24/05/2018, 11:19

Mặt trăng có liên quan đến địa chấn sao?

(Hình minh hoạ) Trả lời: Có người qua thống kê đã phát hiện rằng, khoảng 80% các cơn địa chấn lớn đều xảy ra vào các thời điểm sau mồng 1 và 15 (âm lịch), điều này không thể là sự trùng khớp ngẫu nhiên được. Các nhà khoa học đã phân tích: Cứ vào mồng 1 (âm lịch), thì cả Mặt ...

(Hình minh hoạ)

Trả lời:

Có người qua thống kê đã phát hiện rằng, khoảng 80% các cơn địa chấn lớn đều xảy ra vào các thời điểm sau mồng 1 và 15 (âm lịch), điều này không thể là sự trùng khớp ngẫu nhiên được. Các nhà khoa học đã phân tích: Cứ vào mồng 1 (âm lịch), thì cả Mặt trời và Mặt trăng đều nằm về một phía của Địa cầu. Còn vào ngày 15 thì cả hai lại chia ra nằm ỏ hai phía, vào lúc này, do sức hút của Mặt trời và Mặt trăng được kết hợp, sẽ là lúc có lực hút lớn nhất. Lực hút này không những hút được nước biển dàng lên, tạo nên thủy triều mà còn tác động đến cả vỏ Trái đất, gây nên "thủy triều của chất rắn". Đương nhiên, lực hút này không hẳn sẽ trực tiếp gây ra địa chấn, nhưng nếu như vào cùng thời điểm này lực (tác động bên trong vỏ Địacầu cũng đạt đến mực độ cao cực điểm, sẽ có khả năng dẫn đến địa chấn.

Các chòm sao là chỉ những ngôi sao trong không gian ban đêm, được người ta dùng tên các vị thần, người, động vật, công cụ, v.v... để tiến hành đặt tên. Bởi vì những ngôi sao mà chúng ta có thể nhìn thấy đều thuộc vào một chòm sao nhất định, vì vậy tìm tòi các sao sẽ vô cùng tiện lợi.

Nếu quan sát lâu dài bầu trời về ban đêm, bạn sẽthấy các chòm sao tuỳ theo các mùa khác nhau mà có sự thay đổi. Do Trái đất quay quanh Mặt trời, nên thời gian xuất hiện của một chòm sao ở cùng một phương hướng mỗi ngày chênh lệnh khoảng 4 phút, cũng có nghĩa là một tháng sẽ sớm hơn 2 giờ, một năm sau lại trở về chỗ cũ. Để thuận tiện cho việc quan sát, người ta thường chia các chòm sao ra làm chòm sao bốn mùa xuân, hạ, thu đông.

 

0