Bàn về Tiền Ngô Vương
Bài "Bàn về Tiền Ngô Vương" là một trong những đoạn bình sử xuất sắc của nhà sử gia đại tài thời nhà Trần. Tiền Ngô Vương có thể đem quân mới tập hợp của đất Việt ta mà phá được hàng trăm vạn quân của Lưu Hoằng Thao, mở nước xưng vương, khiến cho người phương Bắc không dám trở lại nữa (1). ...
Bài "Bàn về Tiền Ngô Vương" là một trong những đoạn bình sử xuất sắc của nhà sử gia đại tài thời nhà Trần.
Tiền Ngô Vương có thể đem quân mới tập hợp của đất Việt ta mà phá được hàng trăm vạn quân của Lưu Hoằng Thao, mở nước xưng vương, khiến cho người phương Bắc không dám trở lại nữa (1). Như thế có thể bảo là một cơn giận mà làm yên được dân nước mình, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi (2). Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế và cải niên hiệu, nhưng nền chính thống của nước nhà cơ hồ đã được nối lại (3).
("Đại Việt sử kí"- Lê Văn Hưu)
Cảm nghĩ của em sau khi đọc bài “” rút trong bộ “Đại Việt sử kí” của Lê Văn Hưu.
Bài làm
Lê Văn Hưu là sử gia lỗi lạc của nước ta dưới thời nhà Trần. Bộ "Đại Việt sử kí" của ông gồm có 30 quyển, nay không còn nữa! Nhưng trong “ĐạiViệt sử kí toàn thư”được khắc ván và in vào cuối thế kỉ XV, Ngô Sĩ Liên có nhắc lại một số bài bình sử của Lê Văn Hưu trong "Đại Việt sử kí".
Bài "" là một trong những đoạn bình sử xuất sắc của nhà sử gia đại tài thời nhà Trần.
Bài "" có 3 câu văn: câu thứ nhất nhắc lại chiến công của Ngô Quyền dẹp thù trong, diệt giặc ngoài; câu thứ 2, thứ 3 là lời bình về sự nghiệp và ý nghĩa lịch sử của việc Ngô Quyền xưng vương.
Năm Tân Mão (931) Kiểu Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ rồi sai người sang cầu cứu vua Nam Hán. Ngô Quyền là con rể của Dương Đình Nghệ liền đem quân ra Đại La giết chết tên phản nghịch để báo thù. Rồi ông thúc quân xuống sông Bạch Đằng đón đánh quân Nam Hán. Ngô Quyền đã dùng kì mưu sai quân cắm cọc gỗ đầu vót nhọn bịt sắt cắm xuống sông Bạch Đằng đã đánh tan hàng ngàn thuyền chiến, giết chết Lưu Hoằng Thao - thái tử con vua Nam Hán và hàng vạn quân giặc. Chiến công hiểmhách ấy đã được Lê Văn Hưu nhắc lại bằng một câu ngắn gọn mà đầy đủ:
“Tiền Ngô Vương có thể đem quản mới tập hợp của đất Việt ta mà phá được hàng trăm vạn quân của Lưu Hoằng Thao, mở nước xưng vương, khiến cho người phương Bắc không dám trở lại nữa”.
“Một cơn giận” của Ngô Quyền là cơn giận của người anh hùng, giận thù trong (tên phản bội Kiểu Công Tiễn), giận giặc nước (quân Nam Hán xâm lược). Lê Văn Hưu ca ngợi Ngô Quyền "mưu giỏi mù đánh cũng giỏi”.Đánh Kiểu Công Tiễn trước đề trừ hậu họa rồi mới đánh Lưu Hoằng Thao sau, đó là mưu giỏi. Sai quân lấy gỗ vót nhọn, đầu bịt sắt cắm xuống lòng sông Bạch Đằng để đánh tan thuỷ quân Nam Hán, giết chết Lưu Hoằng Thao, đó là "mưu giỏi mà đánh cũng giỏi”.Chiến công của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 là một trang sử vàng chói lọi.
Ngô Quyền mới chỉ xưng “vương ”, đóng đô ở cổ Loa, chỉ được 6 năm thì mất, nhưng ông đã chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập của dân tộc, đúng như Lê Văn Hưu đánh giá: 'Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế và cải niên hiệu, nhưng nền chính thống của nước nhà cơ hồ đã nối lại được”.
Ngô Quyền là vị anh hùng dân tộc mà tên tuổi gắn liền với chiến công Bạch Đằng Giang bất tử năm 938. Đọc lời bàn của Lê Văn Hưu, ta càng thấm thía lời bình sử súc tích, đanh thép của ông. "Một cơn giận”, "mưu giỏi mà đánh cũng giỏi ”, thiết nghĩ không có cách nói nào sắc gọn, hùng hồn hơn.
Trong cuốn "Việt Nam sử lược ”, Trần Trọng Kim có viết:
“Ngô Quyền trong thì giết được nghịch thần, báo thù cho chủ, ngoài thì phá được cường địch, hảo toàn được nước, thật là một người trung nghĩa lưu danh thiên cổ, mà cũng nhờ có tay Ngô Quyền, nước Nam ta mới cởi được cái ách Bắc thuộc hơn một nghìn năm, và mở đường cho Đinh, Lê, Lí, Trần, về sau này được tự chủ ở cõi Nam vậy".
Có thể nói đây cũng là một lời bình sử khá hay về Ngô Quyền.