Vì sao diễn viên xiếc có thể dùng đầu đỡ được cái ang từ trên cao rơi xuống?
(Ảnh minh họa) Nếu một vật từ trên cao rơi xuống đầu chúng ta sẽ thế nào? Trước tiên phải xem đó là vật gì. Nếu là một chiếc lá thì chúng ta chỉ cảm thấy có cái gì chạm phải, nếu là một quả vỏ cứng thì có thể bị đau, còn nếu như là một viên sỏi thì có thể làm xước da ...
(Ảnh minh họa)
Nếu một vật từ trên cao rơi xuống đầu chúng ta sẽ thế nào? Trước tiên phải xem đó là vật gì. Nếu là một chiếc lá thì chúng ta chỉ cảm thấy có cái gì chạm phải, nếu là một quả vỏ cứng thì có thể bị đau, còn nếu như là một viên sỏi thì có thể làm xước da đầu. Thế thì vì sao diễn viên xiếc có thể dùng đầu đỡ được cái ang từ trên cao rơi xuống mà lại không bị thương? Khi chúng ta muốn dừng vật đang từ cao rơi xuống thì không những phải chịu tác dụng trọng lực của vật đó mà còn phải chịu một tác dụng trọng lực của vật đó mà còn phải chịu một tác dụng xung lực; độ lớn của xung lực này không phải không thay đổi, mà có liên quan tới trọng lượng của vật và tốc độ rơi đồng thời còn liên quan tới việc chúng ta dừng nó nhanh hay chậm. Vật nặng, tốc độ rơi lớn, dừng nhanh đều làm cho xung lực lớn lên. Nếu chúng ta có cách làm cho thời gian dừng nó lại kéo dài ra một chút thì có thể giảm được xung lực.
Chúng ta có thể làm thí nghiệm như sau: tung một chùm chìa khoá lên cao 3 - 5 mét, đợi khi nó rơi xuống, chúng ta dùng những phơng pháp khác nhau để đón lấy chúng thì tình huống xảy ra cũng sẽ khác. Nếu đưa ngang bàn tay và không động đậy gì thì sau khi chùm chìa khoá rơi xuống lòng bàn tay sẽ cảm thấy rất đau. Nếu chúng ta chú ý hết sức tới chùm chìa khoá đang rơi, khi bàn tay còn cha chạm hẳn vào chùm chìa khoá, ta đã hạ tay xuống một đoạn, khi tốc độ tơng đối giảm mới nắm lấy nó, làm như vậy chùm chìa khoá dừng lại tơng đối chậm, lòng bàn tay sẽ không cảm thấy đau đớn gì. Bởi vì xung lực càng lớn càng đau, xung lực nhỏ mức độ đau đớn sẽ ít đi.
Bây giờ chúng ta xem diễn viên xiếc biểu diễn việc dùng đầu đỡ cái ang như thế nào.
Họ dùng những cái ang thường không nặng hơn 10 kilô, nếu đặt yên nó trên đầu thì không chỉ diễn viên xiếc mới làm được mà mọi ngời cũng đều có thể làm được. Nhưng nếu tung cái ang lên cao, đợi khi nó rơi xuống dùng đầu mà đỡ thì không phải ngời bình thường nào cũng làm được mà phải qua rèn luyện.
Nếu quan sát kỹ bạn sẽ phát hiện thấy diễn viên xiếc khi dùng đầu đỡ cái ang họ không đứng yên không động đậy mà thường xoạc hai chân ra như ngồi trên yên ngựa, khi cái ang vừa mới chạm vào đầu họ lập tức nhún người xuống theo hướng rơi của cái ang, cũng giống như khi bạn dùng cách hạ bàn tay xuống dưới để đỡ lấy chùm chìa khoá, như vậy xung lực mà đầu phải chịu sẽ không lớn lắm, tổng lực không lớn hơn trọng lượng cái ang. Nếu cái ang rơi từ độ cao 1 mét và thời gian kéo dài chuyển động được khoảng 1 giây thì tổng lực mà đầu phải chịu không quá 20 kilô, những người đã trải qua rèn luyện lâu dài khi biểu diễn đương nhiên là không có vấn đề. Thế nhưng người cha qua tập luyện, chỉ hiểu lý thuyết thì không được vội vàng làm thử ngay vì rất nguy hiểm. Ngay những diễn viên có kinh nghiệm, nếu tăng trọng lợng ang lên đột ngột hoặc tung quá cao thì cha chắc chắn đã dùng đầu đỡ.