24/05/2018, 11:07

Ngày xưa chưa có chữ quốc ngữ, con người phát âm thế nào, giao tiếp ra sao?

Ảnh minh họa Chữ viết ra đời rất muộn màng so với tiếng nói của một dân tộc. Con người đã truyền thông với nhau bằng tiếng nói từ khi họ kết tập với nhau thành những tập đoàn chung sống. Nhưng chỉ là từ khi một thứ tiếng nói đã được sử dụng thật thuần thục, sản sinh ra nhu cầu ghi ...

Ảnh minh họa

Chữ viết ra đời rất muộn màng so với tiếng nói của một dân tộc. Con người đã truyền thông với nhau bằng tiếng nói từ khi họ kết tập với nhau thành những tập đoàn chung sống. Nhưng chỉ là từ khi một thứ tiếng nói đã được sử dụng thật thuần thục, sản sinh ra nhu cầu ghi lại những ý tưởng lời nói của mình, khi ấy chữ viết mới thật sự ra đời. 

Lịch sử chữ viết đã trải qua bao phen biến đổi, từ hình thức thắt nút dây như đã được ghi nhận trong một câu ở Kinh Dịch: “Thượng cổ kết thằng nhi trị…” đến xâu chuỗi vỏ sò có màu sắc khác nhau như người da đỏ Iroquois, đều là những hình thức kí hiệu để ghi lại ý tưởng người xưa muốn truyền đạt cho nhau, hoặc đơn giản là để ghi dấu lại cho nhớ.  

Hệ thống chữ viết của người Việt nay đã qua nhiều phen thay đổi do những đẩy đưa của lịch sử. Khi bị Hán tộc thống trị hơn nghìn năm, người Việt đã trải qua một cuộc giao lưu văn hoá lớn, mà một trong số những thành tựu văn hoá mới chính là bộ chữ viết mới được hình thành: Chữ nôm. 

Chữ nôm là một thể hiện ý chí sống còn của tinh thần dân tộc về mặt ngôn ngữ văn tự; dùng chính những nét viết của chữ Hán rồi cải biên đi để ghi lại tiếng nói của dân tộc. Hiện đã lưu hành rộng rãi các cuốn Từ điển chữ Nôm và qua đó thấy cha ông ta xưa kia đã rất tài tình khi sáng tạo ra thứ chữ đặc sắc này.

Nhờ có chữ nôm mà chúng ta mới ghi lại được "Truyện Kiều" và biết bao áng văn chương, tư liệu lịch sử khác. Đến khi người Pháp sang xâm chiếm nước ta, việc làm đầu tiên của nhà nước thuộc địa là huỷ bỏ vị thế của hệ thống giáo dục bằng chữ Hán, để thay thế bằng "chữ quốc ngữ", một hệ thống chữ viết mượn của bộ chữ cái tiếng Latin.

 "Chữ quốc ngữ" cũng như "chữ nôm" trước đó, chỉ là những hệ thống chữ viết vay mượn để làm thành công cụ văn hoá dân tộc. Dù là mượn nét viết của chữ Hán hay của bộ chữ cái Latin, các hệ thống chữ viết của ta đều có một điểm giống nhau là: Chữ Nôm hay Chữ quốc ngữ đều là hệ thống chữ viết ghi âm, tức là dạng chữ viết ở mức phát triển cao nhất trong lịch sử chữ viết loài người.

0