Vì sao tàu phá băng có thể phá được băng?
(Hình minh họa) So với các tàu khác, tàu phá băng có các đặc điểm riêng sau: thân tàu được kết cấu đặc biệt vững chắc, vỏ tàu bằng thép nói chung dày hơn các loại vỏ tàu khác rất nhiều; thân tàu to rộng nhng phần trên thon lại phù hợp với việc mở đường đi cho tàu thuyền ...
(Hình minh họa)
So với các tàu khác, tàu phá băng có các đặc điểm riêng sau: thân tàu được kết cấu đặc biệt vững chắc, vỏ tàu bằng thép nói chung dày hơn các loại vỏ tàu khác rất nhiều; thân tàu to rộng nhng phần trên thon lại phù hợp với việc mở đường đi cho tàu thuyền tương đối rộng trong lớp băng; thân tàu ngắn (tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của các tàu nói chung là vào khoảng 7/1 đến 9/1, còn của tàu phá băng là 4/1) nên dễ dàng tiến, lui và thay đổi phương hướng, dễ lái; mớn nước sâu nên có thể phá những tầng băng tương đối dày. Công suất động cơ lớn, tốc độ tàu cao nên khi lao mạnh vào tầng băng sẽ tạo nên lực xung kích lớn. đầu tàu được làm theo hình vát, tạo thành góc 20 - 350 với mặt nước, nó có thể "bò" lên mặt băng; hai mặt bên của đầu tàu, đuôi tàu và bụng tàu đều có những khoang nước rất lớn, được dùng như là thiết bị phá băng.
Khi gặp băng, đầu tàu phá băng sẽ ngóc lên và bò lên trên mặt băng rồi nhờ sức nặng của phần đầu tàu ép vụn băng ra. Trọng lượng này rất lớn, nói chung khoảng 1000 tấn, những lớp băng không quá vững chắc thường phải nhờng bớc ngay trước sức ép đó của tàu phá băng. Còn nếu lớp băng tương đối vững chắc thì tàu phá băng thường lùi về phía sau một đoạn sau đó mới mở hết công suất máy lao vào lớp băng, một lần cha được thì lao đi lao lại cho đến lúc phá được lớp băng. Khi gặp lớp băng rất dày, một lúc không phá ngay được thì sẽ chạy những bơm nước có công suất lớn đặt trên tàu, bơm đầy nước vào các khoang chứa nước ở đuôi tàu, do đó trọng tâm của tàu chuyển về phía sau, đầu tàu tự nhiên ngóc lên cao. Lúc này cho thân tàu tiến lên một chút để cho đầu tàu gác lên tầng băng dày, tiếp đó tháo hết nước ở khoang chứa nước ở đuôi tàu ra, đồng thời bơn đầy nước vào khoang chứa ở đầu tàu. Nh vậy đầu tàu vốn đã có trọng lượng rất lớn nay lại thêm trọng lượng của mấy trăm tấn nước ở khoang chứa nên dù lớp băng rất dày cũng bị phá vỡ. Cứ nh vậy tàu phá băng không ngừng tiến lên một cách từ từ, mở một đường đi trên lớp băng dày. Các tàu phá băng của một số nước châu Âu khi phá băng ở Bắc Băng Dương có lúc đã gặp những tầng băng vừa dày vừa kiên cố, và đã xảy ra sự việc sau: khi tàu phá băng đã nằm trên mặt băng mà tầng băng không bị phá vỡ, con tàu cứ lún xuống dần nh bị gác trên băng và thân tàu bị băng kẹp chặt. Dù cho tàu mở hết công suất cũng không tiến lên được một chút nào. Gặp phải tình huống này thì làm thế nào? Chỉ có cách là dùng biện pháp lắc đi, lắc lại mới giải thoát được tàu phá băng ra khỏi lớp băng ngoan cố đang vây quanh. Muốn tàu phá băng có thể lắc đi lắc lại, ở hai sờn thuộc phần giữa của tàu phải thiết kế khoang nước lắc đi lắc lại, khoang nước này một mặt chứa nước ngọt dùng cho nồi hơi và ăn uống; một mặt khi sờn tàu bị h hỏng có thể giữ cho thân tàu không bị nước chảy vào (để bảo đảm tính không chìm). Tác dụng thứ ba của nó là để giúp cho tàu phá băng thoát khỏi nguy hiểm nói trên. Khi tàu phá băng bị tầng băng kẹp chặt, chỉ cần bơm đầy rất nhanh khoang chứa nước một bên sờn, tàu sẽ nghiêng về một bên, hút nước ở sờn bên này ra và bơm đầy vào khoang chứa nước ở sờn bên kia, tàu sẽ nghiêng về phía ngược lại. Cứ bơm và hút ra như vậy, tàu phá băng sẽ lắc đi lắc lại về hai phía phải trái, đên một lúc nào đó cho tàu chạy hết công suất tàu sẽ lùi khỏi mặt băng không khó khăn gì.