Những yếu tố, nguyên nhân nào gây nên trầm cảm, vai trò của stress ra sao?
Hình ảnh minh họa Các yếu tố, nguyên nhân gây trầm cảm: A. Các yêu tố sinh học: Từ năm 1980 tới nay sự hiếu biết của ta về sinh học thần kinh ngày càng sâu rộng và nhiều vân đề được sáng tỏ • Yếu tố di truyền: Trầm cảm thường xảy ra ở nhiều người trong ...
Hình ảnh minh họa
Các yếu tố, nguyên nhân gây trầm cảm:
A. Các yêu tố sinh học:
Từ năm 1980 tới nay sự hiếu biết của ta về sinh học thần kinh ngày càng sâu rộng và nhiều vân đề được sáng tỏ
• Yếu tố di truyền:
Trầm cảm thường xảy ra ở nhiều người trong cùng một gia đình nên đề cập tới yếu tô' di truyền là hợp lý. Người ta đã cốgắng tìm một hoặc hai gien chịu trách nhiệm về rối loạn cảm xúc. Tuy nhiên cơ chế nhiều gien là phù hợp trong đa sô các trường hợp.
• Các amin sinh học:
Các nghiên cứu cho thây những biến đổi không bền vững gợi ý biên đối rối loạn điều hòa dẫn truyền thần kinh. Cáccatecoìamin như Adrenalin, Noradrenalin đều tham gia vào qúa trình tạo cảm xúc. Gần đây người ta thấy vai trò của Serotonin, Prolactin, Dopamin, Acetylcholin, Opiate và GABA có thế’ cũng bị ảnh hướng.
Nhằm vào cơ chế hoạt động các chất dẫn truyền thần kinh này người ta đã sản xuât khoảng 30 thuốc điều trị chông trầm cảm được sử dụng rộng rãi trên thê giới và trong nước ta.
• Những bất thường về thầnkinh nội tiết:
Các Hormon vùng dưới đồi và tuyến yên.
Các trục: + Tuyến yên - Tuyến giáp
+ Dưới đồi-Tuyến yên - Thượng thận
Đều có vai trò trong tạo cảm xúc.
• Các Peptide thần kinh:
Các chât này là các acid amin chuỗi ngắn với chức năng điều hòa thần kinh, dẫn truyền thần kinh như: Melatonin, chất p, Choleccystokinin, Somatostatin, Vasopre-ssin, Oxytocin, Endorphins, Enkephalin, CPR và TSH.
Các công ty dược phẩm hiện đang rất chú ý đến các chất này và tương lai có thể có các thế hệ thuốc chông trầm cám mới dựa vào cơ chế hoạt động của các chất này.
• Hình ảnh cấu trúc não:
Chụp cắt lớp (CT Scanner); cộng hưởng từ (MRI) cho thấy có giảm não thất trong trầm cảm đặc biệt ở người già.
Chụp vi tính phát xạ (SPECT) và PET cho thấy giảm hoạt động tê bào thần kinh ở một SC) vùng não của bệnhnhân trầm cảm (nhiều đuôi, nhân bò, ...)
B. Các yếu tố tâm lý xã hội:
• Nhăn cách:Những người có đặc điểm nhân cách cảm xúc không ôn định, cảm xúc chu kỳ, lo âu, phụ thuộc, ám ảnh, phô trương hay bị trầm cảm.
• Stress:Bệnh nhân trầm cảm
thường có stress trước cơn trầm cảm đặc biệt là trong trầm cảm nhẹ, trầm cảm phản ứng. Tuy nhiên cũng gặp nhiềustress trong bệnh nhân trầm cảm nặng.
Những stress liên quan đến trầm cảm thường là những sự mất mát, tang tóc... Nỗi buồn và trầm cảm giống nhau về triệu chứng. Buồn đáp ứng với sự mất mát. Buồn đặc trưng bới các pha:
- Ban đầu là phủ định, không hiểuvà tê cóng.
- Sau đó dần dần nhận ra thực tế và biểu lộ cảm xúc ban đầu. Theo thời gian người đó sẽ quên công việc gắn với sự mất mát và người đã chết. Sau đó công việc buồn bã này được điều chỉnh từng bước và cuối cùng được giải quyết. Người chịu tang tóc châp nhận sự mất mát và lập lại môi trường của họ, dần dần họ hoạt động vì mục đích mới. Nỗi buồn vì thế có giới hạn về thời gian. Nếu được sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đôi khi là công việc thì sự hồi phục càng nhanh và tốt hơn. Thông thường, hồi phục có kết qua sau 6-12 tháng.
Trong khi người trầm cầm thì trải nghiệm mất mát, buồn, tức giận, cô đơn, rối loạn giấc ngủ, mất quan tâm và cách ly xã hội. Họ bị dày vò bởi ý nghĩ về những người đã chết và tưởng tượng ra giọng nói, hình ảnh của họ. Họ trải qua những cảm giác tội lỗi với người chết... Họ mất quan tâm tới ăn uổng, giảm cân và mất ngủ.