Vì sao khi để tai gần miệng phích không đựng nước lại nghe thấy những tiếng kêu o, o?
(Ảnh minh họa) Bạn đã thể nghiệm điều này chưa? Khi đa miệng phích không chứa nước, chai không hoặc cốc không chứa nước đến gần tai o, o. Đó là duyên cớ gì vậy? Mấy dụng cụ không chứa gì đó không có nguồn phát ra âm thanh cơ mà! Thì ra đó là hiện tượng "cộng ...
(Ảnh minh họa)
Bạn đã thể nghiệm điều này chưa? Khi đa miệng phích không chứa nước, chai không hoặc cốc không chứa nước đến gần tai o, o. Đó là duyên cớ gì vậy?
Mấy dụng cụ không chứa gì đó không có nguồn phát ra âm thanh cơ mà!
Thì ra đó là hiện tượng "cộng hưởng âm thanh".
Chúng ta đã biết, cũng giống như sóng nước là sự dao động của nước, sóng âm là sự thay đổi lúc loãng lúc đặc (mật độ) của không khí với tốc độ nhất định từ nguồn âm truyền đi mọi hướng. Số lần biến đổi loãng - đặc trong một giây gọi là "tần số". Khoảng cách giữa hai phần đặc hoặc hai phần loãng kề nhau gọi là "bớc sóng". Tần số của âm điệu nghe được càng cao.
Nói chung, âm thanh là do vật dao động gây nên. Ví như khi đánh trống, da trống dao động lên xuống do đó gây ra âm thanh trong không khí. Những vật thể khác nhau khi dao động sẽ phát ra những âm thanh không cùng tần số. Như tiếng trống to và trống nhỏ có tần số không giống nhau.
Điều thú vị là: hai vật thể phát ra âm thanh có tần số giống nhau, nếu khoảng cách giữa chúng không xa lắm, nếu để cho một vật phát âm, thì vật kia cũng cũng có thể theo đó mà phát âm, loại hiện tượng này gọi là sự cộng hưởng.
Điều càng thú vị hơn là: hầu như không khí (hay là cột không khí) trong bất kỳ dụng cụ chứa nào cũng đều có thể "cộng hưởng" với các vật phát ra âm. Đa một vật phát âm thanh tới gần miệng một dụng cụ chứa, nếu tần số hoặc bước sóng phù hợp với tần số hoặc bước sóng riêng của cột không khí thì cột không khí sẽ cộng hưởng liền (tức là nó dao động) và còn làm cho âm thanh lớn lên rất nhiều. Theo các nhà nghiên cứu âm thanh thì chỉ cần bước sóng âm thanh bằng 4 lần hoặc 3/4, 4/5... độ dài cột không khí thì sau khi truyền vào dụng cụ chứa nó sẽ gây ra cộng hưởng. Chiều cao bên trong của phích bình thường vào khoảng 30 cm, từ đó có thể tính được rằng khi âm thanh có bước sóng là 120 cm, hoặc 40cm, 24cm ... truyền vào phích thì đều có thể gây ra cộng hưởng.
Chung quanh chúng ta là một thế giới âm thanh, với đủ mọi bước sóng: âm thanh của người và động vật, âm thanh của gió và nước chảy, âm thanh của máy móc và xe cộ. Ngay cả đêm khuya thanh vắng vẫn có các loại âm thanh từ xa truyền tới, chỉ có điều là chúng tương đối yếu chúng ta không dễ dàng nghe thấy thôi. Những âm thanh yếu ớt sau khi đã cộng hưởng sẽ được tăng cường lên. Nói chung thường thì đồng thời có nhiều loại âm thanh cùng đợc cộng hưởng. Đó chính là những tiếng o, o mà khi để tai gần miệng phích chúng ta thường nghe thấy. Do cột không khí ngắn nên bước sóng của những âm thanh được cộng hưởng cùng ngắn. Vì vậy những âm thanh o, o phát ra từ một chai nhỏ sẽ nhọn sắc hơn từ chiếc phích phát ra.
Nếu bình chứa có chỗ bị hư hỏng khiến cho cột không khí không được hoàn chỉnh thì âm thanh cộng hưởng cũng bị thay đổi. Chính vì thế mà người ta thường thông qua việc nghe các tiếng o, o để kiểm tra xem phích đựng nước có bị hư không.