Vì sao Tết âm lịch lại được gọi là Tết Nguyên Đán?
Mừng tuổi đầu năm Theo nghĩa Hán Việt thì Nguyên là bắt đầu, Đán là buổi sớm. Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết cả, là tết mở đầu buổi sáng của một năm mới. Đó là ngày Tết lớn nhất trong năm, ngày hội tụ gia đình, ngày tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, ngày chúc thọ nhau. Có rất nhiều ...
Mừng tuổi đầu năm
Theo nghĩa Hán Việt thì Nguyên là bắt đầu, Đán là buổi sớm. Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết cả, là tết mở đầu buổi sáng của một năm mới. Đó là ngày Tết lớn nhất trong năm, ngày hội tụ gia đình, ngày tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, ngày chúc thọ nhau. Có rất nhiều phong tục truyền thống như dựng cây nêu trừ ma tà, cúng ông Táo chầu trời, xông đất, mừng tuổi, hái lộc, làm bánh chưng, bánh tét, chơi hoa đào, hoa mai, tắm gội nước thơm, mặc quần áo mới, đốt pháo (nay đã bỏ), treo tranh Tết, trang hoàng lại nhà cửa, tránh quét nhà đầu xuân và kiêng nói nặng lời, nói điềm gở, thăm hỏi gia đình, họ hàng, thầy cô giáo, thầy thuốc, bạn bè...
Tục cúng ông Táo bắt nguồn từ truyền thuyết hai vợ chồng nghèo bỏ nhau. Người vợ lấy được chồng giàu. Chồng cũ bị mù đi ăn mày. Tình cờ đến nhà vợ cũ. Vợ đem gạo ra cho. Chồng mới nghi ngờ làm vợ uất ức đâm đầu vào lửa chết. Chồng cũ chết theo. Chồng sau cũng nhảy vào lửa chết nốt. Thượng Đế phong cho cả ba làm vua bếp. Vì vậy ngày tết các nhà thường mua ông đầu rau mới để thay ông đầu rau cũ. Phiên chợ ngày 23 tháng chạp người ta mua hai mũ ông và một mũ bà và ba con cá chép sống (cá chép sẽ hóa rồng) và đem cúng. Cúng xong thả cá xuống ao hồ. Táo quân chầu trời sẽ tâu trình mọi việc trong năm của từng nhà và cầu xin cho gia đình được may mắn.