24/05/2018, 11:19

Vì sao con vẹt, con yểng có thể nói bắt chước được tiếng người. Những con chim khác thì có thể bắt chước được như thế không?

Con vẹt Còn các loài quạ, két, nhồng (yểng), cưỡng, sáo, vẹt... do bản chất tiếng kêu của chúng không đa âm như chim hót nên sẽ dễ dàng bắt chước tiếng người đơn sắc hơn. Tuy vậy vẫn có những ngoại lệ: Nhà sinh vật học nổi tiếng về nghiên cứu Canary (yến hót) người Nga - Lukina ...

Con vẹt

Còn các loài quạ, két, nhồng (yểng), cưỡng, sáo, vẹt... do bản chất tiếng kêu của chúng không đa âm như chim hót nên sẽ dễ dàng bắt chước tiếng người đơn sắc hơn.

Tuy vậy vẫn có những ngoại lệ: Nhà sinh vật học nổi tiếng về nghiên cứu Canary (yến hót) người Nga - Lukina đã từng viết về một chú yến hót trong bộ sưu tập của bà có thể nói được 8 từ, biết gọi tên chủ, biết gọi tên mình, biết kêu đói khi thấy bà mang thức ăn đến cho.

Mặc dù phải công nhận là tiếng nói của chú ta nhỏ và phát âm không trọn vẹn, rõ ràng, nhưng không thể lầm lẫn với tiếng hót hay tiếng kêu thông thường, bởi chúng phát ra dưới dạng phản xạ có điều kiện: Gọi tên chủ khi thấy chủ, kêu đói khi thấy thức ăn mang tới...

Ở Việt Nam, nói đến chim biết nói, người ta nghĩ ngay đến vẹt, yểng, nhồng, cưỡng, sáo...và mới đây là một loài chim có thể nói rất tốt tuy tiếng hơi nhỏ, rẻ tiền, dễ nuôi và ưu điểm nhất là ăn thức ăn hạt nên phân không hôi bẩn, đó là loài yến phụng (vẹt Hồng Kông).

Một chú yến phụng nuôi từ 1-2 tháng tuổi được chăm sóc tốt và kiên nhẫn dạy nói (như dạy các loài két khác) có thể ghi nhớ được 10-15 từ - một vốn từ không nhỏ so với một chú chim nhỏ như vậy!

Một số loài chim thường có thể nuôi và dạy nói tại Việt Nam là bộ chim sẻ: Gồm quạ, cưỡng, sáo, nhồng (yểng)... Bộ Két (vẹt): Két Việt Nam bao gồm két Alexander (còn gọi là con xít), két xanh (két rừng)...

Nguồn tin: Theo Nông Nghiệp Việt Nam

0