Hướng dẫn cách làm cành cà phê đúng kỹ thuật
June 8, 2018 | Cà phê • Cây công nghiệp | Trong quá trình trồng và chăm sóc cây cà phê để giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh cho năng suất ổn định hàng năm. Hộ nông dân sẽ phải qua nhiều công đoạn như tưới nước, bón phân, làm cành…Loại bỏ những cành cây sâu bệnh, cành ...
Trong quá trình trồng và chăm sóc cây cà phê để giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh cho năng suất ổn định hàng năm. Hộ nông dân sẽ phải qua nhiều công đoạn như tưới nước, bón phân, làm cành…Loại bỏ những cành cây sâu bệnh, cành khô cành tâm nhầm mục đích giúp cây tập trung chất dinh dưỡng để nuôi cành cho trái. Cách làm cành cà phê như thế nào là đúng chuẩn kỹ thuật hiệu quả, giúp cây nhanh chóng phục hồi sau mỗi vụ thu hoạch và tiếp tục cho năng suất cao trong vụ tới sẽ được lamnong.net hướng dẫn cụ thể đến bà con ngay sau đây.
Cách làm cành cà phê giúp cây cho năng suất cao ổn định hàng năm
Mỗi năm có 2 đợt làm cành cho cây cà phê, cắt bỏ những cành cây không hiệu quả tạo độ thông thoáng cho vườn cây. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Tiến hành làm cành đợt 1 là sau thời điểm thu hoạch lúc này hộ nông dân cần phải loại bỏ hết những cành vô hiệu để cây nhanh chóng phục hồi sức. Làm cành đúng lúc đúng thời điểm sẽ giúp cho việc kích thích các mầm ngũ, mầm hoa phát triển tốt hơn. Làm cành sai thời điểm cắt sớm quá hoặc cắt muộn quá sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cây phát sinh nhiều cành thứ cấp. Cây không sinh cành trái nếu như việc làm cành diễn ra quá muộn bởi vì làm cành muộn thì cây lúc này đã ra hoa và lúc này chúng ta chẳng thể nào cắt bỏ được nhiều cành. Việc loại bỏ lá cũng sẽ khiến cây bị tình trạng khô cành.
+ Trong quá trình làm cành cần để ý nếu như vườn cây bị mất sức có nhiều cành khô héo. Không tiến hành làm cành vào thời điểm này mà hãy phục hồi sức cho cây, chờ đợi đến thời điểm mùa mưa diễn ra cây hồi phục cành lá xanh trở lại thì hãy tiến hành làm cành.
+ Khi làm cành đợt đầu cần tiến hành cắt từ trên xuống từ trong ra ngoài loại bỏ những cành vô hiệu và để lại những cành có khả năng cho trái. Các cành được cắt bỏ bao gồm những cành thứ cập mọc hướng vào bên trong lá hoặc là những cành thẳng đứng mọc hướng lên hoặc hướng ngược xuống cũng cần phải cắt loại bỏ chúng đi. Loại bỏ những cành này không nên để lại vì chúng sẽ ảnh hưởng đến việc tạo hình chung cho cây và gây cản trở khi thu hoạch, những cành cây mọc thành chùm hộ nông dân cũng cần phải loại bỏ chúng đi. Loại bỏ luôn những cành thứ cấp mọc trên cùng của tán để tạo sự thông thoáng cho cây tránh sâu bệnh tấn công gây hại.
+ Những cành già cỗi nhưng còn khả năng cho trái thì cắt tỉa chúng cho ngắn lại để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi cành thứ cấp.
+ Làm cành cà phê đợt 2 tiến hành vào thời điểm tháng 6-7 dương lịch, lúc này tiến hành cắt bỏ những cành vô hiệu còn sót lại ở đợt 1. Loại bỏ cành sâu bệnh, cành thẳng đứng, cành mọc ngược để lại những cành có khả năng cho trái đợt 2 này làm cành nhẹ hơn chỉ cắt tỉa sơ qua không cắt bỏ nhiều như đợt 1 vì cắt tỉa nhiều quá sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ thu hoạch.
+ Nếu cà phê trong giai đoạn kiến thiết cơ bạn thì cần quan tâm đến việc tỉa tán tạo hình cho cây. Cắt bỏ hết cành tăm để cây tập trung dinh dưỡng phát triển.
+ Dụng cụ cắt tỉa cành phải sạch sẽ, cắt bỏ những cành dị dạng cong queo, không cắt cành quá sát gốc nên cắt cách gốc từ 2-3cm. Kéo cắt cành ở những cây bị sâu bệnh không sử dụng để cắt cho những cây khỏe mạnh sẽ khiến cây nhiễm bệnh do lây lan.
Cách làm cành cà phê đúng kỹ thuật bao gồm chi tiết nhiều công đoạn như trên. Lưu ý bà con sau khi làm cành xong nên kết hợp với việc bón phân, làm cỏ để ây sinh trưởng phát triển mạnh. Như vậy cây mới cho năng suất cao ổn định hàng năm.