21/02/2018, 09:52

Viết bài văn nói về các liệt sĩ vô danh trong nghĩa trang Trường Sơn- Văn 12

Đề bài: Em hãy viết bài văn nói về các liệt sĩ vô danh trong nghĩa trang Trường Sơn Cuộc sống hòa bình mà chính ta những thế hệ sau khi nhận được không phải tự nhiên mà có được. Đó là những mồ hôi, xương máu của thế hệ người đi trước đã ngã xuống để cho màu cở thêm đỏ và màu trời thêm ...

Đề bài: Em hãy viết bài văn nói về các liệt sĩ vô danh trong nghĩa trang Trường Sơn

Cuộc sống hòa bình mà chính ta những thế hệ sau khi nhận được không phải tự nhiên mà có được. Đó là những mồ hôi, xương máu của thế hệ người đi trước đã ngã xuống để cho màu cở thêm đỏ và màu trời thêm xanh. Và đã có biết bao người lính vô danh trong nghĩa trang Trường Sơn đã để cho ta biết bao những suy nghĩ.

Dường như trong hàng triệu anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh, bên cạnh những người mà tên tuổi, quê quán đã ghi rõ trên bia mộ, ddaxx được chính quyền, đồng đội, người thân thường xuyên thăm viếng, khói hương… thì hiện nay vẫn còn có hàng ngàn liệt sĩ vô danh đang nằm ở nghĩa trang liệt sĩ này hoặc còn nằm giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ như xa xôi kia. Hộ cũng đều là liệt sĩ hi sinh vì Tổ quốc nhưng dường như những liệt sĩ vô danh không rõ tên tuổi, quê hương gợi lên trong lòng mọi người niềm đau xót cũng như là những niềm tiếc thương vô hạn. Song tên tuổicũng như những chiến công của các anh chị cũng như đã gắn liền với tên tuổi và chiến công oanh liệt, hào hùng của đất nước.

Có thể thấy được chính những sự hi sinh cao quý của các anh chị sẽ được cả dân tộc đời đời ghi nhớ. Và chính những lòng yêu nước thiết tha, tinh thần chiến đấu dũng cảm và đức hi sinh cao cả của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ chống Mĩ là bài học về lí tưởng cách mạng vô cùng quý báu cho các thế hệ nối tiếp.

Và thông qua văn chương, lịch sử hay các phương tiện truyền thông, chúng em nhưng thế hệ được coi là mầm non tương lai cũng đã phần nào hình dung được khí thế hào hùng của những đoàn quân điệp điệp trùng trùng trên các nẻo đường ra trận năm xưa. Và trong chiế tranh tiền tuyến lớn miền Nam kêu gọi, hậu phương lớn miền Bắc đáp lời. Và đã có hàng triệu thanh niên đã rời đồng ruộng, xưởng máy, mái trường thân yêu, hăng hái xung phong vào chiến trường đế đánh giặc. Và đã có biết bao cô cậu học sinh, sinh viên và rất nhiều trí thức trẻ cũng tạm gác cây bút, nắm chắc cây súng, và họ cùng góp phần đánh thắng giặc Mĩ xâm lược và bè lũ ngụy quyền tay sai độc ác. Họ thực hiện mục đích cuối cùng của cách mạng là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Dường như chính những hào khí ấy đã được phàn ánh sinh động và khái quát qua hai câu thơ trong trường ca Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai!

Các thế hệ cha anh, các anh chị sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân tươi đẹp và cả xương máu, sinh mệnh của mình cho Tổ quốc. Và ở họ những người lính kiên trung không một toan tính cá nhân vị kĩ nào xuất hiện trong tâm hồn tràn đầy nhiệt huyết yêu nước, thương dân. Mà dường như ở họ chỉ có khát vọng chiến đấu và chiến thắng sôi sục, thôi thúc bước chân tiến lên phía trước. Chúng em cũng như đã hiểu rằng chiến tranh là khốc liệt, đau thương, là có cả sự mất mát, hi sinh… nhưng tất cả những cái đó không thể làm nhụt ý chí và quyết tâm đánh Mĩ của các anh, các chị.

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ mà nó như kéo dài hơn hai mươi năm, hàng triệu thanh niên đã ngã xuống trên khắp các chiến trường. Có thể thấy chính máu thịt của các anh, các chị đã thấm sâu vào lòng đất Mẹ, để Tổ quốc có được chiến thắng vê vang làm chấn động thế giới ngày 30 – 4 – 1975. Và trong chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại như đã và sẽ mãi mãi là niềm tự hào to lớn, là mốc son trong lịch sử dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam.

Khi được đến thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, ta được lặng ngắm bạt ngàn mộ liệt sĩ hữu danh và vô danh như lại được xếp thành hàng lối trùng trùng điệp điệp dưới sắc đỏ hoàng hôn. Sự nối tiếp trùng điệp này làm cho trong lòng chúng em dậy lên một cảm xúc thiêng liêng. Và dường như tâm hồn chúng em được thanh lọc hết những toan tính ích kỉ, những ám ảnh, vướng bận đời thường để hướng tới những điều cao cả. Đó còn chính là nghĩa vụ của công dân trước sự tồn vong của Tổ quốc, và đó cũng chính là trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với thành quả của tiền nhân để lại và trên hết là đạo lí làm người. Mỗi con người chỉ có một cuộc đời, chúng ta phải sống sao phải cho thật có ích với bản thân, gia đình và xã hội.

Chúng em vẫn luôn luôn tin rằng hương hồn các anh các chị vẫn quấn quýt, vấn vương trong từng lá cây, ngọn cỏ, hay cả trong mỗi dòng sông, mỗi đỉnh núi… của quê hương. Và như vẫn ngày ngày chia sẻ buồn vui cùng nhân dân, đất nước thân yêu. Những chuyến đi dã ngoại, những buổi sinh hoạt với chủ đề Tuổi trẻ nhớ về cội nguồn như ngày hôm nay cũng như đã phần nào giúp chúng em hiểu thêm truyền thống đạo lí và giá trị của cuộc sống hòa bình.

Khi đứng trước hương hồn của các anh hùng, liệt sĩ, chúng em xin hứa sẽ phát huy phẩm chất tốt đẹp của tuổi trẻ Việt Nam. Nhất là Việt Nam đang trong công cuộc phát triển đất nước tiến lên theo kịp thời đại và xây dựng xã hội công bằng, văn minh. Dường như những cảm xúc tốt đẹp của ngày hôm hay ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn sẽ vẫn còn để lại ấn tượng sâu đậm trong đời sống tinh thần của chúng em trong suốt cuộc đời này.

Nguồn: Văn mẫu hay

0