24/05/2018, 11:11

Vì sao lớp cao su dán bên ngoài vợt bóng bàn lại có loại nổi, loại chìm?

(Ảnh minh họa) Đánh bóng bàn ngoài việc quyết định ở kỹ thuật đánh bóng của vận động viên ra, thì tác dụng của vợt cũng rất quan trọng. Đối với một cầu thủ bóng bàn mà nói vợt bóng cũng giống nh­ vũ khí trong tay chiến sĩ. Theo đà phát triển không ngừng của phong trào bóng ...

(Ảnh minh họa)

Đánh bóng bàn ngoài việc quyết định ở kỹ thuật đánh bóng của vận động viên ra, thì tác dụng của vợt cũng rất quan trọng. Đối với một cầu thủ bóng bàn mà nói vợt bóng cũng giống nh­ vũ khí trong tay chiến sĩ.

Theo đà phát triển không ngừng của phong trào bóng bàn trên thế giới, các kỹ thuật đánh cũng không ngừng đổi mới, sáng tạo và các chủng loại vợt bóng cũng càng ngày càng nhiều.

Cách đây rất lâu chúng ta đều đánh bóng bàn bằng vợt gỗ. Do vợt gỗ có phản lực đàn hồi và lực ma sát kém nên thời đó tốc độ đánh bóng rất chậm, chỉ đẩy đi đẩy lại, chỉ đôi khi xuất hiện bóng cao mới "tiu" mạnh đ­ợc một cú.

Sau đó vợt cao su xuất hiện, trên mặt cao su có rất nhiều hạt nhỏ, mềm, nền bóng tiếp xúc với vợt theo cả một mặt cong chứ không nh­ ở vợt gỗ bóng chỉ tiếp xúc ở một điểm. Do sự biến hình của lớp cao su trên vợt nên diện tích tiếp xúc đã mở rộng, tăng thêm ma sát do vậy làm cho bóng xoáy, khi đánh bóng dễ tạo thành đ­ờng cong, nâng cao kỹ thuật chơi bóng.

Năm 1952 đã xuất hiện vợt mút, làm cho kỹ thuật chơi bóng lại phát triển hơn nữa. Bởi vì mút rất mềm, bên trong có rất nhiều lỗ nhỏ có tính đàn hồi cao. Khi đánh bóng, bóng tiếp xúc với mút, mặt mút chịu áp lực của bóng sẽ lõm vào trong. Mút còn có tính đàn hồi, d­ới tác dụng của lực đàn hồi khi bật trở lại tốc độ bóng tăng thêm và sức mạnh cũng tăng thêm. Như­ng nếu là vợt mút hoàn toàn thì do lực ma sát không đủ nên khó khống chế sự chuẩn xác của bóng và làm cho bóng xoáy. Các vận động viên đã nghĩ ra một ph­ơng pháp hay - trên lớp mút dán thêm một lớp cao su có gai không dày quá 2 mm. Làm nh­ vậy vừa có tính đàn hồi của mút vừa có tính dính khống chế bóng của lớp cao su.

0