09/06/2018, 23:10

Thiên thực có xuất hiện trên các hành tinh khác không? - Câu hỏi hay

Sự kiện thiên thực có xuất hiện ở các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời không, nếu có thì là những hành tinh nào? (Anh Minh) Nguyệt thực được nhìn thấy tại Gosford, phía bắc Sydney, Australia, ...

Sự kiện thiên thực có xuất hiện ở các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời không, nếu có thì là những hành tinh nào? (Anh Minh)

5-1412817991-660x0-1471-1428054682.jpg

Nguyệt thực được nhìn thấy tại Gosford, phía bắc Sydney, Australia, tháng 10 năm ngoái. Ảnh: Reuters

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Chào bạn Anh Minh, câu hỏi của bạn mang tính thời sự vì hôm nay ở Việt Nam của ta sẽ xảy ra hiện tượng Nguyệt thực, tôi xin góp vào một chút hiểu biết của mình.
Thiên thực như bạn nêu là cách gọi chung cho cả 2 hiện tượng: Nhật thực và Nguyệt thực; mọi người đều biết Nhật thực là khi Mặt trời - Vệ tinh tự nhiên (Mặt trăng) - Hành tinh xếp thẳng hàng theo thứ tự; còn Nguyệt thực thì cũng với cách đó nhưng Hành tinh lại có vị trí ở giữa Mặt trời và Vệ tinh tự nhiên.
Do các Hành tinh đều chuyển động theo các quĩ đạo trên mặt phẳng Hoàng đạo của Hệ mặt trời nên các Hành tinh
có Mặt trăng, trừ 2 Hành tinh không có là Thủy tinh và Kim tinh, thì đều có hiện ượng Thiên thực xảy ra. Trái đất có 1
Mặt trăng, Hỏa tinh 2, Mộc tinh 67, Thổ tinh 62, Thiên vương tinh 27 và Hải vương tinh 14.
Với Trái đất và Mặt trăng có một sự trùng hợp lí thú; đó là cự li từ Trái đất đến Mặt trời gấp gần 400 lần so với Mặt
trăng (149,6 triệu km : 384.000 km = 389,583); và đường kính của Mặt trăng lại nhỏ hơn đường kính Mặt trời 400 lần
(1.392.000 km : 3.476 km = 400,460). Vì vậy khi xảy ra Nhật thực toàn phần trên Trái đất thì đĩa Mặt trăng hầu như che phủ hoàn toàn đĩa Mặt trời, với các Hành tinh khác lại không có sự tương quan đó.
Vài trăm triệu năm trong quá khứ chỉ có Nhật thực một phần và khoảng 600 triệu năm trong tương lai cũng sẽ chỉ
có Nhật thực một phần trên Trái đất, vì khi ấy Mặt trăng không thể che phủ hết Mặt trời do nó ngày càng cách xa chúng ta. Xin chào - (Mỹ An Trương)

Tại sao lại không ? rất nhiều là đằng khác, ví dụ như trong hệ mặt trời, trên Mộc Tinh, Hỏa Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh...đều có hiện tượng nhật thực, ở hành tinh Thiên Vương thì có 29 vệ tinh, mình nhớ một lần kính thiên văn Hubble đã ghi lại được cảnh nhật thực toàn phần trên hành tinh này khi mà vệ tinh Ariel nằm chính giữa mặt trời và hành tinh này, ngoài ra khi các vệ tinh như Umbriel, Titania, Oberon bay qua thẳng hàng với mặt trời và Thiên Vương Tinh thì cũng xảy ra hiện tượng nhật thực. - (SCE Tube)

hiện tượng thiên thực xảy ra khi cặp thiên thể có tỷ lệ về kích thước và khoảng cách so với mặt trời phù hợp. Theo tôi biết thì trong Hệ Mặt trời chỉ có Trái đất mới có thể quan sát hiện tượng nhật thực toàn phần. Vì đường kính Mặt trời khoảng 1.400.000 km, gấp hơn 400 lần đường kính Mặt Trăng (3.400 km) và khoảng cách từ Trái đất đến Mặt Trời 150 triệu km gấp gần 400 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng (380000km) nên khi Mặt trăng ở giữa, nó mới đủ lớn để che khuất Mặt trời. Nếu Mặt Trăng nhỏ hơn hoặc xa Trái đất hơn thì trên Trái đất sẽ không quan sát được nhật thực toàn phần mà chỉ là nhật thực một phần, hoặc không có nhật thực vì che khuất không đáng kể ánh sáng từ Mặt trời chiếu đến. Một số hành tinh khác trong Hệ Mặt trời cũng có vệ tinh tự nhiên nhưng chúng quá nhỏ nên ở đó chúng ta chỉ quan sát được nguyệt thực chứ không có hiện tượng nhật thực toàn phần. - (luckyluke)

Với 13 mặt trăng, mình nghĩ sao Hỏa cứ vài ngày lại có Nhật thực, nguyệt thực. Thậm trí là nguyệt thực, nhật thực kép diễn ra cùng một lúc khi mà 2 mặt trăng che lấp nhau hoặc nhật - nguyệt thực( đồng thời khi nửa bên tối là nguyệt thực, bên sáng là nhật thực). Võ đoán thôi vì chưa thấy nhà khoa học nào nói đến... - (Vương Đăng Vũ MU)

Ý bạn hỏi là thiên thực tức là trời bị che khuất à? Hành tinh nào có mây (dù là dạng mây gì) thì cũng đều che trời cả, thiên thực đó. Còn nếu muốn hỏi là nhật thực nguyệt thực, điều kiện tiên quyết xảy ra là cần có 3 thiên thể tạo thành đường thẳng. - (Op)

Nếu trái đất bị nổ chẵng lẽ di chuyển một trái đất mới - (vu duc Dang)

0