Vì sao dùng cọng rơm có thể hút được nước?
(Hình minh họa) Đó là nhờ có áp suất không khí. Không khí tồn tại khắp mọi nơi. Chỗ nào có không khí, chỗ ấy sẽ có áp suất của không khí. Không khí bao bọc bề mặt trái đất, trên mỗi diện tích 1 cm 2 phải chịu một áp lực của không khí vào khoảng 1 kgl (tức là gần 1 atmotphe). ...
(Hình minh họa)
Đó là nhờ có áp suất không khí.
Không khí tồn tại khắp mọi nơi. Chỗ nào có không khí, chỗ ấy sẽ có áp suất của không khí. Không khí bao bọc bề mặt trái đất, trên mỗi diện tích 1 cm2 phải chịu một áp lực của không khí vào khoảng 1 kgl (tức là gần 1 atmotphe). Cọng rơm cắm vào chai nước ngọt (hoặc cốc), bên trong và bên ngoài cọng rơm đều tiếp xúc với không khí; cũng có nghĩa là nói bên trong và bên ngoài cọng rơm đều cùng có áp suất không khí bằng nhau, lúc đó mực nước bên trong bên ngoài cọng rơm đều ở trên cùng một mặt phẳng. Khi ngậm vào cọng rơm và hút một cái thì trước tiên chúng ta đã hút hết không khí trong đó. Bên trong cọng rơm không còn không khí nữa. áp suất lên mặt nước bên trong cọng rơm nhỏ hơn áp suất lên mặt nước bên ngoài và áp suất không khí sẽ làm cho nước ngọt (hoặc nước trong cốc) chảy vào cọng rơm và dâng lên, chúng ta không ngừng hút thì nước sẽ không ngừng chảy vào mồm.