Suy nhược thần kinh là gì? Phân biệt thế nào giữa mệt mỏi và suy nhược?
Dấu hiệu của mệt mỏi Mệt mỏi là trạng thái sức lực bị cạn kiệt. Trong cuộc sống, đặc biệt là làm việc nhiều gây cho ta mệt mỏi; mệt mỏi về trí óc ảnh hưởng nhiều tới tâm thần hơn là thế chất.Nêu khi ta làm nhiều, suy nghĩ nhiều mà được nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ một giâc là hêt thì ...
Dấu hiệu của mệt mỏi
Mệt mỏi là trạng thái sức lực bị cạn kiệt. Trong cuộc sống, đặc biệt là làm việc nhiều gây cho ta mệt mỏi; mệt mỏi về trí óc ảnh hưởng nhiều tới tâm thần hơn là thế chất.Nêu khi ta làm nhiều, suy nghĩ nhiều mà được nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ một giâc là hêt thì đó là mệt mỏi bình thường. Còn khi người bị mệt mỏi không phải sau một đợt làm việc quá sức, tự nhiên mệt, mệt mỏi triền miên từ ngày này qua ngày khác, không nghỉ ngơi yên, không ngủ được, không làm gì cũng được thì đó là suy nhược bệnh lý.
Biểu hiện của hội chứng suy nhược:
Nét chính của hội chứng này là sự mệt mỏi sau cô' gắng tâm thần gây khó khăn trong tập trung chú ý dễ bị kích thích và các triệu chứng có thề có như chóng mặt, đau đầu, đau cơ... và các rối loạn tiêu hóa. Lo âu trầm cảm thường đi kèm theo suy nhược.
Suy nhược làm cho khả năng làm việc trí óc và thế lực giảm sút mau chóng mệt mỏi, đuôi sức dễ bỏ dở công việc thiêu bền bỉ, kém năng suất; đãng trí;
giảm trí nhớ; giảm tập trung chú ý, lơ đãng.
Các triệu chứng của suy nhược gồm:
- Dễ bị kích thích, nóng nảy, cáu bẳn, rất nhạy cảm với kích thích.
Ví dụ: - Lượng nhỏ cà phê, chè cũng gây mâ't ngủ, hoảng loạn.
- Ánh sáng mờ cũng gây chói mắt.
- Tiếng động nhỏ cũng gây giật mình, không chịu nổi, gây khó ngủ, dễ bực tức.
- Ngủ ít, khó đi vào giấc ngú, mộng mị, có nhiều khi mất ngủ trắng đêm. Sáng dậy uể oải, mệt mòi, ngáp vặt, ngủ gà ban ngày.
- Đau đầu, nặng ở gáy. Nhức đầu khi phải động não, khi xúc động, mệt nhọc.
- Rôi loạn thần kinh thực vật: hồi hộp, đau vùng tim, loạn nhịp tim, ù tai chóng mặt; hay đi tiểu, liệt dương, xuất tinh sớm, mất khoái cảm. Đại tràng bị kích thích, rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon miệng, ợ hơi. Da tái nhợt; ra mồ hôi tay chân; khô miệng; run.
- Rối loạn tâm lý: lo sợ, thiêu tự tin, thiếu quyết tâm, dễ dao động.
Lưu ý:Hội chứng suy nhược có thể gặp ở các bệnh cơ thế: nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, do chân thương sọ não, ở các bệnh tâm thần phân liệt (giai đoạn đầu).
Khi một bệnh cánh lâm sàng có đầy đú các yêu tô theo mô hình một bệnh như:
- Có căn tâm lý - stress kéo dài.
- Có cơ chế bệnh sinh.
- Có lâm sàng đặc trưng - Hội chứng suy nhược.
- Có thể điều trị theo phác đồ.
Thì đó được gọi là bệnh suy nhược thần kinh hay tâm căn suy nhược.
Ớ nước ta và một số nước châu Á còn được chẩn đoán và chấp nhận rộng rãi. ở các nước Âu, Mỹ người ta rất ít sử dụng chần đoán này mà quy nhiều cho lo âu và trầm cảm. Các loại bệnh lý này rất gần gũi với nhau, ngày nay điều trị bằng thuốc chống trầm cảm là khả thi hơn cả.