09/06/2018, 18:41

Vì sao túi nilon hay kêu loạt soạt? - Câu hỏi hay

Vì sao cùng độ dày như nhau, túi nilon lại gây ra tiếng kêu sột soạt, đôi lúc hơi khó chịu, trong khi túi vải hay túi giấy thì không? Hà Nội hạn chế sử dụng túi nilon / Thời trang từ rác và túi nilon / Cuộc chiến với túi ...

Vì sao cùng độ dày như nhau, túi nilon lại gây ra tiếng kêu sột soạt, đôi lúc hơi khó chịu, trong khi túi vải hay túi giấy thì không?

Mỗi túi nilon được làm từ nhiều lớp rất mỏng ép lại với nhau, trong quá trình sử dụng, các lớp này ma sát và gây ra tiếng sột soạt. Túi vải và túi giấy thì ko như thế. Ngoài ra, ngay cả cùng là túi nilon như những loại trong suốt mà các bà chủ hàng thường dùng để bán canh, súp hay các món nước khác mang về cũng ko có tiếng sột soạt khi sử dụng do cấu tạo chỉ có 1 lớp. - (abc)

Đúng như bạn doanhtt nói ở trên là do vấn đề nguyên liệu làm túi thôi. Tùy theo túi nilon được thổi bằng hạt nhựa nào: HDPE (High Density Poly Ethylene) hay LDPE (Low Density PE). Nhưng thực ra túi nilon kêu sột soạt là vì các "chất độn" mà người ta thêm vào như master batch hoặc đá vôi (CaCO3), vừa để giảm giá thành, vừa giúp người dùng dễ tách (mở) miệng túi (để bỏ đồ vào túi). Theo mình thì chính đá vôi là thủ phạm gây ra tiếng sột soạt này, và tùy theo tỷ lệ pha nhiều hay ít đá vôi mà có túi thì kêu sột soạt nhiều, có túi kêu ít. Mình có mấy cái túi thổi bằng LDPE không pha (tức chỉ dùng LDPE) thì không hề kêu sột soạt bạn à. - (doquangvinhdang)

Âm thanh từ một đồ vật phát ra do tác động của con người. Nếu 2 đồ vật như nhau và có tác động giống nhau thì âm thanh phát ra là giống nhau. Tuy nhiên, bạn không thể thổi đàn ghi ta để so sánh với thổi sáo xem âm thanh phát ra như thế nào.Nếu tác động lên túi nilon, túi vải, túi giấy thì nguyên nhân tạo ra âm thanh sột soạt và to hơn với tủi nilon là do sóng âm thanh khi gặp nilon sẽ phản lại nhiều hơn khi gặp vải hoăc giấy. Sự phản lại từ bề mặt này sang bề mặt khác có tính liên hoàn tạo ra âm thanh như vây. - (Kim Ngôn)

ĐỘ CỨNG CỦA VẬT LIỆU làm nên túi là đáp án chính xác nhất.
Vật liệu mềm thì hấp thu sóng âm mạnh/ phản xạ yếu và ngược lại( tàn số cao bị hấp thu mạnh hơn thấp). Người ta ứng dụng dùng vật xốp để cách âm. Vật liệu bị tác động ngoại lực sẽ dao động tạo sóng âm. Bạn thử lấy túi polime mềm( bịch đựng chè, nước..) sẽ thấy khác các loại kia). Bạn ở trên đã giải thích "cứng/ mềm" - (hoangdinhthuong80)

Chất liệu quyết định tần số, tần số quyết định âm thanh, ngưỡng nghe của tai người quyết định tất cả. Có những vật liệu vẫn phát ra âm thanh nhưng tần số âm thanh của nó nằm ngoài ngưỡng nghe của con người nên bạn không nghe đấy thôi. Tai một số người, vì một lý do nào đó, có được ngưỡng nghe với dải tần rộng hơn, gọi là khả năng đặc biệt, thậm chí còn giao tiếp được với âm thanh của người đã chết, biết trước được động đất... - (NTB)

Ai nói túi giấy không kêu?
Giải thích dài dòng. mỗi người 1 ý.Thử cầm vài loại túi lên & tác động bằng tay sẽ biết thôi.Giải thích làm sao cho người ko có chuyên môn hiểu dc nữa chứ.
Trước hết bạn phải phân biệt vật liệu nào có kết cấu cứng & vật liệu nào có kết cấu mềm. Bạn hãy chọn 1 vài loại túi nilon, dùng tay tác động lực và quan sát nhé.
Vật liệu cứng khi thay đổi hình dạng bởi tác động bên ngoài thì nó sẽ thay đổi hình dạng 1 cách đột ngột nên phát ra tiếng kêu (tiếng kêu này 1 phần do có 1 lực đột ngột tương tác với không khí & nội lực ‘’do ma sát bên trong’’ làm cho kết cấu vật liệu thay đổi hình dạng).Vì sao ta biết nó thay đổi hình dạng đột ngột?các bạn quan sát sẽ thấy chỗ thay đổi hình dạng nào bị gấp khúc thì chỗ đó đã có xảy ra sự thay đổi hình dáng đột ngột.
Ví dụ khi bạn vò 1 tờ giấy, hoặc 1 mẩu nilon cứng, hoặc có thể là 1 miếng kim loại mỏng,…dễ thấy hơn nữa là khi bạn bẽ 1 cành cây,…tất cả đều có kết quả tương tư là có tiếng kêu chứ ko riêng gì khi vò túi nilon mới phát ra tiếng kêu như chủ nhân bài này đã viết.Còn khi chỉ uốn cong vật liệu thì ko phát ra tiếng kêu.(tờ giấy bị nhăn,mẩu nilon bị nhăn,cái cây bị gãy: là do vật liệu thay đổi hình dáng đột ngột)
Vật liệu mềm thì thay đổi hình dạng thì nó ko thay đổi hình dạng 1 cách đột ngột mà chỉ uốn cong.Sao ta biết nó chỉ uốn cong chứ không gấp khúc?vì khi ngừng tác động thì nó sẽ như trạng thái ban đầu ( không nhăn, không gãy khúc).Hết.hihi - (dohonphuc)

Túi nilon kêu sột soạt vì nó...thích kêu, trong khi các loại túi kia cho rằng kêu là khó chịu, vậy thôi! - (hoangngheha)

Do vấn đề vật liệu thôi. Cũng như khi dùng hai thanh sắt đập vào nhau so với hai thanh gỗ đập vào nhau. Thì âm thanh do hai thanh sắt phát ra to hơn là hai thanh gỗ. - (doanhtt.pfiev.hut)

Thực ra túi vải và túi giấy cũng phát ra tiếng kêu nhưng những âm thanh mà chúng phát ra ở dải tần số rất thấp mà tai người khó nghe thấy, thậm chí không nghe thấy (dưới 30Hz). Túi nilon (đặc biệt là các túi nilon cứng) phát ra tiếng kêu sột soạt dễ nhận biết hơn vì âm thanh mà chúng phát ra ở dải tần số gần với độ thính/độ nhạy của thính giác con người. Nguyên nhân chính là do độ cứng, độ dày/mỏng của vật liệu làm túi. - (Le Hoan)

đó là sự liền nhau của bọc nilon con các túi khác không có. vd; như túi nilon rách hoặc lủng sẻ tạo ra âm thanh khác nhau - (tô văn lâm)

thường do chất liệu nhựa bạn à. CÓ nhiều cách để làm cho túi nilon hết kêu bằng việc dùng các loại nhựa tốt, mềm như PP, hay PE. Nhưng mà thường túi nilon được sản xuất từ nhựa tái chế hoặc một phần nhựa tốt 3 phần nhựa tái chế, chính vì vậy độ cứng tăng, gây ra tiếng kêu khi biến dạng. - (tuanpolymer)

Các bác phải hiểu sự nghe được của con người là sự rung động của màng nhĩ do các phân tử khí dao động tạo nên. Mà tần số các dao động này lại phụ thuộc vào cấu tạo của vật. Khi sờ vào vật hay làm thế nào đó tạo cho phân tử không khí dao động với tần số từ 16Hz đến 20.000Hz thì tai người nghe được thôi. Cần nhớ là tần số dao động phụ thuộc cấu tạo, bản chất... của vật vá chỉ những dao động có tần số từ 16Hz đến 20.000Hz mới nghe được. - (tientudung)

Quá khó để tìm câu trả lời :D - (hanoi)

Toi nghi xet ve khoang thoi gian cho ra thanh pham ca 3 chiec tui la 1 ly do, chat lieu cau tao thanh pham, 1 deu quan trong nhat la chiec tui nilong da chuc nang o dau cung thay, de dang su dung ( chat lieu cau tao va thoi gian tao nen deu nay). Chung ta de dang nhan thay ve chat luong cua no. Tuy la no da chuc nang nhung van co vat chi co the gan mac no vao thoi. Su dung thuc thu no se hong. - (Yen Phuong)

Do lớp nhựa cứng nên khi bị gập lại trong thời gian ngắn sẽ tạo ra áp suất chênh lệch và đồng thời tạo ra âm thanh. - (Nguyen Bao)

túi giấy cũng kêu xoạt xoạt đấy thôi - (nguyenvancuong)

Như ta đã biết tiếng kêu phát ra khi vật dao động ở tần số nhất định, khi ta vò túi nilon do các vật chất nilon dạng lớn hơn phân tử dao động phát ra tiếng kêu. - (thanhhoanvqghoanglien)

túi ni lon kêu vì nó muốn giảm sử dụng nó để bảo vệ môi trường đó mà
Đức Cần thơ - (trankiemduc)

Nói cho mọi tầng lớp dễ hiểu.
1/ ví dụ:bẽ 1 cành cây,gãy nó kêu to,bẽ cong nó vẫn kêu nhưng mình kg nghe,vì chỉ bị đứt những sợi tế bào nhỏ,tầng số âm thanh tạo ra thấp.
2/ túi nilon,giấy,vãi,củng vậy,kêu lớn hay nhỏ tuỳ vào độ cứng hay mềm,mà kêu to chủ yếu là do thay đổi đột ngột+thêm âm thanh+hưởng(bẻ gãy cành cây,ngoài tiếng kêu của cây gãy,còn có thêm tiếng gió)khó chịu hay kg tuỳ mổi loại âm thanh+trạng thái cơ thể của bạn. - (Đờithường)

0