25/04/2018, 13:13

Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ SBT Ngữ văn 6 tập 2: Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 85...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 85 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Hãy chỉ ra những phép nhân hoá đã được dùng trong Bức thư của thủ lĩnh da đỏ và phân tích nguyên nhân tạo nên sức hấp dẫn của cách sử dụng ấy.. Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ SBT Ngữ văn 6 tập 2 – Giải câu 1, 2, 3, ...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 85 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Hãy chỉ ra những phép nhân hoá đã được dùng trong Bức thư của thủ lĩnh da đỏ và phân tích nguyên nhân tạo nên sức hấp dẫn của cách sử dụng ấy.. Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ SBT Ngữ văn 6 tập 2 –

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 85 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Hãy chỉ ra những phép nhân hoá đã được dùng trong Bức thư của thủ lĩnh da đỏ và phân tích nguyên nhân tạo nên sức hấp dẫn của cách sử dụng ấy.

Bài tập

1. Hãy chỉ ra những phép nhân hoá đã được dùng trong Bức thư của thủ lĩnh da đỏ và phân tích nguyên nhân tạo nên sức hấp dẫn của cách sử dụng ấy.

2. Đối với người da đỏ, “đất là Mẹ”, thế nhưng cách đối xử của người da trắng mới nhập cư đối với đất là hoàn toàn đối lập với người da đỏ. Để làm nổi bật sự khác biệt ấy, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ?

3. Chọn một trong các đề tài dưới đây để viết thành bài báo ngắn (cho lớp, trường hoặc để gửi tới một tờ báo ở địa phương, các báo dành cho thanh – thiếu niên ở trung ương) :

a) Nạn cháy rừng và phá rừng ở quê em.

b) Tình hình ô nhiễm ỏ các dòng sông (hoặc kênh, rạch, ao hồ, mương, cống rãnh…) ở quê em.

c) Tết trồng cây ở quê em.

4. Đặt một khẩu hiệu dài không quá 20 chữ để thể hiện quyết tâm bảo vệ môi trường.

Gợi ý làm bài

1. a) Đọc lại Ghi nhớ ở phần Tiếng Việt của Bài 22, trang 58, SGK.

b) Lập bảng phân loại phép nhân hoá theo hai hướng :

– Dùng để gọi các hiện tượng thiên nhiên ;

– Dùng để tả các hiện tượng thiên nhiên.

b) Phép nhân hoá đã tạo nên sức hấp dẫn vì :

– Làm cho sự vật trở nên sinh động ;

– Làm nổi bật mối quan hệ mật thiết, máu thịt giữa con người và tự nhiên ;

– Thể hiện tình cảm của tác giả đối với đất, đối với tự nhiên, và như vậy cũng là gián tiếp bày tỏ thái độ đối với kẻ mua đất.

2. – Tác giả đã sử dụng phép đối lập và điệp ngữ (phép lặp).

– HS tự tìm dẫn chứng và phân tích tác dụng của một vài ví dụ tiêu biểu.

3. Đây là ba đề tài liên quan đến thiên nhiên và môi trường.

Về hai đề ab, cần lưu ý hai điểm :

– Hiện tượng nêu ra phải chính xác, phân tích tác hại phải thoả đáng, đúng mức.

– Đi theo phê phán phải có kiến nghị thiết thực để góp phần cải tạo các hiện tượng tiêu cực.

Về đề tài Tết trồng cây, cần lưu ý hai điểm :

– Cần nêu bật tầm nhìn xa rộng của Bác Hồ ;

– Cần nêu điều kiện rất thuận lợi của nước ta trong việc trồng cây gây rừng cùng tác dụng to lớn, toàn diện của sự nghiệp đó đối với cuộc sống của nhân dân ta cũng như với cuộc sống của nhân dân quê em.

Tuy chưa học hai phương thức biểu đạt biểu cảm nghị luận, song đây là những đề tài đòi hỏi người viết phải bộc lộ rõ thái độ chủ quan, vì vậy ở chỗ thích hợp nên và có quyền biểu hiện rõ cảm xúc, chính kiến của mình.

4. Một vài khẩu hiệu gợi ý :

Hôm nay ta vì rùng, ngày mai rừng vì ta.

(Bàng Khánh Đức, lớp 7C, TrườngTHCS Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang)

Trái đất sẽ trở thành một mặt trời thứ hai nếu rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá.

(Dương Thị Thuỳ Dung, lớp 8B, Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội)

(Trích từ báo Hoa học trò)

0