Vì sao phải kiêng ăn mặn khi bị suy thận?
Ảnh minh họa BS chuyên khoa của AloBacsi: Chào bạn, Thận giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như: - Chức năng ngoại tiết của thận bao gồm đào thải các chất cặn bã (urê, creatinin..). - Chức năng cân bằng nội môi gồm cân bằng nước - điện giải (natri, kali...) ...
Ảnh minh họa
BS chuyên khoa của AloBacsi:
Chào bạn,
Thận giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như:
- Chức năng ngoại tiết của thận bao gồm đào thải các chất cặn bã (urê, creatinin..).
- Chức năng cân bằng nội môi gồm cân bằng nước - điện giải (natri, kali...) và cân bằng toan - kiềm.
- Chức năng nội tiết gồm sản xuất renin góp phần điều chỉnh huyết áp thông qua hệ renin-angiotensin-aldosteron...
Suy thận mạn là các chức năng trên của thận bị giảm dần, từ từ không hồi phục và ngày càng nặng. Do đó chế độ ăn nhạt là rất cần thiết, đặc biệt khi có phù, tăng huyết áp và suy tim.
Muối chỉ nên dùng 1-2g/ngày, không nên ăn nhiều bột ngọt, bột canh, gia vị vì tất cả các loại này đều chứa natri. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần hạn chế kali. Do khi suy thận, kali bị ứ đọng rất dễ tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim.
Người bệnh nhân suy thận mạn nên tránh các loại thức ăn giàu kali: mít, cam, chanh, lựu, trái cây khô, hạt dẻ, lạc, cà phê. Nên ăn các loại rau, quả ít kali như: bầu bí, su su, mướp, bắp cải, súp lơ, lê, táo, vú sữa, quýt, mận.
Thân mến!