần sân nhà mình rồi ghi bàn, vì thế mà họ có thể toàn tâm dồn lực lượng lên trên và để cho tiền đạo đối phương rơi vào “thế việt vị”.
Luật việt vị là một trong những luật khó giải thích, khó hiểu và khó thực thi đúng nhất trong bóng đá. Nhưng ngày nay, công nghệ VAR với các pha quay chậm từ công nghệ hỗ trợ video cho trọng tài đã phần nào giảm thiểu sai sót khi bắt lỗi việt vị. Hy vọng bài viết này của yeutrithuc.com đã giúp độc giả phần nào hiểu luật việt vị là gì, nhờ thế sẽ biết cách nhận định các tình huống trong một trận bóng đá.