Viết bài kiểm tra tổng hợp cuối năm – SBT Ngữ văn 6 tập 2: Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 109...
Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 109 và Câu 1, 2 trang 112, Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Phần I – Trắc nghiệm. Soạn bài Viết bài kiểm tra tổng hợp cuối năm SBT Ngữ văn 6 tập 2 – Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 109 và Câu 1, 2 trang 112, Sách bài tập ...
Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 109 và Câu 1, 2 trang 112, Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Phần I – Trắc nghiệm
Bài tập
Phần I – Trắc nghiệm
1. Trong các từ dưới đây, từ nào gần nghĩa với từ “hân hoan” ?
A – Bâng khuâng
B – Bồi hồi
C – Vui mừng
D – Hồi hộp
2. Trong các dòng ghi dưới đây, dòng nào không chứa cặp từ trái nghĩa ?
A – Lên thác xuống ghềnh
B – Nước chảy đá mòn
C – Bảy nổi ba chìm
D – Gần nhà xa ngõ
3. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ ghép ?
A – Giận dỗi
B – Vui vẻ
C – Lo lắng
D – Rộn ràng
4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ láy ?
A – Xanh xám
B – Xanh sẫm
C – Xanh xao
D – Xanh tươi
5. Từ nào dưới đây là từ Hán Việt ?
A – Sông núi
B – Đất nước
C – Non nước
D – Giang sơn
6. Dòng nào dưới đây đã thành câu ?
A – Trên bầu trời cao xanh vời vợi
B – Những học sinh gương mẫu này
C – Mùa xuân, trăm hoa đua nở
D – Chăm chỉ học hành
7. Cụm từ “Tiếng sóng biển” có thể ghép được với từ láy nào dưới đây để tạo thành câu đúng ?
A – cuồn cuộn
B – lăn tăn
c – dập dềnh
D – ầm ào
Đọc câu dưới đây và trả lời các câu hỏi 8, 9 :
“Trong vườn, mãng cầu, chôm chôm, xoài tượng mọc chen nhau.”
8. Dòng nào dưới đây ghi đúng bộ phận chủ ngữ của câu trên ?
A – “Trong vườn”
B – “Trong vườn, mãng cầu, chôm chôm”
C – “Trong vườn, mãng cầu, chôm chôm, xoài tượng”
D – “mãng cầu, chôm chôm, xoài tượng”
9. Dòng nào dưới đây ghi đúng bộ phận vị ngữ của câu trên ?
A – “mọc”
B – “chen nhau”
C -“mọc chen nhau”
D – “xoài tượng mọc chen nhau”
Đọc bài thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi 10, 11, 12 :
Về thăm mẹ
Con vê thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bổng oà mưa rơi
Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con
Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày…
10. Dòng nào dưới đây ghi lời giải nghĩa cho từ “nghẹn ngào” ?
A – Tâm trạng buồn khổ
B – cảm xúc đau xót
C – Xúc động không nói nên lời
D – Vui sướng đến nghẹn lời
11. Vì sao người con trong bài thơ bỗng “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” ?
A – Vì người con cảm nhận được tình yêu thương của mẹ khi nhìn thấy trái chín trên cây mẹ vẫn để phần.
B – Vì người con nhận thấy sự tảo tần của mẹ khi mọi vật trong nhà đều do bàn tay mẹ vun vén, xếp đặt, chăm chút.
C – Vì người con hiểu ra bao nỗi nhọc nhằn của mẹ khi nhìn thây chiếc nón mê tàn, cái áo tơi cũ mòn đã cùng mẹ lặn lội qua bao mưa nắng.
D – Cả A, B và C.
12. Dòng nào dưới đây nói đúng cảm nhận của người con đốí với mẹ mình ?
A – Mẹ sống giản dị, khiêm tốn.
B – Mẹ sống cô đơn, buồn khổ.
C – Mẹ chắt chiu, tảo tần để dành cho con ngọt bùi, yên ấm.
D – Mẹ thầm lặng mà kiến trung, bất khuất.
Phần II – Tự luận
Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho hai đề văn sau :
Đề 1 : Kể lại một câu chuyện đáng nhớ nhất trong thời gian em học Tiểu học.
Đề 2 : Tả lại một cảnh thiên nhiên em cho là đẹp nhất mà mình đã chứng kiến.
Gợi ý làm bài
Phần I – Trắc nghiệm
1 |
3 |
4 |
6 |
8 |
11 |
13 |
15 |
C |
A |
C |
C |
D |
D |
D |
C |
Phần II – Tự lụân
Cả hai đề nêu trong phần Tự luận đều để cho người viết tự xác định lấy đối tượng kể và tả, không bắt buộc. Tuy nhiên, cần chọn được câu chuyện nào đáng nhớ nhất để kể và cảnh thiên nhiên nào đẹp nhất để tả là một thử thách và thể hiện được năng lực của mỗi học sinh. Sau khi xác định được đối tượng kể và tả đích đáng, cần tổ chức bài viết theo yêu cầu bố cục ba phần lớn của bài văn tự sự và miêu tả đã học.