Vì sao bánh trước của máy kéo lại nhỏ, bánh sau lại to?
(Hình minh họa) Máy kéo có hai đôi bánh xe, xem ra khác nhau rất dữ: đằng sau là một đôi to kếch xù, đằng trước là một đôi bé tí. Vì sao nói chung bánh trớc và bánh sau của ôtô, xe đạp, ôtô điện đều lớn nhỏ bằng nhau mà chỉ có mỗi bánh xe của máy kéo phải làm thành hình ...
(Hình minh họa)
Máy kéo có hai đôi bánh xe, xem ra khác nhau rất dữ: đằng sau là một đôi to kếch xù, đằng trước là một đôi bé tí.
Vì sao nói chung bánh trớc và bánh sau của ôtô, xe đạp, ôtô điện đều lớn nhỏ bằng nhau mà chỉ có mỗi bánh xe của máy kéo phải làm thành hình dạng kỳ lạ cái trước nhỏ, cái sau lớn?
Làm như thế là có lý đấy. Chủ yếu là do sự phân công cho bánh trước và bánh sau không giống nhau, nhiệm vụ cũng khác nhau. Nơi làm việc của chúng là đồng ruộng, phần lớn lại đảm nhiệm các việc nặng nề vì thế không thể không có suy ngẫm đặc biệt về "thân hình" của chúng.
Bánh trước của máy kéo chủ yếu là dẫn hướng nên còn gọi là bánh dẫn hướng. Nếu như làm bánh trước vừa rộng, vừa lớn, ngời lái máy kéo khi chỉnh tay lái để chuyển động bánh trước, muốn khắc phục được sức cản mà bánh xe đang chịu ắt hẳn phải tốn nhiều sức, hơn nữa thao tác lại không nhanh tiện. Chất đất ở ruộng đồng thường tơi mềm và gồ ghề không bằng phẳng, nếu bánh trước vừa rộng vừa lớn sức cản của mặt đất đối với nó sẽ tăng lên, như vậy máy kéo sẽ phải tiêu hao động năng nhiều vô ích, rất là không kinh tế.
Thế thì vì sao phải làm bánh sau vừa rộng vừa lớn? Vấn đề là ở chỗ bánh sau của máy kéo là bánh truyền động. Cũng là nói động lực trực tiếp truyền đến bánh sau, cho nên trọng lượng mà nó chịu lớn hơn bánh trước rất nhiều. Vì thế yêu cầu đối với bánh sau không thể không đặc biệt một chút.
Khi máy kéo làm việc trên đồng ruộng nói chung bao giờ cũng kéo theo một máy nông nghiệp như máy gieo hạt, máy cấy, cày... Các máy này đều chế tạo bằng gang thép, sau khi chúng nối vào máy kéo trọng lượng của chúng có một phần chuyển sang thân máy kéo. Bản thân máy kéo cũng có trọng lợng, bây giờ lại thêm phụ tải từ bên ngoài nên trọng tâm của toàn bộ máy móc sẽ rơi vào bánh xe sau của máy kéo. Trong tình huống này, giả sử độ lớn của bánh sau và bánh trớc bằng nhau thì trọng lợng trung bình mà bánh sau phải chịu sẽ lớn hơn bánh trước rất nhiều, bánh sau của máy kéo sẽ bị tụt xuống ruộng đất tơi mềm. Làm bánh xe sau rộng to, mặt tiếp xúc của nó với mặt đất sẽ lớn làm cho trọng lượng mà một đơn vị diện tích phải chịu trở nên nhỏ, nh thế trọng lượng trung bình mà bánh trước và bánh sau của máy kéo phải chịu mới không chênh lệch quá lớn. Đương nhiên làm bánh sau vừa rộng vừa lớn thì sức cản mà nó phải chịu rõ ràng là cũng tăng lên, thế nhng điều đó cần cho "chức trách" mà nó gánh vác. Chính vì vậy mà hiện nay các loại máy kéo bánh hơi nói chung đều có hình dạng kỳ quái: bánh trước nhỏ, bánh sau lớn.