Vì sao Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời? - Câu hỏi hay
Theo tôi được biết, Trái Đất có thể quay xung quanh Mặt Trời mà không bị hút vào là do lực hấp dẫn của Mặt Trời bằng lực quán tính ly tâm của Trái Đất. Tôi thắc mắc là tại sao Trái Đất ngay từ ban đầu đã quay quanh Mặt Trời, vì phải quay rồi mới có lực ly tâm phải ...
Theo tôi được biết, Trái Đất có thể quay xung quanh Mặt Trời mà không bị hút vào là do lực hấp dẫn của Mặt Trời bằng lực quán tính ly tâm của Trái Đất. Tôi thắc mắc là tại sao Trái Đất ngay từ ban đầu đã quay quanh Mặt Trời, vì phải quay rồi mới có lực ly tâm phải không? (Pham Tuan)
Ảnh minh họa: earthiris.wordpress.com |
Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây
Chào bạn Pham Tuan. Để hiểu rõ vì sao toàn bộ Hệ mặt trời bao gồm các Hành tinh, trong đó có Trái đất và các thiên thể khác chuyển động như hiện nay chúng ta cần khái quát quá trình hình thành của Hệ mặt trời.
4,567 tì năm trước trong đám Tinh vân Thiên Ưng (Eagle nebula) thuộc Dải Ngân hà đã xảy ra vụ nổ 1 Ngôi sao siêu khối lượng nào đó (1 Siêu tân tinh bùng phát); sự dữ dội của nó thì khỏi phải nói, còn độ sáng mãnh liệt chỉ đứng sau Vụ nổ lớn (The Big Bang). Sức mạnh của vụ nổ phát ra mọi hướng, phát tán vật chất, các nguyên tố, khí, bụi, các mảnh vỡ ra của Ngôi sao, kèm theo đó là sóng xung kích cực mạnh được tống đi vào vùng Tinh vân không gian lân cận; nơi mà màn khí, bụi trôi nổi, lơ lửng với nhiệt độ 240 độ dưới Zero mà có trên 70% là Hydrogen. Mặt trước của sóng xung kích cực mạnh nén ép vùng khí, bụi (đường kính vùng khí, bụi này ước lượng khoảng vài năm ánh sáng) tạo ra sự suy sụp trọng lực khiến vùng này trở nên nhiễu loạn, xoáy tròn dần gom lại, tạo thành 1 cái đĩa phẳng dẹt. Theo đúng định luật vật lí, khi thu nhỏ lại thì tốc độ xoay lại càng tăng lên, mật độ trở nên dày đặc.
Ta hãy thử quan sát , một vùng khói dày đang lơ lửng, chậm chạp bình thường, nhưng khi thổi 1 luồng không khí vào sẽ tạo ra sự nhiễu loạn trong vùng khói đó; hay 1 máy bay lao vào 1 vùng mây bão và khi nó đi qua sẽ để lại 1 cuộn xoáy mây theo dạng xoáy tròn.
Sự tác động của sóng xung kích khiến đám mây phân tử sụp đổ, xoay tròn chính là động lượng khởi nguyên của mọi sự chuyển động của toàn bộ Hệ mặt trời mà vẫn duy trì cho đến tận ngày nay.
Trong vòng 50 triệu năm sau, khi mật độ khí Hydrogen và bụi tại vùng tâm trở nên dày đặc nó hình thành 1 quả cầu khí nhiệt độ cao đang tăng lên nhanh chóng, còn gọi là Tiền mặt trời(Protosun), lực nén và nhiệt độ ngày càng mạnh mẽ đến ngưỡng bùng phát phản ứng tổng hợp hạt nhân thì 1 Mặt trời thực thụ bước vào cuộc đời chính của nó.
Trong khoảng thời gian này các Hành tinh dần dần hình thành qua quá trình va chạm, bồi tụ của bụi, khí, nguyên tố hóa học và các mảnh vỡ khác vẫn đang xoay tròn hỗn loạn trong cái Đĩa tiền hành tinh, các Nhà khoa học cho rằng có trên 100 Hành tinh, nhưng 500 triệu năm sau chúng đã va chạm, hợp nhất chỉ còn lại 8 Hành tinh, các hành tinh lùn, Mặt trăng và các Vành đai tiểu hành tinh, Vành đai băng đá Kuiper ở rìa Hệ MT như chúng ta biết ngày nay.
Vậy có thể nói việc khiến mọi thiên thể trong Hệ MT chuyển động là một quá trình dữ dội, bạo lực mà khởi nguyên động lượng của chúng vẫn duy trì cho đến ngày nay. Với Vũ trụ không có cái gì là bất biến, theo thời gian quĩ đạo các Hành tinh sẽ bị đứt gãy, chuyển động sẽ thay đổi, mất dần sự ổn định; các Hành tinh có thể sẽ va chạm phá hủy lẫn nhau, hoặc động lượng sẽ giảm dần cho đến khi bị Mât trời nuốt chửng. Nhưng bạn và tôi không e ngại, có thể trước khi việc đó xảy ra thì cỡ 5 tỉ năm tương lai Mặt trời chúng ta cũng sẽ lụi tàn; bụi, khí lại trở về khí, bụi. Xin chào. - (Mỹ An Trương)
Bạn cứ tưởng tượng nó là 1 mớ hỗn độn đất đá quay xung quanh mặt trời ở cùng khoảng cách quỹ đạo. Sau đó nó va chạm vào nhau rồi kết dính lại. - (Q.Cuong)
Trái đất có thể xoay quanh mặt trời do 2 yếu tố:
1. Trái đất di chuyển theo đường thẳng
2. Lực hút của mặt trời
Nếu bỏ đi lực hút của mặt trời thì trái đất sẽ cứ đi thẳng và văng ra khỏi hệ mặt trời.
Nếu bỏ đi lực di chuyển của trái đất, thì trái đất sẽ bị mặt trời hút thẳng vào tâm của nó.
Lực di chuyển của trái đất được hình thành 4.5 tỉ năm trước do các thiên thạch nằm ở vành đai hệ mặt trời va chạm vào nhau trong quá trình hình thành hệ măt trời.
Lực hút của mặt trời được hình thành do khối lượng vật chất xung quanh hành tinh. Ước tính 1000 lần nặng hơn Mộc Tinh (hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời) và 300,000 lần nặng hơn Trái Đất. Và lực hút này giảm đi phụ thuộc vào khoảng cách giữa hành tinh và mặt trời. Cụ thể: F = G m1 m2 / r^2
F : Lực hấp dẫn (Lực hút)
G : Hằng số hấp dẫn (6.67384 × 10-11 m3 kg-1 s-2)
m1 & m2 : khối lượng của 2 vật thể
r: khoảng cách giữa 2 vật thể - (Hue Tran)
Ngày xưa trái đất yêu mặt trời
Một ngày cãi vã lệ tuôn rơi
Trái đất rời xa khỏi mặt trời
Nhằm hướng mặt trăng để bước tới!
Trái đất rời xa khỏi mặt trời
Ngoảnh đầu nước mắt cứ tuôn rơi
Quay về thì ngại nên dừng lại
Đứng ở đằng xa dõi mặt trời! - (Trung Hiếu)
Bởi vì MT rất Hot, mà cái gì hot là sẽ có vệ tinh bu xung quanh liền - (Sao)
Những gì Einstein viết chính là thứ mà chúng ta sử dụng ngày nay." Will cho biết, thuyết tương đối diễn tả sự hấp dẫn không phải là một lực như thuyết cổ điển của Isaac Newton, là một sự uốn cong không gian và thời gian do khối lượng của vật thể.
nguyên nhân Trái Đất có quỹ đạo quay quanh Mặt Trời không phải vì nó hút Trái Đất, mà là do Mặt Trời đã bẻ cong không - thời gian. Có thể hình dung như bạn bỏ một quả bóng bowling vào một tấm chăn đang căng ra và tấm chăn sẽ uống cong theo hình dạng của quả bóng. Bên cạnh đó, thuyết tương đối còn đưa ra những dự đoán về lỗ đen, nơi mà không thời gian bị bẻ cong đến mức độ không có gì ở bên trong nó kể cả ánh sáng có thể thoát ra ngoài. Ngoài ra, thuyết tương đối rộng còn cung cấp cơ sở lí thuyết cho tiến trình dãn nỡ ngày càng nhanh của vũ trụ.
- (duytan)
ngoài những quan điểm các bạn nêu trên còn có thể tính đến NĂNG LƯỢNG TỐI nữa,ko chỉ trái đất mà tất cả các thiên hà trong vũ trụ đều chịu ảnh hưởng của trọng lực,nhưng chúng lại giãn nở về mọi phía mà ko hút nhau lại,các nhà khoa hoc đã đưa ra một giả thuyết về một thứ gọi là NĂNG LƯỢNG TỐI,nhờ thứ năng lượng tối này mà nó đấy mọi thiên hà xa nhau ra,biết đâu trái đất cũng như mọi hành tinh đều chịu tác động của năng lượng tối mà con người chưa thể biết đến được...vũ trụ bao la,có lẽ đến khi trái đất diệt vong con người cũng chẳng bao giờ tìm hiểu hết được,con người chỉ biết dc một phần cực kì nhỏ trong vũ trụ thôi... - (Chưa Kịp Đặt Tên)
Tất cả giống nồi nước, bạn đun ít gạch cua rồi bạn khuấy tròn lại. Phần dính vào nhau ở giữa sẽ tạo mặt trời, phần dính quanh đấy tạo hành tinh. Thực ra so sánh thế là không đúng nhưng đủ để chúng ta hình dung sơ lược. - (Tiến Minh)
tôi nghĩ ở xa xôi đâu đó ngoài vũ trụ người ta cầm cục nam châm điều khiển đó bạn - (Mạnh Tọc)
Boi vi luc hut cua mat troi can bang so voi luc hut cua cac hanh tinh khac. - (dung050177)
Em cũng thấy buồn cười, tại sao các hành tinh lại cứ lơ lửng bay giữa không gian thế nhỉ, mà lại theo quỹ đạo nhất định chứ? Liệu có một ngày nào đó xẩy "tay lái" mà bay quá khỏi quỹ đạo bình thường không nhỉ! :D - (mashara)
Nên sống vui vẻ có ích cho đời thôi bạn? - (Đới Trí)
Hic,vũ trụ với tôi mù mờ quá,tôi không thể tưởng tượng nỗi giới hạn của vũ trụ là gì,nếu có giới hạn thì nó lại chứa đựng trong một cái nào khác rộng lớn hơn nữa hay sao. - (Trung vl)
Để trả lời thắc mắc này thì phải tìm hiểu đến nguồn gốc của Trái Đất, Trái Đất được hình thành như thế nào? Nhưng theo mình biết thì cho tới bây giờ nguồn gốc hình thành Trái Đất chỉ là các giả thuyết - (Cam Luu)
Tôi nghĩ, trái đất bị bắn (văng) ra khỏi mặt trời từ vụ nổ hạt nhân (big-bang). Trái đất văng xa mặt trời thì xuất hiện lực hấp dẫn vạn vật, Trái đất quay quanh mặt trời khi lực hấp dẫn cân bằng với lực bắn (đẩy) ra; Lực bắn văng trái đất là lực ly tâm. - (duc_mynhatbr)
Đơn giản vì mặt trời không thể quay quanh trái đất - (Quang Đoàn Nhật)
Trái đất có thể xoay quanh mặt trời do 2 yếu tố:
1. Trái đất luôn đi theo đường thẳng. Nếu không có lực hút của mặt trời, trái đất sẽ đi thẳng và bay ra khỏi hệ mặt trời
2. Lực hút của mặt trời tác động lên trái đất. Nếu không có lực di chuyển của trái đất, mặt trời sẽ hút trái đất vào thẳng tâm của nó.
Đường đi của trái đất được hình thành do các thiên thạch va chạm vào nhau quanh vành đai mặt trời cách đây 4.5 tỉ năm.
Lực hút của mặt trời được hình thành phụ thuộc vào khối lượng vật chất bao quanh mặt trời. Khối lượng vật chất này càng lớn thì lực hút sẽ càng mạnh. Cụ thể: F = G m1 m2 / r^2
F : Lực hấp dẫn (Lực hút)
G : Hằng số hấp dẫn (6.67384 × 10-11 m3 kg-1 s-2)
m1 & m2 : Khối lượng của 2 vật thể
r : Khoảng cách giữa 2 vật thể
Ước tính khối lượng của mặt trời nặng gấp 300,000 lần khổi lượng của trái đất. - (Hue Tran)
sẽ có 1 ngày tôi sẽ chứng minh điều các bạn nói hoàn toàn là sai trái :) - (breakfaxt Tran)
luc quan tinh hay luc ly tam deu chieu tac dog cua luc trong tam trai dat khi ta giai thich mot hien tuong!!! vi vay cau hoi tai sao trai dat quay quanh mat troi khong con giai thich mot cach han hep nua, hay nghi den khong gian khong con luc trong truong, luc hap dan rat nho...su quay cua trai dat quanh mat troi vinh cuu duoc suy ra boi luc tu truong chinh ban than cua trai dat chu o co luc nao khac! - (chetoanthuan)
Theo một giả thuyết Trái đất và các hành tinh tách ra từ Mặt trời. Động lực khiến có sự tác rời đó có nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng hệ quả được suy đoán là lúc ban đầu lực đó phải mạnh hơn lực hút của Mặt trời. Cho đến lúc bị bắn ra với khoảng cách nào đó thù lực ly tâm và lực hấp dẫn của Mặt trời ngang bằng nhau, tạo thành một quỹ đạo.
Cứ hình dung một vụ phóng vệ tinh nhân tạo xem?! - (Thúy Nga)
Không những trái đất mà tất cả các hành tinh đang chịu ảnh hưởng của mặt trời sẽ quay quanh mặt trời..và các hành tinh có sự sắp xếp rõ ràng...hơn nữa càng gần mặt trời các hành tinh càng có xu hướng quanh nhanh hơn..những điều đó không đơn thuần là do lực hút vạn vật.. - (Duong Tien)
Mặt trời luôn quay quanh nó với một vận tốc rất nhanh..đây cũng là 1 trong những lí do khiến các hành tinh ko bị nuốt..và chúng quanh quanh mặt trời.(sẽ có giải thích).. - (Duong Tien)
Haiz...nếu ở ngoài không gian..thì mọi vật chất là vô trọng...kể cả trái đất...các nhà khoa học tính được khối lượng của trái đất và dùng trong các công thức là hư cấu..cực kì hư cấu..khối lượng sẽ chỉ được tính ở trong phạm vi của hành tinh..trên hành mỗi hành tinh một vật chất sẽ có khối lượng khác nhau...và nếu ở ngoài không gian thì nó vô trọng..đây là 1 trong những điều mình khám phá được..nếu ai có ý kiến xin ủng hộ. - (Duong Tien)
Nếu đo được khối lượng trái đất có phải là hư cấu quá không.??..nó mãi là vô trọng..trừ khi nó rơi vào hành tinh khác và khi đó nó có trọng và khi đó trọng lượng quy ước theo hành tinh đó..tôi nói đùa mà thật hãy thử lấy cân đặt dưới trái đất xem nó mấy cân..khi đó sẽ tương đương việc bạn cân ngược...cân sẽ chỉ khối lượng của cân thôi..trái đất là vật chất trôi nổi ngoài không gian, nên nó vô trọng..còn nếu tính khối lượng các hành tinh khác ngoài kogian thì càng hư cấu..việc vô nghĩa..mỗi hành tinh nó có quy ước khối lượng riêng vì các lực tồn tại khác nhau ở mỗi hành tinh..ta chỉ nên chú ý tới lực tương tác giữa hành tinh chủ với các hành tinh thôi..nó phụ thuộc vào những hành tinh có nhiều vật chất được tương tác hơn ..đó cũng là 1 trong những nguyên nhân các hành tinh được săp xếp trật tự...nếu tôi không nhầm thì khối lượng tăng dần theo chiều sắp xếp.(khối lượng này quy ước theo lực tương tác của mặt trời...còn trong không gian tất cả vô trọng bởi nó đã cân bằng lực..và bay lơ lửng và bị kéo quay thành những quỹ đạo quanh mặt trời....nếu có sự quan tâm ..tôi sẽ nói thêm nữa...thân chào.. - (Duong Tien)
trái đất xoay quanh mặt trời vì trái đất hút mặt trời, mặt trời hút ngơợc lại trái đất , 2 lực đối lập nhau mà trái đất yếu hơn nên quay quanh mặt trời - (Minh Mại)
vậy cho em hỏi để
học địa tốt đặc biệt là sinh viên năm nhất thì có những loại sách nào hay để học ạ - (hoangdan27198)
Các bạn biết không? Không chỉ Trái Đất của chúng ta đang qay qanh Mặt Trời, mà cả hệ Mặt trời gồm 1 sao và 8 hành tinh đang qay qanh tâm của thiên hà. Thiên hà của chúng ta lại là 1 vệ tinh của một dải thiên hà lớn khác.
Vì vũ trụ hoàn toàn chưa được khám fá hết, và vũ trụ có thể chưa ổn định nên trung tâm của vũ trụ thì chỉ mang tính tương đối. Ước đoán rằng có thể các thiên hà vẫn đang chia thành từng đám riêng lẻ và xoay các chiều hướng khác nhau, chỉ chịu tác động nhỏ của nhau. Đến 1 lúc nào đó, nó sẽ khựng lại zo thay đổi năng lượng và vật chất khiến lực li tâm của chúng vượt qa Gravity.
Gravity ở đây là một hiện tượng làm cong không thời jan trong vũ trụ. Mọi vật chất trong vũ trụ đều có khối lượng. Khối lượng này là ngyên nhân làm cong không thời jan. Gravity sẽ làm biến zạng các chuyển động cho zù là thẳng của vật chất khác.
Khoảng cax càng xa, sự tác động của gravity jữa vật chất càng yếu.
Cũng cần lưu ý, Einstein cho rằng gravity không fải là lực, mà chỉ là hiện tượng biến zạng (thường là tròn) tấm màn mỏng khi bị một vật đè lên. - (Phương Xa)
nguyên thủy trái đất là 1 thanh dài nghiên về 180o. va vào mặt trời có 1 lực hút trái đấy nguyên thủy càng đi sâu chuyển động không ổn định. vào càng sâu lực hút không đều khiến trái đất quay.
mặt trời nguyên thủy hình tròn hòan chỉnh. đang hình thành 1 thiên thạch hoàn chỉnh rai rác các mảnh nhỏ xung quan và nhờ sự đa chuyển động của các thiên thạch ngoài vụ trụ va chạm nhau khiến 1 sức nóng không tượng tao ra 1 vu nổ kình hoàn sức nóng tỏa ra va nuôi toàn bổ trái đất ta gọi đó là ông mặt trời - (Nguyễn Sĩ Trí)
Mình có thể dùng kiến thức khoa học để chức minh sự tồn tại của những thứ "phản khoa học" (chứng minh theo kiểu "gậy ông đập lưng ông")
Theo công thức của Kepler (có trong sách vật lý 10) thì các bạn có thể dễ dàng suy ra được rằng, khi có thiên thạch va vào trái đất, nhẽ ra trái đất phải bị văng ra khỏi hệ mặt trời hoặc bị hút vào mặt trời. Thế nhưng thực tế là mặc dù liên tục bị thiên thạch oanh tạc, trái đất (và cả các hành tinh khác nữa) vẫn bình an vô sự quay đều quanh mặt trời, điều này quả là phản khoa học, nhưng nó vẫn điềm nhiên xảy ra bất chấp các định luật vật lý. Như vậy là rõ ràng phải có 1 đấng thiêng liêng nào đó phụ trách việc duy trì quỹ đạo của các thiên thể trong vũ trụ. - (Đặng Trần Duy)
vừa rồi các nhà thiên văn phát hiện ra ngôi sao lùn có khối lượng vô cùng lớn hơn rất nhiều các hành tinh quanh no, đáng nhẽ cá hành tinh này sẽ bị ngôi sao lùn kia nuốt chửng .nhưng ko đang làm đau đầu các nhà khoa học và có vẻ thuyết tương đối của Eistein ko đúng - (thạch)