10/06/2018, 00:02

Vì sao ngọn lửa lại bốc lên cao khi cháy? - Câu hỏi hay

Khi cháy ngọn lửa thường hướng lên phía trên mà không phải phía dưới, vì sao vậy? (Quang Tuấn) Ảnh minh họa:  ananaline/iStock. Độc giả đặt câu hỏi tại đây ...

Khi cháy ngọn lửa thường hướng lên phía trên mà không phải phía dưới, vì sao vậy? (Quang Tuấn)

Ảnh: ananaline/iStock

Ảnh minh họa: ananaline/iStock.

Độc giả đặt câu hỏi tại đây

Đó là do hiện tượng đối lưu. Khi lửa cháy phát sinh nhiệt làm dòng không khí tại nơi đó nóng lên, dòng khí nóng bốc lên cao để nhường chỗ cho dòng khí lạnh tại nơi khác đến nên mới xảy ra hiện tượng ngọn lửa bốc lên cao khi cháy. Và khi cháy thường có gió lớn là vậy. Cháy càng cao gió càng lớn. - (Lê Hiển)

Tôi đang tưởng tượng lửa mà hướng xuống dưới thì tôi phải để cái nồi nấu ăn như thế nào đây ? Gây go thật ! - (Pisces)

Tôi nghĩ nó hướng theo sự di chuyển của không khí thôi. Khi lửa cháy làm kk nóng lên, không khí nóng thì nhẹ hơn và bay lên cao kéo theo ngọn lửa hướng lên. Khi lửa cháy nếu có gió to đẩy dòng không khí tạt ngang thì ngọn lửa cũng hướng sang ngang theo chiều gió. - (Lưu Quang Trường)

Vì ngọn lửa rất bất khuất. Biểu tượng cho niềm tin và động lực không thể cúi đầu. Vậy nên nó chỉ cháy lên trên mà không xuống dưới! - (Ninh Quang Cường)

Vì khí nóng thì nhẹ hơn nên luôn bốc lên trên vì vậy tạo thành luồng đối lưu hướng lên chính vì vậy ngọn lửa luôn hướng lên. - (PVK)

Có nhiều nguyên nhân khiến ngọn lửa hướng lên cao.
1. Về bản chất nguyên tử, cùng một loại vật chất thì tương quan giữa nhiệt độ và khối lượng như sau: vật chất có nhiệt độ cao thì khối lượng riêng càng nhỏ, do được cung cấp năng lượng các electron chuyển động nhanh hơn, khoảng cách giữa các hạt xa nhau, đó là lí do tại sao chất lỏng hoặc không khí nở ra khi bị nung nóng. Do có khối lượng riêng nhỏ hơn, khí nóng, hoặc lửa có xu hướng đi lên ( nổi lên) trong môi trường không khí. Vấn đề này tương tự như bạn pha nước nóng vào nước lạnh bạn sẽ thấy nước nóng nổi lên trên.
2. Do thông thường nguồn vật liệu cháy nằm phía dưới ngọn lửa
3. Tác động của gió - (Hoaiduyen89)

Cuốn theo chiều gió - (Tuấn)

Trong không khí có chứa nhiều loại khí trong đó có khí co2. co2 có khối lượng là 44 nặng hơn oxy, ni tơ.... lên co2 trong không khí luôn lằm ở phía dưới trong không khí.mà co2 không duy trì sự cháy lên ngọn lửa luôn hướng lên trên - (Lê Văn Quyên)

Khi ngọn lửa cháy trong ngọn lửa là hỗn hợp khí gồm nhiên liệu và không khí. Ngọn lửa cháy có nhiệt độ cao làm cho không khí bị giãn nở và nhẹ đi, khí nhẹ thì bay lên. Khi đó xung quanh và bên trong ngọn lửa xảy ra hiện tượng đối lưu. Khí nóng bay lên và khí lạnh tràn vào chiếm chỗ do đó ngọn lửa bốc lên cao chính là nhờ hiện tượng đối lưu.
Mặc dù lúc này cũng chịu tác dụng của lực hấp dẫn của trái đất nhưng lưc này rất rất bé nên nó không làm cho ngọn lửa hướng xuống được.
Cũng nhờ hiện tượng đối lưu mà nước có thể đun sôi, hơi nước bay lên thành mây. - (( ͡° ͜ʖ ͡°) Thanh Y)

Một chút huy hoàng rồi vụt tắt! - (Duc Luu)

Vì lửa cháy trong không khí có tác động của trọng lực. - (an nguyen)

Do trọng lực nhé bạn, trong môi trường không trọng lực thì ngọn lửa sẽ hình cầu - (Nguyễn Linh)

Nhiệt độ cao của ngọn lửa (trên 600oC)làm nóng không khí xung quanh, khối không khí nóng bốc lên cao cuốn theo ngọn lửa đi theo hướng lên cao hơn. - (Dao tao Lao)

Thể tích ngọn lửa nhẹ hơn thể tích không khí xung quanh - (Hanh Ngo)

Do lực đẩy Acsimets. Khi cháy, nhiệt độ không khí ở xung quanh ngọn lửa nóng lên, lúc này xảy ra hiện tượng đối lưu. Lực đẩy Acsimets tác động vào phần chất nhẹ và đẩy nó hướng lên trên. - (Minh November)

Vì lửa được lên thiên đường chứ không phải xuống địa ngục đó bạn - (Manh Ngo)

Nhiệt lượng làm các molecules trong không khí như Oxigen dao động mạnh hơn, chúng va chạm vào nhau nhiều hơn nên tạo ra nhiều khoảng không giữa các molecule, cho nên cùng một thể tích bầu không khí nóng hơn chứa ít molecule hơn nên nhẹ hơn và bốc lên cao. Thêm vào hiện tượng cung cấp khí ôxi cho đám cháy từ xung quanh phía dưới là tăng luồng không khí vào đám cháy tạo ra gió mạnh hơn, do vòng xoay trái đất nên lửa có thể hình thành cơn lốc lửa như thường thấy trong các đám cháy rừng lớn. - (CoastGuardUSA)

Khí nóng giản nở, áp suất thấp nên nhẹ, nổi lên. Ví dụ như bóng khí trong nước nổi lên vậy - (nguyễn hoài Nam)

Sự cháy sinh ra khí CO2 và một số khí khác tùy môi trường và vật liệu cháy. Các khí này cùng với không khí cạnh nguồn lửa ở nhiệt độ cao thì nhẹ đi và bay lên cuốn ngọn lửa hướng lên. - (Nguyễn Cảnh)

Do không khí nóng (sau khi cháy) bị giãn nở nên trở nên nhẹ và bay lên cao, cùng lúc đấy không khí lạnh hơn (nặng hơn) từ phía dưới bị cuốn lên để tiếp tục duy trì ngọn lửa. Hai dòng không khí này hình thành một cột không khí đối lưu, dòng không khí theo chiều từ dưới lên, dẫn đến ngọn lửa bị biến dạng như thế. - (kinomy.kinkat)

Ngọn lửa nhẹ nên có xu hướng bay lên - (Hung Luong Viet)

Lên cao hay xuống dưới là do nguyên tắc trọng lực. Khi lửa cháy, không khí xung quanh sẽ bị đốt oxy nên nhẹ hơn bên ngoài. Không khí nhẹ sẽ bốc lên trên kéo ngọn lửa hướng lên cao. - (Thang)

Vì khi cháy, hơi nóng tạo nên dòng đối lưu không khí ( chênh lệch tỉ trọng giữa hơi nóng và lạnh do sự giản nở kk) khí nóng nhẹ hơn sẽ đi lên. Lửa là ánh sáng phát ra khi vật bị đốt nóng tỏa ra khí dễ cháy, khí này theo hiện tượng đối lưu nên đi lên. Nhưng có vài trường hợp như đèn xì hàn, vì tốc độ cháy cao nên ngọn lửa có hình dạng và hướng như người dùng điều khiển - (ncthien97)

Vật chất chuyển từ Rắn sang khí ---> Bay hơi tỏa nhiệt độ ---> Bay lên.
Vật chất chuyển từ Khí sang rắn -- > Thu nhiệt --> rơi xuống ( như tuyết) - (Thang Máy Nam Trường)

Khi ngọn lửa cháy thì phần không khí bao quanh bị đốt nóng sẽ nhẹ hơn và bốc lên cao. Không khí dịch chuyển về hướng nào thì sẽ kéo theo ngọn lửa về hướng đó như khi bạn thổi hay gió lùa vào ngọn lửa ấy ! - (Bùi Khắc Hồ)

Do hiện tượng đối lưu. Khi cháy sinh ra nhiệt độ cao không khí giản nở không khí nóng sẻ bay lên trên. không khí lạnh lạ chiếm chổ không khí nóng . Cứ như vậy thành dòng đối lưu không khí. Không khí nóng đi lên trên. Dẫn đến ngọn lửu cũng hường lên trên. - (Không Tên)

Đơn giản vậy thôi mà. Đối lưu không khí. - (lê trà)

0