Vì sao thời gian ở hai hành tinh khác nhau? - Câu hỏi hay
Thời học đại học, tôi nhớ môn vật lý có bài toán như sau: Năm 2000, một người từ Trái Đất lên phi thuyền bay đến hành tinh A và ở trên đó 7 ngày. Thời gian bay lên và bay về đều là một ngày. Tuy nhiên, sau khi về Trái Đất thì đã là năm 2100. Xin hỏi tại sao lại như ...
Thời học đại học, tôi nhớ môn vật lý có bài toán như sau: Năm 2000, một người từ Trái Đất lên phi thuyền bay đến hành tinh A và ở trên đó 7 ngày. Thời gian bay lên và bay về đều là một ngày. Tuy nhiên, sau khi về Trái Đất thì đã là năm 2100. Xin hỏi tại sao lại như vậy? (Phạm Văn Tuân)
Ảnh minh họa: milkyjoegames.blogspot.com |
Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây
Cái này theo thuyết tương đối là có thật, Theo thuyết tương đối thì thời gian giữa các hệ quy chiếu khác nhau là khác nhau và có tính chất co lại ( ngắn hơn) hoặc dài ra ( dài hơn) của một vật chuyển động ở hai hệ quy chiếu khác nhau. Do đó theo như bài toán vật lý bạn nói, 01 người từ trái đất lên phi thuyền để đi vào hành tinh A và quay về thì được giải thích như sau: Người và Phi thuyền chuyển động ở Hệ quy chiếu thứ nhất là trái đất để đi vào hệ quy chiếu thứ 2 là hành tinh A. Do thời gian của hệ quy chiếu thứ 02 ( là ở hành tinh A)thì thời gian có tính chất co lại so với hệ quy chiếu 01 (là trái đất) ( có nghĩa là thời gian ở hệ quy chiếu 02 ngắn hơn hệ quy chiếu 1 là trái đất). Thời gian co lại tương đương bằng 100nămx365 ngày/(7+2) = 4055,56lần. Có nghĩa là 01 giây ở hành tinh A có thời gian dài tương đương với 4055,56 giây ở Trái đất. nguyên nhân của sự khác nhau là do hệ quy chiếu khác nhau, sự chuyển động của các hệ quy chiếu khác nhau dẫn đến chiều dài của thời gian khác nhau. Ở Việt nam chúng ta có câu chuyện cổ tích Từ Thức Lấy Vợ Tiên, trong đó ông từ thức lên trời 01 năm, sau khi về Trái đất đã hơn 100 năm. Nếu câu chuyện này có trước sự ra đời thuyết Tương đối thì rõ ràng rằng người xửa của VN chúng ta rất giỏi về thiên văn và vật lý hoc. - (Vat Ly Hien Dai)
Ví dụ như sao Mộc nhé, hồi trước mình ở đó nên mình biết, 1 ngày dài bằng cả năm, vì sao Mộc to hơn Trái Đất rất nhiều lần. Có thể cái hành tinh A đó còn to gấp mấy chục lần sao Mộc, nên 7 ngày của nó bằng cả trăm năm ở Trái Đất. Mấy sao khác chưa ở nên không biết. - (Duy Phương Phan)
Vì 1 ngày trên trời bằng 100 năm dưới hạ giới, hehe - (Long Giang)
Bạn xem phim Hố đen tử thần sẽ biết - (Nguyen-hb)
Khi bay với vận tốc = C (vt ánh sáng) thì thời gian sẽ ngừng trôi => nghĩa là bạn sẽ đến được tương lai :D Tuy nhiên theo thuyết tương đối, ko j có thể nhanh hơn vận tốc ánh sáng nên thành ra chỉ gần vận tốc ánh sáng thui => nhưng gần vt ánh sáng là bạn cũng có thể đến tương lai rồi :D 1 giờ trên con tàu vận tốc gần ánh sáng có thể bằng cả năm ở trái đất. Chính vì vậy mà khi người đó về trái đất đã đi thêm bao nhiêu năm nữa rồi, dù tgian trên tàu đó chỉ là vài ngày. ps: trên hành tinh kia thì thời gian chắc giống trái đât thôi, nó ko thể di chuyển như vận tốc ánh sáng được. Nên sự chenh lệch thời gian chỉ có thể xảy ra trên tàu vũ trụ đó thôi. Nhưng tóm lại hiện tại mới là lí thuyết, chưa tạo được cái j bay nhanh như thế được. Nhưng nếu có tàu mà vận tốc như thế thì bạn sẽ đến tương lai rất dễ dàng :D hehe - (Minh)
Bất cứ vật thể nào cũng không có qúa khứ và tương lai, chỉ có hiện tại. Qúa khứ và tương lai chỉ là khái niệm để so sánh với hiện tại, nhưng nó không có thực. Ở một hệ qui chiếu khác sẽ có một sự thay đổi khác với hệ qui chiếu trái đất, nhưng nếu con người có khả năng bay qua bay laị giữa hai hệ qui chiếu thì vẫn là hiện tại, không phải quá khứ cũng không phải tương lai. Điểm khác biệt của hai hệ qui chiếu là quá trình đi-về-tương-lai của hiện tại có thể nhanh hoặc chậm hơn x lần. Nhưng con người sẽ không tồn tại trong biên độ qúa lớn của hệ qui chiếu khác do khả năng thích nghi giới hạn vì là vật sống, nên đi đến tương lai hay về qúa khứ chỉ là mơ tưởng. - (Philip Viet)
Hình như bạn mê truyện Đô rê mon quá.! - (Tính)
Tại vì 1 ngày trên thiên đình bằng 100 năm dưới hạ giới. hehe - (Long Giang)
không biết Đại học nào dạy bạn vậy ta??? - (truongsonthuydung)
Nếu bạn đã từng học đại học, môn vật lý cao cấp A3, trong đó thuyết tương đối của albert einstein đã chỉ ra rằng thời gian (cũng như không gian) có tính chất co giãn khi chuyển động đạt đến vận tốc ánh sáng. Đây là "thuyết", bạn chấp nhận mà không cần phải hiểu làm gì cho mệt. Bạn ở HT A là 7 ngày = 7 ngày trên trái đất (coi như trái đất và HT A là điểm). Vấn đề ở đây chính là 2 ngày đi về trên phi thuyền. Nếu cho rằng phi thuyền đạt vận tốc ánh sáng (3x10 mũ 9 m/s) thì lúc này thời gian trên phi thuyền đang tuân theo thuyết tương đối, bị co lại, trong khi thời gian trên trái đất là bình thường. Đại loại là trong phi thuyền, khoảng thời gian 100 năm đã bị "co" lại chỉ còn 2 ngày. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các khái niệm không-thời gian, vật chất tối, hố đen, đơn vị thiên văn, "hạt của chúa".... để hiểu thêm nhé. - (Nguyễn Chinh)
Đi, về giống ông Táo quá ! - (sytd)
Câu hỏi này hóc búa quá mình chịu thôi. - (Lực bất tòng tâm)
Bạn nói hành tinh A ở đây là gì? Mặt trăng? Sao Thổ hay là Sao Mộc? - (Dao Tran)
Cái này là chính xác mà, theo thuyết tương đối của Einstein, lực hấp dẫn và thời gian có liên hệ với nhau. Nơi có lực hấp dẫn lớn thì thời gian sẽ quay chậm hơn. Nếu bạn xem phim Interstellar sẽ thấy có đoạn phi thuyền đáp xuống 1 hành tinh mà 1h trên hành tinh này bằng 7 năm trên mặt đất. Lý do là do hành tinh nằm gần 1 hố đen rất lớn (100 triệu lần trọng lượng của mặt trời), đồng thời trọng lượng của nó cũng lớn hơn trái đất. Tương tác hấp dẫn quá lớn làm thời gian bị kéo dài ra hơn nhiều lần so với khi con người ở trên trái đất. - (minh)
Bạn nên coi lại bài giảng của Einstein - (Bui Hanh)
giả sử 1 đoàn tàu chạy vòng quanh trái đất với vận tốc ánh sáng. cứ lặp đi lặp lại nhiều vòng như thế, người ở trong đoàn tàu đó vẫn sẽ cảm thấy thời gian trôi bình thường (theo thuyết tương đối), những người ở bên ngoài thì sẽ thấy thời gian trôi qua rất nhanh. Những người ở trong đoàn tàu đó có thể đến năm 2050 mà mới chỉ trải qua 2 ngày. - (iamisking)
Trong kinh Phật có nói 1 ngày ở Trần gian là 1000 năm ở địa ngục A Tỳ ,... Không biết thế nào. - (tong lieu ly)
Thuyết tương đối của Albert Einstein thì bạn bay càng nhanh thời gian của bạn trôi qua với người quan sát là trái đất sẽ chậm lại: Và nếu bạn gần đạt được vận tốc ánh sáng thì bạn trải quả 2 ngày trên phi thuyền thì người khác ở trái đất đã trải qua 100 năm. - (Thế Dương)
vậy thời gian từ trái đất bay đến hành tinh A mất bao lâu? tỉ trọng của hành tinh A như thế nào? bạn đựa ra câu hỏi thiếu thông tin quá - (Zarrkagunslinger Gunslinger)
Thời gian là tương đối . Ví dụ bạn ở trái đất thời gian được qui ước tính theo tốc độ quay của trái đất quanh trục gọi là 1 ngày, hay tốc độ quay của trái đất quanh mặt trời gọi là 1 năm, thời gian ở hệ mặt trời của chúng ta được tính qui chiếu so với trung tâm là mặt trời. Ở các hệ hành tinh khác ngoài hệ mặt trời, thời gian một hành tinh quay quanh trục của chính nó có thể rất dài bằng hàng trăm năm so với cách tính của chúng ta. Vì vậy tính tương đối 1 ngày của hệ hành tinh khác có thể bằng hàng trăm năm hoặc hơn so với 1 ngày của hệ mặt trời nơi có trái đất của chúng ta đang ở. - (chungnt2003)
Theo định luật gì đó thì mình quên rồi, của Einstein thì phải, thời gian có tính tương đối, nghĩa là thời gian ở một địa điểm trong vũ trụ sẽ khác so với một điểm khác. Tại sao có sự khác biệt này, tại vị thời gian bị ảnh hưởng bởi khối lượng của một hành tinh, một hành tinh có khối lượng càng lớn thì thời gian sẽ càng chậm. Điều này cũng đúng khi áp dụng cho phi hành gia, đồng hồ trên phi thuyền của phi hành gia sẽ chạy nhanh hơn một trên một phần ngàn giây tại vì họ cách xa trái đất hơn. Trong trường hợp của bạn hỏi thì, ở lại trên hành tinh A 7 ngày thì thời gian sẽ chậm hơn rất nhiều có thể tại vì khối lượng của hành tinh này cực kì lớn, nên nó kéo chậm thời gian xuống. Trên lý thuyết thì bạn khó có thể ở lại trên hành tinh này 7 ngày tại vị nếu một hành tinh có kích cỡ lớn như vậy thì trọng lực cũng sẽ rất lớn, nghĩa là có thể bạn sẽ bị trọng lực hút dính vào hành tinh, hoặc bị đè bẹp. Đó là những gì mình biết. - (nguyen huy)
mình chưa nghe tới nhưng mà chắc là do tốc đọ quay của ngôi s đó nó quay chậm thì lâu mới hết đc 1 ngày hjhj đầu óc trẻ con suy luận đc có tý thế thôi !!!! - (dangvantan88)
Thời gian cũng là 1 dạng vật chất, khoa hoc bây h gọi nó là trường thời gian. Trong vũ trụ này ko phải chỉ tồn tại duy nhất 1 trường thời gian mà là vô số trường tồn tại song song, ví dụ như trong hố đen, thời gian là ngừng trôi. Do đó tài hành tinh khác kia có thể đang năm trong 1 trường thời gian khác so với trái đất. Còn nếu sử dụng thuyết tương đối để lý giải thì hệ quy chiếu khác nhau sẽ có những kết quả khác nhau. Vi dụ như trên trái đất, để quay hết 1 vòng quanh trục của mình trái đất cần 24h, nhưng tại 1 hành tinh có khối lượng lớn gấp đôi trái đất 1 vòng cần 48h. Vậy ở trên hành tinh kia bạn cảm nhận mới chỉ hết 1 ngày nhưng so với trái đất thì đã là 2 ngày rồi - (Nguyễn Nam)
đọc cmt của các bác em tưởng đang trong phim khoa học vt, hài thật - (V̷̦͍̱̥ă̷͔̥͕̲n̴͎͉͔͈ V̷̨̹͓͙i̵̬͙̪̫ệ̸̱̥̞͚ṭ̶̨̨̫ Ḥ̷͕͔̳ù̴͉͍̝̬n̷͙̖̝̱g̵̮̙̳̟)
Trái đất xoay quanh trục của chính nó mất 1 ngày, quay quanh mặt trời hết 1 năm =365 ngày. Hành tinh A có quỹ đạo quanh mặt trời (hoặc ngôi sao chủ của nó) cũng như tự xoay quanh trục chính nó quá chậm. Nên khi bạn ở hành tinh A thấy mất 7 ngày, cộng 2 ngày đi về là 9 ngày nhưng trong cùng khoảng thời gian, Trái đất đã hoàn thành chu kì quay quanh MT 100 lần nên 2000-2100. - (Minh Vũ)
Bởi vì hành tinh A đó phải mất 14 năm để quay hết một vòng quanh chinh nó - (Thanhhieu)
Hành tinh A ở đây là một hành tinh nào đó ngoài trái đất đó bạn Dao Tran. Còn tại sao khi về lại là năm 2100 (con số này chỉ là tương đối thôi nhé, từ vào hành tinh mà bạn tới). Lý do là hành tinh bạn tới có thời gian quay 1 vòng của nó bằng nhiều ngày trên trái đất, nên 2 ngày trên đó mới bằng mấy năm ở trái đất như trong câu hỏi. Vài đong chia sẻ theo sự hiếu biết của tôi. - (Ngọc Nguyên)
Theo thuyết tương đối của Einstein thì thời gian sẽ bị tác động bởi trọng lực. Nói cách khác thời gian không phải là tuyệt đối. Tuy nhiên để cách biệt thời gian lớn như thế thì hành tinh A phải cách trái đất hàng nghìn năm ánh sáng và vận tốc bạn bay tới đấy phải cực lớn. Điều đó khó có thể xảy ra với trình độ khoa học hiện giờ. Mặt khác khoảng thời gian 7 ngày bạn nêu cũng vô lí bởi nội bay lên mặt trăng thôi cũng đã 5 ngày bằng spaceship hiện đại nhất bây giờ rồi. - (Anh)
Cái này liên quan đến thuyết tương đối. Thuyết tương đối cho thấy giữa vận tốc và thời gian, khoảng cách đều có mối liên quan. Trong hoạt động thường ngày, vận tốc của chúng ta quá thấp không nhận biết được, nhưng khi vận tốc càng gần với vận tốc ánh sáng thì sẽ có sự bẻ cong cả về không gian và thời gian. Trên một chiếc phi thuyền vũ trụ với tốc độ cao, thời gian trên tàu sẽ chậm hơn thời gian ở các nơi đứng yên hoặc vận tốc chậm hơn, ví dụ như trên trái đất. Bởi vậy, khi người ngồi trên phi thuyền mới trải qua vài ngày, thì người trên trái đất đã trải qua cả trăm năm, chẳng hạn vậy... Về chi tiết bạn phải nghiên cứu kỹ thuyết tương đối của Einstein thì mới hiểu được (mà cũng chưa chắc hiểu được, vì đây là vật lý cao cấp đấy :D) - (Thanh)
Đây chỉ là giả thuyết, chưa có thật . - (nguyengiap30)
Tốc độ quay quanh trục và quỹ đạo quanh ngôi sao phát sáng khác nhau thì ngày đêm sẽ khác nhau. Cho nên quy ước ngày của bạn dùng chung cho cả 2 hành tinh là không chính xác - (Chuoi)
Thuyết tương đối của Einstein: khi di chuyển với vận tốc rất lớn (hơn vận tốc ánh sáng) thì thời gian sẽ trôi chậm lại! Bạn có thể tìm đọc ví dụ về "Chuyến xe lửa của Einstein", ờ đó có chứng minh cụ thể! - (AT)
Thời gian là bất biến không bao giờ có chuyện đó - (Tulip)
Bởi vì người đó sử dụng cỗ máy thời gian của Đô Rê Mon! - (Audi A7)
Không tin là 1 người có trình độ đại học lại đưa ra câu hỏi này. Đơn giản là vì 7 ngày trên hành tinh A bằng gần 100 năm trên Trái đất (nếu coi thời gian bay đi và về theo giờ Trái đất). Tức là Trái đất quay quanh Mặt trời 100 lần (bằng 1 năm) thì hành tinh A mới quay được 7 vòng (7 ngày) đó ạ. - (united)
1 câu hỏi không đủ dữ kiện cụ thể thì ai trả lời được cho bạn chứ , bạn không nêu đi từ hành tinh nào đến hành tinh nào trong khoảng cách bao xa và di chuyển với vận tốc bao nhiêu nữa . Thuyết tương đối hẹp Einstein phát biểu rằng thời gian trôi nhanh hay chậm tùy thuộc vào bạn chuyển động tương đối bao nhanh so với vật khác. Tiến gần đến tốc độ ánh sáng, thì một người bên trong một phi thuyền vũ trụ sẽ già đi chậm hơn nhiều so với người anh em song sinh còn ở nhà. Và, theo thuyết tương đối rộng Einstein, lực hấp dẫn có thể là bẻ cong thời gian. Tuy nhiên tất cả mới chỉ trên lý thuyết vì trình độ con người hiện tại chưa thể di chuyển với vận tốc ánh sáng được nên chưa thể chứng minh điều đó - (Vũ Duy Bảo)
Vì trọng lực bẻ cong không thời gian. Thời gian đơn giản chỉ là đơn vị đo sự vận động của sự vật hiện tượng. Vũ trụ chúng ta vận động từ vi mô đến vĩ mô nên hình thành thời gian. Ở vĩ mô, trọng lực khác nhau giữa các hành tinh, lỗ đen... tác động lên không-thời gian quanh nó làm cho thời gian ở mỗi hành tinh khác nhau hay cụ thể là sự vận động của chúng khác nhau. - (QuangDK)
Nếu có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng thì ta có thể quay lại được quá khứ. Nghĩa là 1s ta di chuyển được trên 30 ngàn km ... - (Con Ông Nông Dân)
Theo thuyết tương đối hẹp thì người chuyển động với vận tốc cao thì thời gian sẽ trôi chậm lại. Nếu khoảng cách từ trái đất đến hành tinh đó rất xa, nhưng phi thuyền đi với tốc độ cực cao thì thời gian trên phi thuyền đó 2 ngày sẽ bằng cả 100 năm ở trái đất. - (Phạm Mạnh Trung)
Thời gian là do con người quy định, làm sao khác nhau như ý của bạn được. - (Ngo Quan)
Tớ có bạn trên hành tinh A, bạn ấy cứ mời tớ đến chơi nhưng tớ chả muốn đi. Lên đó chơi vài ngày lúc về lại chả còn ai thân thiết nữa thì buồn lắm. - (Công Thành)
Nói như các thánh ở đây thì : mình cứ di chuyển từ hệ qui chiếu này sang hệ qui chiếu khác thì mình sẽ trở nên bất tử. - (Tuan Kiet)
Bạn xem lại thueets tương đối của Anhstanh đi , trong đó có giải thích về " Sự trôi chậm của thời gian" - (tranvantinh2000)
Cách tính thời gian là cách tính do con người chúng ta quy ước. Nên theo mình nghĩ, dù ở đâu hay hành tinh nào đi nữa. Mà dùng thiết bị tính thời gian do con người tạo ra thì thời gian cũng như nhau. Một ngày 24h thì ở đâu cũng là hết 24h sẽ là một ngày. Ok Men - (Anh Tuan Nguyen)
Thời gian ở các hành tinh có trọng lượng lớn hơn sẽ trôi chậm hơn ở tại các hành tinh có trọng lượng nhẹ hơn. Không phải do kích thước nó to hay nhỏ, quay 1 vòng hết bao nhiêu tiếng. Đây là do ảnh hưởng của trọng lượng hành tinh nặng hơn tác động lên không thời gian nhiều hơn, uốn cong nó mạnh hơn. Trước đây Albert Einstein đã thử nghiệm bằng 2 cái đồng hồ nguyên tử 1 đặt trên trái đất, 1 được phóng lên vũ trụ. Kết quả là cái trên vũ trụ quay nhanh hơn 1 tí - (Kin Nguyen)
1 ngày của hành tinh khác bằng 5.214 ngày của trái đất đồng nghĩa với viêc là người ngoài hành tinh thông minh hơn người trái đất bằng ấy lần.....UFO....! - (Tomvan Hoang)
Thời gian chỉ là cảm giác hư vô :v bạn tưởng tượng nó giống như nước, ở trái đất nó lỏng, ở hành tinh A nó đặc hoặc B nó ở thể khí. Con tàu thì gần giống đá. Nguồn nhiệt là vận tốc đường xích đạo + con tàu. - (Heo Mập)
Bạn Phạm Tuân này chắc đọc nhiều chuyện Doremon hoặc hâm mộ 7 Viên ngọc rồng đó mà. - (Minh Mai)
bạn cho tôi xin cái tên quyển sách kia để t đọc với, vì bản thân tôi trước giờ chỉ biết rằng 2 anh em sinh đôi sẽ có cùng tuổi khi được trở về cùng một hệ quy chiếu. - (Lu Tiên Sinh)
2 nguyên nhân: 1 là tác giả sách có vấn đề đầu óc. 2 là tri nhớ của bạn có vấn đề (doc truyện viễn tưởng ma cứ nghĩ la sách vật lí) - (ctwolf.vn)
Nếu nói như bạn vậy các phi hành gia bay lên mặt trăng rồi quay về trái đất là năm bao nhiêu? - (Đau Cái Đầu)
Hinh nhu ban thật tha qua. ai noi gi thi cung tin thi phai. - (besaudng)
Có thể được chứ, với điều kiện chiếc phi thuyền đó bay nhanh gấp hàng triệu lần tốc độ ánh sáng. - (Hien Le Vinh)
Về đọc lại thuyết tương đối của Anh-xtanh thì sẽ hiểu. Hai hành tinh có vận tốc khác nhau thì thời gian khác nhau thôi - (HEHE)
Về xem Từ Thức Lên Tiên của Việt Nam sẽ có câu trả lời! - (Biển Đông)
Dân gian chẳng giải thích rồi còn gì : " Một ngày trên trời bằng 1 năm dưới đất " ! =)) - (nguyenthanhtrieu90)
Bạn có thể lên youtube tìm và theo dõi "Journey to the Edge of the Universe" của kênh truyền hình National Geographic và series "How the Universe Works" Season 1 của Discovery sẽ giúp cho bạn hiểu biết thêm nhiều dưới góc độ khoa học về vũ trụ và thời gian đấy.
Xem xong có lẽ bạn sẽ tự rút ra được giải thích khoa học nhất cho chính mình thôi. Thời gian, không gian cùng có điểm khởi đầu là vụ nổ BigBang. Lấy một ví dụ đơn giản là trên một trục tọa độ Ox, thời gian tại điểm A trên trục cách gốc O một khoảnh bằng h là 0 thì thời gian tại gốc O đã là 0 + h/c rồi!
Và như vậy, mỗi tia sáng mặt trời mà chúng ta nhìn thấy mỗi ngày thực chất có "tuổi" khoảng gần 5 tỷ năm - là khoảng thời gian để nó xuất phát từ mặt trời và truyền đến mắt chúng ta! - (Thảo)
Gỡ một cái đồng hồ cơ nào đó ra, xem các bánh răng ăn khớp và xoay với tốc độ khác nhau như thế nào so với bánh răng trung tâm là bạn sẽ hiểu. - (Vũ Phi)
Lược sử thời gian - một tác phẩm khoa học nổi tiếng của Stephen Hawking, giải thích một cách bình dân nhất những lý thuyết khó hiểu nhất về không gian, thời gian và vũ trụ bao la. Hãy đọc để hiểu biết chút ít về sự vô cùng của vũ trụ. Bạn nhé. - (Nguyễn Chinh)
Chắc bạn này được học bài "Từ Thức gặp tiên" rồi ????? - (sytd)
Cái này là theo thuyết tương đối đó bạn, nếu phi thuyền đi với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng, thì thời gian trên phi thuyền diễn ra chậm hơn thời gian trái đất, như vậy lúc này thời gian trên phi thuyền tổng cộng là 2 ngày thì thời gian trên trái đất 100 năm, phụ thuộc vào tốc độ phi thuyền cực lớn gần xấp xỉ tốc độ ánh sáng . 1 Vật thể di chuyển càng nhanh như phi thuyền thì thời gian diễn ra trên phi thuyền càng chậm, và đòi hỏi phi thuyền phải có khối lượng cực lớn. Nên điều này là không thể thực hiện được với điều kiện khoa học hiện tại . - (Leo Quang)
Tôi thấy bạn Minh nói đúng, vì theo thuyết tương đối của Einstein khi một vật thể di chuyển bằng vận tốc ánh sáng thì thời gian của vật thể đó bằng không ( tg không trôi), nếu một người từ trái đất bay qua hành tinh khác bằng một phi thuyền di chuyển bằng vt as thì sau 50 năm quay về trái đất thì người đó vẩn bình thường nhưng mọi thứ ở trái đất đã già đi 50 tuổi - (Kietpham1976)
có thể do lực hút mạnh hoặc yếu,trước nghe trong phim khoa học người ta suy đoán vậy. - (mincandy)
Thời gian là đồng nhất nếu cùng 1 hệ đếm. Ví dụ như của chúng ta là giờ, phút, giây... 1 ngày của chúng ta được quy định là thời gian trái đất tự quay đúng 1 vòng. Ở đây chỉ đề cập đến ngày, không nói rõ thời gian (giờ, phút, giây...) của 1 ngày đó nên 1 ngày trên hành tình đó sẽ bằng 100năm x365 ngày chia cho 7= khoảng 5214 giờ trên trâi đất. - (MrBoomba)
Khái niệm thời gian là do con người đặt ra, ở các hành tinh khác nhau có những "con người" khác nhau nên khái niệm thời gian đưa ra cũng khác nhau! - (songcongtyct)
Cái này phải giải thích theo thuyết tương đối thì người hỏi phải tính bằng ngày Trái Đất, năm Trái Đất, đo bằng đồng hồ Trái Đất. Nêu so kích thước thì đó là khác nhau về ngày thiên văn của mỗi hành tinh thôi. - (Bành Thanh Sơn)
vì trái đất chúng ta quay theo quỹ đạo nhanh
nếu hành tinh A quay theo quỹ đạo chậm . vì vậy 7 ngày trên hành tinh A là 100 năm trên trái đất - (THẮNG VŨ)
nếu b di chuyển vs tốc độ càng cao thì thời gian sẽ càng chậm lại ( so vs những người di chuyển vs tốc độ thấp) - (Lăng Phi Phượng)
Nhiều bạn trả lời do hành tinh khác quay nhanh hay chậm hơn trái đất dẫn đến thời gian thay đổi là không chính xác. Nó chỉ làm thời gian quy ước (ngày đêm, đồng hồ..) chênh lệch như chênh lệch múi giờ thôi.
Muốn thời gian co giãn đi đến tương lai chỉ có cách làm bẻ cong không thời gian bằng cách chuyển động nhanh gần với vận tốc ánh sáng- thuyết tương đối hẹp hoặc tăng gia tốc (trọng lực) - theo thuyết tương đối rộng. - (TRẦN PHƯƠNG ĐĂNG)
mấy bạn không hiểu rõ, thời gian có tính tương đôi nhưng nó cũng là duy nhất chứ.
ngày ở trái đất là 24h(tính từ khi mặt trời mọc và hết màn đêm)
như vậy, nếu bạn đi lên thiên đàng mà vẫn đem đồng hồ trái đất đi để đo thì về nhà vẫn chỉ là thời gian trên đồng hồ đó.
nếu bạn lên sao kim và dùng thời gian của sao kim thì 1 ngày của nó bằng 3 ngày trái đất đấy.
mấy bạn chưa chắc đã hiểu thuyết tương đối đâu mà đừng có kể ra.
cái đầu bài trên nghe thấy cũng không hợp lý rồi, cho dù thời gian bạn dùng như thế nào đi nữa thì bạn cũng không thể sống quá khoảng 100 năm thời gian trái đất đâu. - (nguhoc)
Định nghĩa:
1 ngày đêm là khi 1 hành tinh tư quay quanh trục của nó 1 vòng. (trái đất là 24h)
1 năm là khi 1 hành tinh quay quanh mặt trời 1 vòng.(Trái đất là 24*365 + 6)
Nhưng vì các hành tinh có vận tốc bay và vận tốc quay quanh trục khác nhau dẫn đến số giờ trong 1 ngày và số giờ trong 1 năm khác nhau. Nếu 1 hành tinh tương tự trái đất về kích thước và vị trí so với mặt trời nhưng vận tốc quay quanh trục = 1/365 của trái đất thì 1 ngày ở hành tình đó = 1 năm của Trái đất. - (Đinh Hưng)
Theo thuyết tương đối, vận tốc chuyển động càng nhanh thì thời gian trôi càng chậm. Vì vậy nên là 100 năm bằng 9 ngày - (trankhanhnguyen70)
Bạn có thể đọc những nghịch lý nổi tiếng của vật lý.Thực tế có những thứ toán học chưa tìm ra công thức nhưng vật lý đã phát hiện ra tính chất cũng như dự đoán những hiện tượng tự nhiên.Hiện nay người ta đang cố gắng đưa mọi thứ của vật lý về 1 mối nghĩa là thống nhất mọi thứ của vật lý về những dạng cơ bản. - (Nam Nguyễn Ngọc)
giả sử: nếu ta ở 1 con tàu đang bay với vận tốc xấp xỉ c và có cái camera kết nối với trái đất, bằng 1 cách nào đó ta và người trái đất có thể thấy nhau thì chuyện gì sẽ xảy ra?? - (hung65tn)
1 ngày phụ thuộc vào vận tốc quay của hành tinh đó . ở trái đất thì nó quay quanh mặt trời mất 24h , Nhưng ở hành tinh khác vận tốc của nó quay quanh mặt trời của nó rất chậm . Có thể mất 48 tiếng mới dc 1 vòng .. vậy 1 ngày ở đây bằng 2 ngày ở trái đất :D , lập luận này mình tự nghỉ ra , có gì sai sót nhờ mọi người chỉnh sữa ! - (Chánh Mạnh)