09/06/2018, 21:57

Vì sao càng lên cao càng lạnh? - Câu hỏi hay

Mặt trời rất nóng, theo tôi nghĩ càng lên cao tức là đến gần mặt trời hơn so với dưới đất nhưng chúng ta lại cảm thấy lạnh hơn?  ...

Mặt trời rất nóng, theo tôi nghĩ càng lên cao tức là đến gần mặt trời hơn so với dưới đất nhưng chúng ta lại cảm thấy lạnh hơn? 

Năng lượng ánh sáng từ mặt trời chiếu đến trái đất đa số bị phản xạ trở lại và chỉ một phần vào trong tầng khí quyển của trái đất. Mặt đất & không khí là những nơi hấp thụ ánh sáng nhiều nhất. Càng lên cao không khí càng loãng, tức là sự hấp thụ năng lượng ánh sáng càng giảm nên càng lên cao bạn thấy lạnh hơn so với ở dưới. Chúng ta chỉ có thể ở tầng đối lưu và tầng bình lưu cho nên càng lên cao càng thấy lạnh! - (LE HUY AN)

À, nhiệt độ khi càng lên cao thì càng lạnh là vì :
- Ánh sáng từ mặt trời chiếu đến trái đất hầu hết bị phản xạ trở lại vũ trụ, chỉ một phần vào trong tầng khí quyển của trái đất.
Khoảng cách từ mặt trời tới trái đất là rất xa (khoảng 150 triêu km) trong khi máy bay của bạn chỉ bay trong tầng bình lưu tức khoảng 50 km so với mặt nước biển sự thay đổi này còn quá nhỏ, cho nên nói nó ảnh hưởng nhiều đến nhiệt độ là sai.
- Mặt đất và không khí chính là những nơi hấp thụ ánh sáng mạnh nhất. Càng lên cao không khí càng loãng, tức là sự hấp thu ánh sáng càng giảm. Chính vì vậy, lên cao bạn thấy lạnh hơn so với ở dưới.
Từ "tầng nóng" của khí quyển thì càng lên cao nhiệt độ lại càng nóng ( 85 - 500km so với mực nước biển), tại sao vậy? đơn giản đây chính là nơi phản xạ ánh sáng mặt trời chiếu tới, tâng nóng hay còn gọi là tầng điện ly bởi tầng này phân tử không khí chỉ tồn tại ở dạng ion.
Tầng ngoài là tầng nóng nhất (800 - 1000 km so với mực nước biển) không khí rất loãng nhưng lại bị đốt nóng khủng khiếp, các phân tử nguyên tử chuyển động với tốc độ rất cao và thoát ra ngoài vũ trụ nên nó còn có tên gọi là tầng thoát ly.
Trở lại vấn đề, bạn chỉ có thể ở tầng đối lưu và tầng bình lưu cho nên bạn khi càng lên cao bạn thấy càng lạnh. - (Kien)

- Mặt trời cách trái đất hàng trăm triệu km nên bạn lên cao mấy chục km cũng không có nghĩa là gần mặt trời hơn so với dưới đất đâu
- Dưới đất bầu khí quyển dày đặc nên hấp thu ánh nắng mặt trời -> giữ nhiệt -> nóng
- Trên cao khí quyển loãng nên ánh sáng mặt trời cứ thế đi qua, ko hấp thu -> không giữ lại nhiệt -> lạnh - (Gs Hai)

lạnh do không khí xung quanh ta, càng lên cao không khí càng loãng, nghĩa là áp suất không khí giảm, theo như công thức khí lý tưởng PV/RT= const thì P giảm thì T giảm để cho bảo toàn số mol khí. còn về ánh nắng mặt trời chả ảnh hưởng gì. ví dụ bạn ra ngoài trái đất thì sẽ cực lạnh - (Huy)

Rất đơn giản, vì ở dưới mặt đất còn phải chịu thêm sức nóng của mặt đất do hấp hơi và phản xạ nhiệt. Vì vậy cứ lên cao 100 m thì giảm đi 3độ C. - (Việt-CT26)

càng lên cao thì càng xa mặt đất.chúng ta cảm thấy nóng k phải là do gần hay xa mặt trời mà là do sức nóng của mặt trời bức xạ lại qua mặt đất.do đó càng thấp => càng gần đất => càng nhận đc nhiều nhiệt do bức xạ - (Son)

Sức nóng trong không khí do trái đất tỏa nhiệt là chủ yếu, nên bạn càng ở dưới đất càng nóng. Đứng trên mặt đất như bạn đang đứng trên cái lò sưởi vĩ đại.... - (Tuấn Kiệt)

chắc có nhiều gió hơn, nên lạnh hơn :) - (buonngugat)

Cang len cao ap suat cang giam - (Chi Trung)

Mặt đất và không khí chính là những nơi hấp thụ ánh sáng mạnh nhất. Càng lên cao không khí càng loãng, tức là sự hấp thu ánh sáng càng giảm. Chính vì vậy, lên cao bạn thấy lạnh hơn so với ở dưới. - (Linh nhi)

Câu trả lời đơn giản nhất : do lên cao không khí loãng và lượng hơi nước (vật mang nhiệt) cũng giảm cho nên bạn thấy lạnh hơn.  - (LT)

Do tính chất của tầng đối lưu, càng lên cao không khí loãng hơn và giữ nhiệt kém hơn, khiến cho nhiệt bị tản đi hết, trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6 độ C - (Nguyễn Tùng)

Mình nghĩ lúc ban đầu ở mặt đất lạnh hơn ở tầng khí quyển.
- Nhưng khi sinh vật bắt đầu sinh sôi nảy nở, luồng không khi ở mặt đất bắt đầu ma sát với động thực vật -> nóng lên
- Gió ở mặt đất thì ma sát với động thực vật, cây cối và mặt đất -> nóng lên
- Khi sinh vật ở mặt đất bùng nổ càng nhanh, luồng không khí ở mặt đất càng đậm đặc hơn, sự ma sát với cường độ ngày càng lớn -> nóng lên
- Trên tần khí quyển thì không khí rất loãng chỉ 1 ít chim chóc bay trên ấy cũng k tạo được lực ma sát nhiều
(Mình suy nghĩ vậy thôi, ai có ý tưởng hay mình xin tiếp nhận) - (Phạm Anh Tuấn)

Tất cả các bận chú ý câu hỏi của người hỏi, ở đây người đưa ra câu hỏi chỉ đề cập tới vấn đề NÓNG và LẠNH ở trên cao, không có đơn vị vật lý cụ thể, nên các bạn không thể giải thích việc nóng và lạnh đơn giản như trên đươc, cần phải nhìn rộng vấn đề hơn. Theo tôi thì thế này: càng ở trên cao thì số phân tử khí, số người và số phương tiện giao thông càng ít. Khi ấy xác suất va chạm và truyền năng lượng để sinh nhiệt cũng giảm. Do đó bạn sẽ thấy lạnh hơn khi ở trên cao. Nếu ở mãi trên cao trong điều kiện như thế, bạn sẽ thấy cô đơn đến ớn lạnh cả người. Hơn nữa, ở trên cao không có quán nhậu, bia hơi, lò nấu rượu..., không có gì để "anh em chém gió" thì không thể nóng được. Chưa kể ở trên cao, chim và máy bay bay vù vù suốt ngày - nhất là gần khu sân bay, bạn không bị gió lạnh thì cũng bị lạnh gáy. Ngoài ra, khi ở trên cao, bạn không phải bon chen và vận động nhiều như khi bạn ở dưới mặt đất. Cái đầu không phải suy nghĩ và bức xúc nhiều thì bạn muốn cảm nhận thấy nóng cũng khó.... - (Hồng Sơn)

Nói một cách đơn giản nhất! Đa phần năng lượng Mặt Trời khi chiếu xuống mặt đất, tại đây, nó bị hấp thụ mạnh bởi mặt đất, và làm mặt đất nóng lên (nóng hơn không khí trên cao). Mặt đất nóng truyền nhiệt trực tiếp cho lớp không khí gần mặt đất; không khí gần mặt đất nóng lên và nở ra, nhẹ hơn phần không khí lạnh ở trên và bay lên cao nhờ lực đẩy Ácsimét. Khi không khí nóng bay lên cao, nó giãn nở đoạn nhiệt nghĩa là thể tích tăng và nhiệt độ giảm. Càng lên cao, không khí càng nguội dần (lạnh hơn không khí dưới và gần mặt đất). Ở các cao độ lớn hơn thì không khí loãng hơn và giữ nhiệt kém hơn, khiến cho nhiệt bị tản đi hết. Cứ mỗi khi độ cao tăng lên khoảng 1.000 mét thì nhiệt độ lại giảm trung bình khoảng 6,5 °C (Đi máy bay dễ thấy điều này). - (Vinh Huy Bui Tran)

Nguyên lý càng lên cao càng lạnh không đúng với các tầng khí quyển. Chỉ có tầng đối lưu và tầng trung lưu nhiệt độ mới giảm theo độ cao, còn những tầng khác nhiệt độ tăng theo độ cao... Vì vậy bạn phải nói rõ ở tầng nào mọi người mới giải thích chính xác được. - (sinh pham huu)

Vi cang len cao nhiet do cang giam nen chung ta se thay lanh hon khi o tren do cao - (nhu hoa)

Mình thấy càng lên cao càng nóng! - (Xman56)

càng lên cao càng lạnh, mình chỉ bàn ở trái đất. do cấu tạo của bầu khí quyển trái đất càng cao không khí loãng ra, khi năng lượng mặt trời đi qua số lượng hạt ít thì sẽ phát sinh nhiệt thấp do hai lý do cơ bản. 1 chúng sẽ tích được ít nhiệt. 2 vì số lượng ít nên khi chúng dao động cũng ít va chạm và ma sát ít nên cũng sinh ra ít nhiệt hơn. Nói túm lại không khi càng loãng thì chúng hấp thụ và ma sát giữa các hạt ít nên sinh ra nhiệt kém, va cao thi ítnha65n được nhiệt bức xạ từ mặt đất hơn... - (tang quoc bao)

Nguyên lý càng lên cao càng lạnh là không đúng hoàn toàn. Chỉ đúng với tầng Đối Lưu và tầng Trung Lưu. Tầng Bình Lưu, Tầng Điện Ly và Tầng Ngoài thì càng lên cao nhiệt độ càng tăng chứ không phải là càng lạnh.. - (sinh pham huu)

Để cho đơn giản hóa bạn hiểu như sau: trái đất nhận nhiệt lượng từ mặt trời làm nó nóng lên, nhưng đồng thời trái đất cũng phát ra bức xạ hồng ngoại vào không gian nên bị mất nhiệt làm giảm nhiệt độ đi. Trạng thái cân bằng động 2 quá trình ngược này cho nhiệt độ là -18 độ C. Nhưng vì trái đất có một lớp khí quyển bao phủ nên bức xạ hộng ngoại đáng nhẽ thất thoát vào vũ trụ lại được phản xạ trở lại làm ấm khí quyển (hiệu ứng này gọi là hiệu ứng nhà kính vì nó giống như ngôi nhà có cửa số đóng kín bằng kính trong suốt sẽ bị nóng hơn so với nhà cửa sổ bằng vật liệu không trong suốt) nên nhiệt độ gần mặt đất sẽ ấm hơn và có thể đạt tới 30, 40 độ. Như vậy, lúc đầu càng lên cao sẽ càng đạt đến gần nhiệt độ -18 độ C tức sẽ bị lạnh đi. Tuy nhiên, khi đi xuyên qua bầu khí quyển trái đất, lúc đó đạt tới -18 độ C và tiếp tục tiến về phía mặt trời thì nhiệt độ đương nhiên tăng dần lên.
Tóm lại trong bầu khí quyển của trái đất càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm đến ngưỡng -18 độ C. Khi lên quá độ cao đó và hướng về phía mặt trời thì nhiệt độ vật thể sẽ tăng dần từ -18 độ C lên. - (Tran Ha Nam)

Cang lên cao đúng là càng gần mặt trời nhưng khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất là gần 150 triệu kilômét nên bạn lên vài ngàn mét thì ko đáng kể gì cả. Nguyên nhân là do chúng ta đang ở tầng ĐỐI LƯU của trái đất vì vậy càng lên cao nhiệt độ càng thấp tuân theo nguyên tắc vật lý chủ yếu của tầng này là do không khí nóng càng bốc lên cao càng lạnh đi nhờ vào đối lưu không khí. Các yếu tố khác như mưa, gió, bão, sương mù,... đều xảy ra ở tầng này. - (VH)

Nóng là do bức xạ nhiệt từ dưới đất lên chứ ko phải do ánh sáng từ trên xuống cho nên ở dưới thấp thì nóng hơn. Vả lại lõa trái đất cũng nóng khoảng 5000°c đó bạn. - (ngocle)

Càng lên cao thì không khí càng loãng. Mà không khí thì có vai trò hấp thụ một phần ánh nắng mặt trời, khi hấp thụ, không khí nóng lên, và tỏa nhiệt ra xung quanh. Giống như khi bạn đội mũ đen ra đường trời nắng sẽ thấy đầu mình nóng hơn là đội mũ trắng vậy, "mũ đen" ở đây chính là lớp không khí "đặc" hơn ở dưới thấp. Cũng vì không khí loãng hơn mà khi bạn đi vùng cao về sẽ thấy da mình bắt nắng nhiều hơn, do ánh nắng mặt trời ít bị hấp thụ sẽ tiếp xúc với da bạn nhiều hơn. Hi vọng bạn hài lòng với câu trả lời của mình. - (Con Của Bố Tao)

Càng lên cao càng lạnh thì đúng với tầng đối lưu, tức là tầng sát mặt đất cho đến độ cao khoảng 10-12km. Trên tầng đối lưu là tầng bình lưu (ozon nằm ở tầng này) thì nhiệt độ sẽ càng tăng khi càng lên cao. Tại sao tại tầng đối lưu càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm là do đây là tầng có lượng khí quyển tập trung nhiều nhất, đồng thời bức xạ mặt trời bị mặt đất phản xạ lại giảm. Mặt đất hấp thụ khoảng 51% bức xạ mặt trời nên nhiệt độ sát mặt đất nóng nhất. Ở trên không khí thì lượng hấp thụ bức xạ ít hơn, xa mặt đất ít có tiếp xúc nhiệt hơn nên mát hơn. - (Trần Văn Sơn)

Khoảng cách từ mặt trời đến trái đất khoảng 152 triệu km (cực viễn) và khoảng 146 triệu km (cực cận) do quỹ đạo trái đất hình elip. Còn bầu khí quyền của trái đất dày khoảng 30km, quá nhỏ so với khoảng cách với mặt trời nên càng lên cao không có một chút ý nghĩa là gì gần xa mặt trời mà càng nóng càng lạnh.
Nhiệt ở trái đất do bức xạ ánh sáng mặt trời chiếu vào qua tầng khí quyển bị hấp thu một phần, mặt đất/nước hấp thu phần lớn rồi phản xạ, tán xạ ngược trở lại khí quyển hấp thu một lần nữa rồi trở lại không gian.
Độ dày của tầng khí quyển không thay đổi so với mực nước biển là khoảng 30 km. Nhưng bề mặt trái đất cao thấp khác nhau chênh lệch từ 0 (mực nước biển) đến 8.848 m (đỉnh Everest), đây là khoảng cách đáng kể.
Nên xét ở cùng một vị trí và thời điểm, độ dày khí quyển càng lớn sẽ hấp thu nhiệt lượng sẽ cao hơn và ngược lại. Do đó nhiệt độ trung bình ở vùng thấp nóng hơn ở vùng cao, cứ lên cao 100m sẽ giảm khoảng 0,5 độ.
Ngoài ra nhiệt độ tương đối của từng vùng, từng miền, từng thời điểm sẽ rất khác nhau do nhiều yếu tố như độ xiên của tia nắng mặt trời, địa hình địa mạo mặt đất, gió, dòng hải lưu... và vô vàn các yếu tố khí tượng khác nhau nên tin thời tiết bao giờ cũng chỉ là dự báo mà thôi. - (Anh Tuấn)

vì nhiệt độ tỷ lệ thuận với áp suất. càng lên cao thì mật độ phân tử khí càng giảm nên áp suất giảm. áp suất giảm dẫn đến nhiệt độ giảm - (Hong Quang)

là vì khi tia nắng mang theo nhiệt đi đến mặt đất rồi mới phản xạ lên không trung ( vì không khí trong suốt mà, nếu không tính bụi, bởi vậy nên ánh sáng đi qua mà không bị cản lại), do đó ở mặt đất nhận đc nhiều nhiệt nhất nên nóng nhất, rồi lượng nhiệt đó mới từ từ khuyếch tán lên cao, nên càng lên cao càng lạnh, còn nói càng lên cao càng gần mặt trời thì cũng không sai nhưng khoảng cánh gần hơn chẳng là gì cả so với từ mặt trời đến trái đất (150 triệu km) nên sự khác biệt về khoảng cách này không đáng kể. - (Thanh Tung Tran)

Do trai dat co nhiet luong tu trong loi toa ra mot gia tri khong doi, con anh sang mat troi buc xa them thoi. - (ngo van he)

Ở đây phải phân tầng cho khí quyển. Tầng đối lưu - Binh lưu - Tầng nóng.
Nếu chỉ xét trong 2 tầng là đối lưu và bình lưu ( nhỏ hơn 50km so với mực nước biển) thì càng lên cao chúng ta sẽ càng cảm thấy lạnh lý do chính là: Ánh sáng từ mặt trời chiếu đến trái đất hầu hết bị phản xạ trở lại vũ trụ, chỉ một phần vào trong tầng khí quyển của trái đất. Mặt đất và không khí chính là những nơi hấp thụ ánh sáng mạnh nhất. Càng lên cao không khí càng loãng, tức là sự hấp thu ánh sáng càng giảm làm chúng ta thấy lạnh hơn khi lên cao đồng thời thì còn một số lý do khác do khí thái, do sự đốt nóng của con người làm tăng nhiệt độ bề mặt.....
Còn nếu ở tầng nóng từ độ cao ( 85 - 500km so với mực nước biển) ở độ cao này phản xạ ánh sáng mặt trời chiếu tới, tầng nóng phân tử không khí chỉ tồn tại ở dạng ion nên càng nên cao sẽ càng nóng. Khu ở độ cao trên 500km so với mực nước biển sẽ là tầng nóng nhất không khí rất loãng nhưng lại bị đốt nóng khủng khiếp, các phân tử nguyên tử chuyển động với tốc độ rất cao và thoát ra ngoài vũ trụ nên nó còn có tên gọi là tầng thoát ly. - (Nguyễn Văn Trung)

Lí do giải thích như sau:
- Sức nóng mà ta cảm nhận được khi ở mặt đất không đơn giản là do ánh nắng mặt trời , nó chỉ là 1 phần, 1 phần quan trọng hơn là bức xạ nhiệt do mặt đất ( và các công trình, vật thể,...) dưới đất hấp thụ và bức xạ trở lại vào không khí. Đó mới là tác nhân chủ yếu của sức nóng.
Đấy cũng là lí do vì sao 12h trưa là lúc mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất, nhưng 13h mới là lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày ( bạn cứ để ý bản tin dự báo thời tiết mà xem, đều ghi nhận nhiệt độ cao nhất lúc 13h), đó là lúc bức xạ nhiệt phản hồi.

Bên cạnh đó, 2 yếu tố nhỏ tác động khác là mật độ không khí và cảnh quan
- Mật độ không khí ở mặt đất cao hơn trên núi , vì thế giữ lại được nhiệt lượng của mặt trời tốt hơn
- Cảnh quan ở mặt đất nhiều ( nhà cửa, công trình kiến trúc,...) hấp thụ rất nhiều nhiệt và tỏa ngược trở lại
Còn trên núi, cảnh quan thường quang đãng, nhiều cây, nên bức xạ nhiệt ít hơn. - (Tung Nguyen)

Trước hết bạn nói đúng gần mặt trời hơn thì sẽ nóng hơn, nhưng đó là ở bên ngoài bầu khí quyển của trái đất. Nhưng ở trái đất thì không hẳn càng lên cao đã là gần mặt trời hơn. Vật thể lên cao hơn và gần mặt trời hơn chỉ gần đúng với những vật nằm trong khoảng từ 6h đến 18h còn những vật nằm trong khoảng 18h đến 6h thì ngược lại. Mặt khác nhiệt độ của vật còn nằm trong bầu khí quyển của trái đất thì nhiệt độ của nó phụ thuộc vào nhiệt độ bầu khí quyển ở khu vực đó chứ không hẳn chỉ phụ thuộc vào việc gần hay xa mặt trời. Từ mặt đất đến độ cao khoảng 7-17 km là tầng đối lưu nhiệt độ khí quyển giảm dần đến -50oC (âm 50 độ C). Máy bay dân dụng hoạt động ở độ cao đến khoảng 12 km, có lẽ vậy bạn mới có ý kiến trên. Ở tầng bình lưu là từ độ cao trên (7-17 km) cho đến khoảng 50 km nhiệt độ lại tăng dần đến 0oC (0 độ C). Tiếp theo đến tầng trung lưu ở độ cao khoảng 85 km nhiệt độ lại giảm đến -75oC (âm 75 độ C). Rồi đến tầng điện ly ở độ cao khoảng 640 km nhiệt độ tăng dần đến 2000oC (2000 độ C). Cuối cùng là tầng ngoài có độ cao khoảng 10.000 km nhiệt độ tăng dần đến 2500oC (2500 độ C). Và sau đó là khoảng không vũ trụ. Tóm lại ý kiến của bạn chỉ đúng với độ cao từ 85 km trở lên tức là từ tầng điện ly trở ra. - (Thanh)

vì càng lên cao, không khí càng loãng nên việc hấp thụ nhiệt và giữ nhiệt kém hơn so với càng gần mặt đất, nên càng lên cao, nhiệt độ càng giảm. - (Trần Chính)

cho mình hỏi lại là bạn đã học vật lý lớp 11 chưa ạ. - (hai)

- Ánh sáng từ mặt trời chiếu đến trái đất hầu hết bị phản xạ trở lại vũ trụ, chỉ một phần vào trong tầng khí quyển của trái đất.
Khoảng cách từ mặt trời tới trái đất là rất xa (khoảng 150 triêu km) trong khi máy bay của bạn chỉ bay trong tầng bình lưu tức khoảng 50 km so với mặt nước biển sự thay đổi này còn quá nhỏ, cho nên nói nó ảnh hưởng nhiều đến nhiệt độ là sai.
- Mặt đất và không khí chính là những nơi hấp thụ ánh sáng mạnh nhất. Càng lên cao không khí càng loãng, tức là sự hấp thu ánh sáng càng giảm. Chính vì vậy, lên cao bạn thấy lạnh hơn so với ở dưới.
Từ "tầng nóng" của khí quyển thì càng lên cao nhiệt độ lại càng nóng ( 85 - 500km so với mực nước biển), tại sao vậy? đơn giản đây chính là nơi phản xạ ánh sáng mặt trời chiếu tới, tâng nóng hay còn gọi là tầng điện ly bởi tầng này phân tử không khí chỉ tồn tại ở dạng ion.
Tầng ngoài là tầng nóng nhất (800 - 1000 km so với mực nước biển) không khí rất loãng nhưng lại bị đốt nóng khủng khiếp, các phân tử nguyên tử chuyển động với tốc độ rất cao và thoát ra ngoài vũ trụ nên nó còn có tên gọi là tầng thoát ly.
Trở lại vấn đề, bạn chỉ có thể ở tầng đối lưu và tầng bình lưu cho nên bạn khi càng lên cao bạn thấy càng lạnh. - (khachma2004)

Cang len cao cang lanh la do khi anh sang mat troi di qua lop khong khi no chi hap thu duoc mot luong nhiet rat it. Khi anh sang MT chieu xuong be mat Trai Dat luc nay mat dat hap thu nhiet roi buc xa lai vao khong khi lam cho khong khi o gan be mat dat cao hon tren cao. - (Tam Trung-Tan Lap-Kon Ray)

Quy luật phi địa đới : Lên cao 1000m, nhiệt độ giảm 6 độ C. - (Đặng Trung Nghĩa)

Minh thi nghi khac. Cang len cao cang za roi loai nguoi ma cang xa roi loai nguoi se thieu di nhung thu tinh cam ma thieu di tinh cam chac la lanh rui - (chem gio)

Để giải đáp câu hỏi của bạn Trung Kiên tôi xin nêu lên một vài nguyên nhân sau đây để bạn suy nghĩ:
1.- Do sức hút của trái đất ( lực hấp dẩn) tác dụng lên mọi vật thể trong đó có người và không khí. Càng ở xa tâm trái đất lực này càng bị yếu đi, dẩn đến hiện tượng không khí càng loảng khi lên càng cao, càng xa bề mặt trái đất con người cũng bị giảm trọng lượng và sẽ mất trọng lượng nếu ở trong vũ trụ. Khi không khí bị loảng và khi có sự chênh lệch nhiệt độ ở các vùng khác nhau và lân cận nhau sẽ sinh ra những dòng không khí đối lưu từ nơi thấp sang nơi cao đó là gió. Càng lên cao (Trong lớp khí quyển bao bọc trái đất) áp xuất khí quyển càng giảm càng nhiều gió hơn. Khi đứng trước gió bạn sẽ cảm thấy mát hoặc lạnh vì gió lấy nhiệt của cơ thể bạn.
2.- Hầu hết những vật thể xung quanh bạn như bê tông, cát, đá v.v…đều có đặt tính hấp thụ nhiệt, tỏa nhiệt hoặc bức xạ nhiệt. Trên trái đất này, nhất là khi ở trong thành phố có nhiều nhà, có nhiều nắng mặt trời, vào buổi sáng bạn còn cảm thấy mát mẽ dể chịu, nhưng khi nắng lên, đến trưa khi không có gió hoặc mưa bạn sẽ thấy rất nóng nực là vì các vật thể xung quang bạn sau khi hấp thụ năng lương mặt trời sẽ tỏa nhiệt ra xung quanh làm không khí nóng lên. Nếu trong thành phố có nhiều cây xanh, hồ nước hoặc đài phun nước thì nhiệt độ sẽ cải thiện hơn và không khí sẽ trong lành và sạch sẽ hơn vì cây xanh hút khí Các bô nít độc hại nhã khí Oxy giúp cho sự sống. Do vậy khi lên cao, cách xa những vật thể cản gió, tỏa nhiệt và do một số nguyên nhân khác như đã nêu ta sẽ thấy lạnh hơn. - (Khanh Hoa Tran)

Ở trên lạnh vì không có ( hoặc có thì cũng rất ít) con người, con ở mặt đất có nhiều người hơn - tình người luôn sưởi ấm cho nhau mà !!! hihiii - (dinh)

tai sao khi ta vận hành xe oto nổ,đứng im một chỗ,lại tôn xăng hơn,khi xe chạy? - (hoàng anh nguyen)

cang cao cang lanh vi: -cang cao cang xa nham thach -cang cao thi cang gan vu tru(ma vu tru rat lanh) tuy cang cao cang gan mat troi nhung no van ko du de cho chung ta cam thay am.  - (leminhduy)

câu hỏi này vừa phức tạp lại vừa đơn giản, nhưng nó cũng giống hiện tượng bạn sưởi ấm thôi, tại sao ngồi gần bếp thì ấm và ngồi xa thì lạnh - (nhungnt)

Càng lên cao, lớp không khí càng loãng, mà không khí và mặt đất là 2 vật giúp hấp thụ nhiệt. Nên khi lên cao, lớp không khí loãng này ít khả năng hấp thụ nhiệt hơn + với áp suất không khí bé hơn so với mặt đất, nên ở đây xảy ra trường hợp thay đổi độ hấp thụ nhiệt cũng như phản xạ lại nhiệt. Bản thân ánh sáng mặt trời khi tới trái đất nó mang chủ yếu là hình thức Quang Năng, nhưng 90% là bị bức xạ lại vũ trụ, chỉ 10% còn lại là tới được mặt đất. Trong khi đó, các photon ánh sáng chuyển động và va chạm với vật thể nó chạm phải và năng lượng này chuyển đổi thành nhiệt năng làm vật nóng lên. Nên ở các vùng núi cao, nơi có lớp không khí loãng, và đối lưu gió mạnh hơn ở mặt đất, thì lớp không khí không dày như ở mặt đất và sự đối lưu gió thường xuyên làm nhiệt độ cũng không thể lưu giữ ổn định mãi ở 1 chỗ. Nên đó là lý do vì sao càng lên cao, sẽ càng thấy lạnh. (đúng với tầng đối lưu và tầng bình lưu) - (yondaimevn@gmail.com)

Hôm nào trời nắng, mặt đường hấp thụ nhiệt rất cao, bạn thử áp sát mặt xuống mặt đường thì bạn sẽ thấy rất nóng và nếu càng nhấc mặt lên cao khỏi mặt đường thì thấy càng mát. Điều tương tự xảy ra trong bầu khí quyển trái đất, hôm nào trời nắng, lớp khí quyển đậm đặc sát mặt đất hấp thụ nhiệt cao, khi càng lên cao không khí trở nên loãng dần và hấp thụ nhiệt ít đi do đó sẽ cảm thấy mát hơn khi ở trên cao. Đúng là ở trên cao thì gần mặt trời hơn, như khi bạn đi lên núi chẳng hạn, nhưng mà khoảng cách vẫn còn quá xa để mức độ truyền nhiệt có thể thay đổi. - (Timtim)

Minh thich cach suy nghi cua ban. - (Hson)

Lên cao áp suất khí quyển giảm, nhiệt độ giảm vì thể tích không khí không thay đổi.ok. - (kĩ sư Nhiệt Lạnh)

Ai bảo bạn mặt trời nóng? Mặt trời rất lạnh, y như cục đá trong tủ lạnh vậy, mà có khi còn lạnh hơn. Nên càng lên cao càng lạnh đó. Còn vì sao trái đất ấm là vì trái đất tự toả nhiệt đó, sáng toả nhiều thì ấm mà tối toả ít thì lạnh. Kakaka. - (Logic)

Theo định luật Boi-lo-Ma-ri-ot: PxV/T = Po x Vo / To = const. Do lên cao áp suất khí quyển giảm, thể tích không đổi nên nhiệt độ giảm theo - (Chau12004)

Vì nhiệt độ ở mọi vật trên trái đất chủ yếu đến từ năng lượng bức xạ của các vật thể xung quanh chứ không phải trực tiếp từ các tia sáng mặt trời. Ta cảm thấy nóng vì phải nhận nhiều bức xạ từ cục đá, vách tường, thân cây,...xung quanh. Càng lên cao thì năng lượng bức xạ càng giảm đi. - (củ mì)

Theo mình thì do lớp không khí ở càng thấp thì càng đặc --> giữ nhiệt tốt. Càng lên cao không khí càng loãng --> không giữ được nhiệt. - (Nguyễn Văn Dũng)

Như trên đã thấy, nhiệt độ của bề mặt đất được tạo thành bởi sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đi tới trái đất và bức xạ nhiệt của bề mặt đất phản xạ trở lại khí quyển. Bức xạ mặt trời là bức xạ sóng ngắn, nên nó có thể dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO2 và O3 để tới trái đất. Ngược lại, bức xạ nhiệt của trái đất là bức xạ sóng dài, nên nó không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 mà lại bị CO2 và hơi nước trong không khí hấp thu. Như vậy, CO2 và các khí khác trong không khí hoạt động giống như những tấm kính của nhà kính, nghĩa là chúng cho ánh sáng mặt trời đi qua, nhưng giữ lại bức xạ sóng dài (bức xạ hồng ngoại). Kết quả là lớp không khí gần mặt đất trở nên nóng và càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm gọi là phân hóa theo độ cao. - (sonhuong2408)

Chúng ta thấy, nhiệt độ của bề mặt đất được tạo thành bởi sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đi tới trái đất và bức xạ nhiệt của bề mặt đất phản xạ trở lại khí quyển. Bức xạ mặt trời là bức xạ sóng ngắn, nên nó có thể dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO2 và O3 để tới trái đất. Ngược lại, bức xạ nhiệt của trái đất là bức xạ sóng dài, nên nó không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 mà lại bị CO2 và hơi nước trong không khí hấp thu. Như vậy, CO2 và các khí khác trong không khí hoạt động giống như những tấm kính của nhà kính, nghĩa là chúng cho ánh sáng mặt trời đi qua, nhưng giữ lại bức xạ sóng dài (bức xạ hồng ngoại). Kết quả là lớp không khí càng gần mặt đất sẽ nóng hơn và càng lên cao thì nhiệt độ sẽ càng giảm gọi là phân hóa theo độ cao. - (sonhuong2408)

Lên càng cao thì mình càng sợ nên toát mồ hôi hột do vậy bị lạnh bạn ạ - (Phuoc Nguyen)

Ánh sáng mặt trời chiếu đến trái đất, gặp mặt đất và bức xạ trở lại, nhưng do trái đất có lớp khí quyển giữ lượng năng lượng này. Ở dưới mặt đất năng lượng này lớn nên nhiệt độ cao, càng lên cao năng lượng này càng giảm nên nhiệt độ thấp hơn. - (Thong Le Anh)

vì càng lên cao không khí cang loảng ít háp thụ anh sáng mặt trời nên nó lạnh đơn giản vi thôi - (nhat pham)

Càg lên cao khôg khí càg loãg. Lượg nhiệt do măt trơi cug câp truyền vào khí quyển xuốg măt đât và 1 phần phản xạ lên. Nên xuôg thâp thj nhjêt đô cao hơn. - (Lee Min Hiếu)

Khi nào bạn lên cao đến đủ gần mặt trời thì sẽ thấy nóng hơn. - (Tùng)

vì lên cao thì gần mặt trời hơn, nhưng không là gì so với khoảng cách từ mặt trời tới trái đất.
nhưng khi lên cao bạn sẽ gần mây hơn và nhiệt độ giảm là do mây, hơi nước bốc lên cao. - (athanhcong328)

Chúng ta thấy, nhiệt độ của bề mặt đất được tạo thành bởi sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đi tới trái đất và bức xạ nhiệt của bề mặt đất phản xạ trở lại khí quyển. Bức xạ mặt trời là bức xạ sóng ngắn, nên nó có thể dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO2 và O3 để tới trái đất. Ngược lại, bức xạ nhiệt của trái đất là bức xạ sóng dài, nên nó không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 mà lại bị CO2 và hơi nước trong không khí hấp thu. Như vậy, CO2 và các khí khác trong không khí hoạt động giống như những tấm kính của nhà kính, nghĩa là chúng cho ánh sáng mặt trời đi qua, nhưng giữ lại bức xạ sóng dài (bức xạ hồng ngoại). Kết quả là lớp không khí gần mặt đất và mặt đất trở nên nóng. - (sonhuong2408)

Khoảng cách từ Trái đất đến mặt trời gần 150 triệu km, có thể xem như vô cùng nếu so sánh với lúc chúng ta đi trên máy bay chỉ cách mặt đất 10km. Mặt đất hấp thụ nhiệt từ ánh sáng mặt trời rồi bức xạ vào không khí. Hiện tượng đối lưu sẽ làm cho lớp không khí trên cao nóng dần. Tuy nhiên càng lên cao lực hút Trái đất càng giảm, mật độ không khí loãng hơn, khả năng bức xạ nhiệt từ mặt đất cũng giảm, do đó nhiệt độ cũng thấp hơn. - (Nui Ngoc Linh)

Mặt đất nóng là do hiệu ứng nhà kính. Còn hiệu ứng nhà kính là gì thì bạn tự tìm hiểu nha. - (hoangcuongna)

Tầng không khí ở trên càng cao càng ẩm, khi lên vùng cao thì lạnh hơn vì khoảng cách từ bạn đến mặt trời dường như không thay đổi, nhưng khoảng cách của bạn đến tầng khí ẩm trên cao thì rất thay đổi :) - (Thanh Tú)

sưu tầm được:
- Ánh sáng từ mặt trời chiếu đến trái đất hầu hết bị phản xạ trở lại vũ trụ, chỉ một phần vào trong tầng khí quyển của trái đất.
Khoảng cách từ mặt trời tới trái đất là rất xa (khoảng 150 triêu km) trong khi máy bay của bạn chỉ bay trong tầng bình lưu tức khoảng 50 km so với mặt nước biển sự thay đổi này còn quá nhỏ, cho nên nói nó ảnh hưởng nhiều đến nhiệt độ là sai.
- Mặt đất và không khí chính là những nơi hấp thụ ánh sáng mạnh nhất. Càng lên cao không khí càng loãng, tức là sự hấp thu ánh sáng càng giảm. Chính vì vậy, lên cao bạn thấy lạnh hơn so với ở dưới.
Từ "tầng nóng" của khí quyển thì càng lên cao nhiệt độ lại càng nóng ( 85 - 500km so với mực nước biển), tại sao vậy? đơn giản đây chính là nơi phản xạ ánh sáng mặt trời chiếu tới, tâng nóng hay còn gọi là tầng điện ly bởi tầng này phân tử không khí chỉ tồn tại ở dạng ion.
Tầng ngoài là tầng nóng nhất (800 - 1000 km so với mực nước biển) không khí rất loãng nhưng lại bị đốt nóng khủng khiếp, các phân tử nguyên tử chuyển động với tốc độ rất cao và thoát ra ngoài vũ trụ nên nó còn có tên gọi là tầng thoát ly.
Trở lại vấn đề, bạn chỉ có thể ở tầng đối lưu và tầng bình lưu cho nên bạn khi càng lên cao bạn thấy càng lạnh.

- (Vinh Lê Phước)

Theo mình thì tia sáng chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất được hấp thụ nên nhiệt lượng cao hơn. Không biết nói sao nữa, kiến thức mình hạn hẹp, diễn giải lại kém... - (Thuận)

La do trai dat hap thu nang luong anh sang tu mat troi va toa nhiet nguoc lai vao không khi. Trong khi do o tang khi quyen cua trai dat cang len cao thi khong khi cang loang. Vi vay khi cang xa be mat trai dat thi cang lanh. - (DongDIC)

Nhiệt độ khi càng lên cao thì càng lạnh là vì :
- Ánh sáng từ mặt trời chiếu đến trái đất hầu hết bị phản xạ trở lại vũ trụ, chỉ một phần vào trong tầng khí quyển của trái đất.
Khoảng cách từ mặt trời tới trái đất là rất xa (khoảng 150 triêu km) trong khi máy bay của bạn chỉ bay trong tầng bình lưu tức khoảng 50 km so với mặt nước biển sự thay đổi này còn quá nhỏ, cho nên nói nó ảnh hưởng nhiều đến nhiệt độ là sai.
- Mặt đất và không khí chính là những nơi hấp thụ ánh sáng mạnh nhất. Càng lên cao không khí càng loãng, tức là sự hấp thu ánh sáng càng giảm. Chính vì vậy, lên cao bạn thấy lạnh hơn so với ở dưới.
Từ "tầng nóng" của khí quyển thì càng lên cao nhiệt độ lại càng nóng ( 85 - 500km so với mực nước biển), tại sao vậy? đơn giản đây chính là nơi phản xạ ánh sáng mặt trời chiếu tới, tâng nóng hay còn gọi là tầng điện ly bởi tầng này phân tử không khí chỉ tồn tại ở dạng ion.
Tầng ngoài là tầng nóng nhất (800 - 1000 km so với mực nước biển) không khí rất loãng nhưng lại bị đốt nóng khủng khiếp, các phân tử nguyên tử chuyển động với tốc độ rất cao và thoát ra ngoài vũ trụ nên nó còn có tên gọi là tầng thoát ly.
Trở lại vấn đề, bạn chỉ có thể ở tầng đối lưu và tầng bình lưu cho nên bạn khi càng lên cao bạn thấy càng lạnh. - (Duc Silver)

Bạn nói đúng, nhưng đó là chuyện của lên cao trên 500km kia. Còn khi còn nằm trong tầng đối lưu (cách mặt đất không quá 16km), thì chúng ta bị ảnh hưởng của quá trình phát xạ nhiệt của mặt đất nhiều hơn. Do đó, càng lên cao, nghĩa là càng cách xa nguồn nhiệt từ bề mặt đất, thì càng lạnh! - (Ngô Đình Ngọc Giao)

Do áp suất giảm - (Jay)

quá khó ! - (jerryc.tom)

Trái đất cách xa mặt trời khoảng 150 triệu cây số nên năng lượng do mặt trời cung cấp truyền đến trái đất chủ yếu là quang năng. Việc thay đổi khoảng cách khi lên cao vài ki lo mét không làm cho việc nhận năng lượng ánh sáng ở nơi cao và nơi thấp khác nhau. Theo tôi điều chủ yếu là càng lên cao thì không khí càng loãng nên quang năng thu được càng dễ thất thoát (bức xạ trở lại không gian). Do đó nhiệt độ trung bình ở vùng cao nhỏ hơn vùng thấp - (Hải)

Do pV/T = hằng số mà V không đổi nên p giảm thì T cũng giảm theo , áp suất dưới thấp > áp suất trên cao do lớp dưới bị lớp trên đè. Vậy càng lên cao áp suất càng giảm nên nhiệt độ cũng giảm theo - (dongnai)

Phương trình trạng thái khí lý tưởng là mối liên hệ giữa áp suất, thể tích, và nhiệt độ của một khối khí lý tưởng nằm trong cân bằng nhiệt động lực học. Phương trình này có dạng:
pV = nRT.
với
p là áp suất
V là thể tích
n là số các hạt trong khối khí
R là hằng số khí
T là nhiệt độ.
Do đó khi càng lên cao thì áp suất p càng giảm. Nhưng V, n R thì không đổi nên bắt buộc nhiệt độ T phải giảm theo. - (matroilucnuadem_1010)

Theo các nhà khoa học, do hiệu ứng nhà kính, các tia mặt trời bức xạ và phản xạ lại bề mặt trái đất nhiều lần, do vậy bề mặt trái đất hấp thụ nhiệt và nóng dần. Trogn khi đó lớp khí quyển cao hơn vẫn lạnh ( vì cách xa nguồn nhiệt là trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính ) - (Hoang Le)

Do mặt đất hấp thụ ánh sáng mặt trời tạo thành nhiệt năng và giải phóng nhiệt năng gia bầu khí quyển nên càng gần mặt đất nhiệt độ sẽ càng cao hơn thực tế toàn bộ nhiệt độ ma ta cảm nhận được trong bầu khí quyển đều gio nhiệt độ của mặt đất giải phóng gia, do nó được hấp thụ từ ánh sáng mặt trời.con khoảng cách từ mặt trời đến trái đất là quá xa lại ngăn cách bằng một khoảng chân không rất lớn nên nhiệt độ từ mặt trời ko thể chuyền trưc tiếp tới đc - (Cuong)

khoảng cách giửa trái đất và mặt trời gần 150 triệu kilomet, ánh sáng từ mặt trời mà đi đến chúng ta phải mất hơn 8 phút. niếu chúng ta đứng dưới mặt đất( ngang mực nước biển) hoặc trên núi thì hai vị trí này xo với mặt trời hoàn toàn không có sự khác biệt. nhiệt độ khác nhau là do: dưới mặt đất thì độ ẩm cao, mật độ không khí cao, nhiệt tỏa ra từ lòng đất, và có các đại dương mang hơi ẩm điều hòa không khí, hiệu ứng nhà kinh..... trên núi không khí loãn, nhận được nhiệt từ lòng đất ít, nhiệt thoát ra ngoài không gian nhiều...... - (dangdcm)

mặt trời cách trái đất hơn 150 triệu km, lên đỉnh núi cao cùng lắm là vài ngàn m (tức vài km), nên nói trên núi cao được chiếu sáng nhiều hơn là không đúng, vì độ chênh lệch cường độ sáng thực ra không đáng kể", "Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào trái đất,mặt đất sẽ hấp thụ 1 phần còn 1 phần thì phản xạ vào khí quyển.Ỏ sát mặt dất không khí tập trung dày đặc hơn nên lượng nhiệt của mặt trời sẽ bị hấp thụ đi phần lớn.khi lên trên cao thì không khí loãng hơn nên khả năng hấp thụ nhiệt kém hơn là ở dưới mặt đất. Cho nên càng lên cao thì càng lạnh(cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm đi 0.6 đô C - (Hoàng Gia)

Nhiệt độ và áp suất tỷ lệ thuận với nhau. Cũng như khi bạn sử dụng nồi áp suất, khi nhiệt độ càng nóng thì áp suất càng cao vì khi ấy có sự giản nở vì nhiệt làm tăng kích thước ở các phân tử nước. Càng lên cao thì áp suất càng giảm vì thế nhiệt độ cũng giảm theo. - (Mạnh Hùng)

Bởi khi lên cao, sẽ không có nhà cửa, xe cộ chung quanh để mà chặn những cơn gió lạnh lại. - (tran_sigma)

Trên thiên đường lạnh lắm Tôi từng lên đó 3 lần nên tôi chắc chắn về điều này - (KhanhBui)

khoảng cách từ mặt trời đến trái đất là bao nhiêu ? Bạn lên cao được bao nhiêu mà xem là gần hơn :). Cái này là do đất có tính chất giữ nhiệt và tỏa nhiệt, càng lên cao thì sự phản xạ nhiệt của mặt đất tới chỗ đang đứng càng ít. Nếu bạn nói thế thì đứng ở núi lớn cũng có đất nhiều mà thì còn do hiện tượng đối lưu của không khí, ở những chỗ khác cùng độ cao có nhiệt độ thấp hiển nhiên sẽ trao đổi nhiệt lượng với chỗ bạn đứng nên nhiệt độ chỗ bạn hiển nhiên phải thấp thôi :) - (Duy Hà)

Càng lên cao, các phân tử khí càng cách xa nhau, sự vận động va chạm của các phân tử càng lên cao càng ít. Các chuyển động này sinh ra nhiệt. Mặt trời tuy có lượng nhiệt lớn nhưng ở rất xa chúng ta. - (chinh pham)

cô giáo địa lí không dạy bạn chuỵen này sao? - (trannguyen)

- Ánh sáng từ mặt trời chiếu đến trái đất hầu hết bị phản xạ trở lại vũ trụ, chỉ một phần vào trong tầng khí quyển của trái đất.
Khoảng cách từ mặt trời tới trái đất là rất xa (khoảng 150 triêu km) trong khi máy bay của bạn chỉ bay trong tầng bình lưu tức khoảng 50 km so với mặt nước biển sự thay đổi này còn quá nhỏ, cho nên nói nó ảnh hưởng nhiều đến nhiệt độ là sai.
- Mặt đất và không khí chính là những nơi hấp thụ ánh sáng mạnh nhất. Càng lên cao không khí càng loãng, tức là sự hấp thu ánh sáng càng giảm. Chính vì vậy, lên cao bạn thấy lạnh hơn so với ở dưới.
Từ "tầng nóng" của khí quyển thì càng lên cao nhiệt độ lại càng nóng ( 85 - 500km so với mực nước biển), tại sao vậy? đơn giản đây chính là nơi phản xạ ánh sáng mặt trời chiếu tới, tâng nóng hay còn gọi là tầng điện ly bởi tầng này phân tử không khí chỉ tồn tại ở dạng ion.
Tầng ngoài là tầng nóng nhất (800 - 1000 km so với mực nước biển) không khí rất loãng nhưng lại bị đốt nóng khủng khiếp, các phân tử nguyên tử chuyển động với tốc độ rất cao và thoát ra ngoài vũ trụ nên nó còn có tên gọi là tầng thoát ly.
Trở lại vấn đề, bạn chỉ có thể ở tầng đối lưu và tầng bình lưu cho nên bạn khi càng lên cao bạn thấy càng lạnh. - (Kiệt Tuấn Phạm)

Do la do co su chenh lech ve ap suat khi quyen do ban; - (Thanhav)

Trước tiên, việc gần nguồn nhiệt càng nóng thì hợp lý. Nhưng trái đất được bao quanh lớp khí quyển nên điều đó làm hạn chế khả năng hấp nhiệt Thứ 2. Việc ấm hay lạnh ở trên trái đất ngoài việc có chịu ảnh hưởng của nắng. Còn phụ thuộc vào đặc điểm địa hình của vùng miền. Vì nó lquan đến hấp nhiệt và toả nhiệt của vỏ trái đất. Thứ 3. Càng cao không khí càng loãng, việc truyền và giữ nhiệt hạn chế. Dẫn đến việc nhiệt độ thấp hơn sát mặt đất ( mặt đất ấm do hiện tượng hấp và toả nhiệt) - (Hell)

lên cao tuy gần mặt trời nhưng khả năng hấp thụ nhiệt của không khí rất kém so với mặt đất và mặt biển, nên bên dưới nóng hơn nhiều, nhờ vậy mới có hiện tượng thời tiết gió, vòi vòng... - (Khanh Tran)

Bởi vì bụi và không khí tại mặt đất hấp thụ năng lượng mặt trời nhiều hơn. - (Nguyễn Thanh Nam)

Bạn này chắc ko học vật lý !!! - (Van Du)

Trên cao mận độ vật chất loãng nên áng sáng chuyển thành nhiệt năng với tỷ lệ nhỏ. Hầu hết năng lượng as chuyển thành nhiệt ở bề mặt đất, mặt đất nóng lên và bức xạ hồng ngoại. - (unicorn)

Càng lên cao thì áp suất không khí càng thấp! mà áp suất thấp thì nhiệt độ sẽ giảm. - (nguyenxuanhung1870)

Vì xa đám chị em nên lạnh - Một đàn bà bằng ba bếp lửa - (donphuc)

vì càng xa lõi trái đất - (sonthaiold)

Theo thuyết khí động học thì PV/T=Hằng số. P là áp suất. V là thể tích. T là nhiệt độ. Khi bạn lên cao hay xuông thấp thì V đều không đổi. càng lên cao áp suất P càng giảm do sức nén của không khí giảm. Bạn có thể tưởng tượng như mình lặn sâu dưới nước vậy. Như vậy P càng giảm khi lên cao sẽ làm T càng giảm vì P/T luôn không đổi. - (Ngo Minh)

trái đất dc bao quanh bởi tầng khí quyển dày => ở mặt đất áp suất khí quyển sẽ lớn và giảm dần khi lên cao. áp suất lớn tức là mật độ phân tử khí ở mặt đất sẽ cao hơn và giảm dần khi tăng độ cao. mật độ phân tử cao các phân tử sẽ tương tác va chạm với nhau nhiều sẽ sinh ra nhiệt nhiều! lên cao áp suất thấp, mật độ phân tử ít, tương tác va chạm ít, sinh ra nhiệt ít! - (Long Chu)

Chúng ta cảm thấy nóng là do môi trường xung quanh, ở dưới đất hay trên cao thì mặt trời chiều vào ta lượng nhiệt như nhau, căn bản là không khí xung quanh chúng ta hấp thu nhiệt lượng bao nhiêu, càng lên cao không khí càng loãng nên nhiệt hấp thu it hơn, vì vậy lạnh hơn
- (tieudien)

Tâm của trái đất là một khối mắt ma nóng chảy, nhiệt độ rất cao giống như cái lò lửa khổng lồ vậy, càng lên cao là càng xa tâm trái đất, càng xa cái lò lửa nên sẽ cảm thấy lạnh hơn =)) - (Mùa Đông Hoa Trắng)

Ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất rồi mới bức xạ lên không khí cho nên gần mặt đất sẽ nóng hơn khi lên cao. Hơn nữa càng lên cao cây cối nhiều, gió nhiều hơn nên chắc mát hơn. - (Hoàng long)

Mặt trời là 1 nguồn nhiệt nhưng 1km/150triệu km thì mức độ bức xạ nhiệt thay đổi không đủ cho bạn cảm thấy đâu.Không khí hấp thụ nhiệt của ánh mặt trời rất ít, chủ yếu là mặt đất( nước) hấp thụ rồi tỏa nhiệt ra xung quanh. Nhiệt độ xung quanh ta chính là nhiệt độ của bề mặt này. Lên càng cao-->xa nơi phát nhiệt chính--> lạnh hơn. - (Anh Ngọc)

Theo khoa học tôi được biết rằng: nóng và lạnh phải ở vị trí khác nhau, nếu trùng nhau thì nó sẽ trở thành ẩm hơn dễ chịu nhất. Khi mặt trời chiếu nằng vào mắt đất thì độ nóng trên mắt sẽ nóng nhất. Khi đi càng xa điểm nóng đó, thì độ nóng sẽ càng giảm đi đến mức độ tối đa (trừ trường hợp trong không khí). Ví dụ xung quanh đỉnh núi chỉ có trời mát (xa mặt đất) --> nhiệt độ thấp, còn đỉnh núi nhiệt độ cao (vì mặt trời chiếu vào đỉnh đó). Cho nên tóm lại xung quanh đỉnh núi toàn là nhiệt độ thấp làm cho đỉnh núi ấm áp mát dễ chịu hơn so với mặt đất. - (Ng Vmin)

Chênh lệch độ cao giữa núi và đồng bằng không là cái gì so với khoảng cách TĐ/MT đâu bạn, cho nên bạn có thể bỏ qua sự chênh lệch đó. Nguyên nhân là khí quyển hấp thụ bức xạ nhiệt từ MT rất kém so với mặt đất -> đất luôn nóng hơn không khí -> khí gần mặt đất nóng hơn khí ở trên cao -> không khí ở trên cao lạnh hơn. Đó là lí do tại sao độ cao càng lớn thì không khí càng lạnh. - (Đình Quý)

Bạn lên cao 1km tức là xa mặt đất 1km và gần mặt trời thêm 1km
Mặt trời là 1 nguồn nhiệt nhưng 1km/150triệu km thì mức độ bức xạ nhiệt thay đổi không đủ cho bạn cảm thấy đâu.Không khí hấp thụ nhiệt của ánh mặt trời rất ít, chủ yếu là mặt đất( nước) hấp thụ rồi tỏa nhiệt ra xung quanh. Nhiệt độ xung quanh ta chính là nhiệt độ của bề mặt này. Lên càng cao-->xa nơi phát nhiệt chính--> lạnh hơn. - (Anh Ngọc)

- Thứ nhất: áp suất càng nhỏ, nhiệt độ càng thấp.
- Thứ hai: do bức xạ mặt đất.
- Thứ ba: do các hạt vật chất lơ lững trong khí quyển (bụi, hơi nước,...) là yếu tố giữ nhiệt, càng gần mặt đất các hạt này càng nhiều.
- Và vài yếu tố nữa, nhưng lý giải rất dài dòng !!! - (TTT)

Càng lên cao, không khí càng nguội dần. Khi ra xa khỏi bề mặt Trái Đất thì nhiệt đối lưu có các hiệu ứng nhỏ hơn và không khí lạnh hơn. Ở các cao độ lớn hơn thì không khí loãng hơn và giữ nhiệt kém hơn, khiến cho nhiệt bị tản đi hết. Cứ mỗi khi độ cao tăng lên 1.000 mét thì nhiệt độ lại giảm trung bình khoảng 6,5 °C.
- (Jet)

Bề mặt trái đất hấp phần hấp thụ nhiệt nên tích tụ nhiệt. - (chitamhua)

ban ngày mặt trời nóng,ban trái đất nóng,nếu cách xa 2 nguồn nhiệt đó sẽ cảm thấy lạnh hoặc rất lạnh. - (BÙI)

Theo e thì có 2 lí do: + Bức xạ mặt trời tới trái đất bị trái đất hấp thụ 1 phần và phản xạ lại vào không khí làm không khí ở gần mặt đất nóng hơn,
+ càng lên cao không khí càng loảng >>> hấp thụ nhiệt mặt trời kém. - (heomay12345)

Càng lên cao áp suất khí quyển càng thấp, không khí càng loãng nên nhiệt độ giảm dần! - (Johnny Trần)

Vi khong khi cang len cao cang loang - (Long)

Nguyên nhân là do mật độ vật chất trong không khí thấp (không khí loãng, không có bụi), do đó môi trường không hấp thụ được nhiệt từ bức xạ mặt trời. - (Ngô Tuấn)

Áp xuất giảm thì nhiệt độ giảm theo. Trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm xuống 1 độ. - (151467513)

Sự chênh lệch độ cao tại các vị trí trên Trái Đất là không đáng kể so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời nên năng lượng mặt trời tại các vị trí là gần như nhau. Nhiệt độ trên cao thì thấp hơn là vì càng lên cao không khí càng loãng nên khả năng hấp thu năng lượng giảm,nên nhiệt giảm. Đó là một nguyên nhân chính, còn nhiều lý do khác nữa. - (thai dung)

Nhiệt độ khi càng lên cao thì càng lạnh là vì :
- Ánh sáng từ mặt trời chiếu đến trái đất hầu hết bị phản xạ trở lại vũ trụ, chỉ một phần vào trong tầng khí quyển của trái đất.
Khoảng cách từ mặt trời tới trái đất là rất xa (khoảng 150 triêu km) trong khi máy bay của bạn chỉ bay trong tầng bình lưu tức khoảng 50 km so với mặt nước biển sự thay đổi này còn quá nhỏ, cho nên nói nó ảnh hưởng nhiều đến nhiệt độ là sai.
- Mặt đất và không khí chính là những nơi hấp thụ ánh sáng mạnh nhất. Càng lên cao không khí càng loãng, tức là sự hấp thu ánh sáng càng giảm. Chính vì vậy, lên cao bạn thấy lạnh hơn so với ở dưới.
Từ "tầng nóng" của khí quyển thì càng lên cao nhiệt độ lại càng nóng ( 85 - 500km so với mực nước biển), tại sao vậy? đơn giản đây chính là nơi phản xạ ánh sáng mặt trời chiếu tới, tâng nóng hay còn gọi là tầng điện ly bởi tầng này phân tử không khí chỉ tồn tại ở dạng ion.
Tầng ngoài là tầng nóng nhất (800 - 1000 km so với mực nước biển) không khí rất loãng nhưng lại bị đốt nóng khủng khiếp, các phân tử nguyên tử chuyển động với tốc độ rất cao và thoát ra ngoài vũ trụ nên nó còn có tên gọi là tầng thoát ly.
Trở lại vấn đề, bạn chỉ có thể ở tầng đối lưu và tầng bình lưu cho nên bạn khi càng lên cao bạn thấy càng lạnh.
Nguồn : không rõ , - (trihien_nguyen)

Càng lên cao không khí càng loãng, dẫn đến khả năng giữ nhiệt trong không khí giảm. nên những vùng cao như Đà lạt, Sapa thường lạnh là vì vậy. - (uyenthuc)

Theo tôi nghĩ là do càng lên cao, không khí càng loãng nên khả năng hấp thụ/giữ nhiệt càng kém nên nhiệt độ càng lạnh - (Ngọc)

Từ dưới đất lên tới tầng bình lưu chừng 15km, so với quãng đường đến mặt trời là 1.8 tỷ km thì gần ( mặt trời ) hơn chả là bao
Lạnh vì lên cao thì áp suất thấp, không khí loãng hơn, nhiệt động học của khối không khí ít hơn, nên sẽ lạnh hơn. - (Quán)

ban co the hoi google ma - (Phuong Nguyen Van)

như ở đà lạt là 1 vùng núi cao rất lạnh - (Phú)

Càng lên cao không khí càng loãng, khả năng giữ nhiệt giảm nên chúng ta cảm thấy lạnh hơn. - (Tuan Nguyen)

Mặt đất và không khí chính là những nơi hấp thụ ánh sáng mạnh nhất. Càng lên cao không khí càng loãng, tức là sự hấp thu ánh sáng càng giảm. Chính vì vậy, lên cao bạn thấy lạnh hơn so với ở dưới. - (Đời Là Bể Khổ)

Chênh lệch độ cao so với khoảng cách từ trái đất đến mặt trời không bằng hạt cát giữa sa mạc. - (mr Duy)

Bạn nghĩ giống trẻ con quá nhỉ. Khoảng cách từ Mặt trời đến Trái đất = 14.959.787,7km. Cho là bạn lên cao đi, giả sử bạn leo lên 1 quả núi cao cách mặt đất 50km Vì vậy so với khoảng cách giữa Mặt trời và Trái đất là rất nhỏ, nên ko thể ảnh hưởng bởi nhiệt độ khi lên cao được.
Về đêm khi bạn ở trong ngôi nhà sẽ cảm thấy hơi nóng từ tường bốc ra rất hầm và khó chịu. Đó là do sự hấp thụ nhiệt của không khí và những vật chất trên bề mặt trái đất, còn ở trên cao không khí loãng thì sự hấp thụ nhiệt này sẽ giảm. Khi đó ta sẽ biết được tại sao lên cao lại càng lạnh.
Không phải càng lên cao càng lạnh đâu nhé bạn, khi bạn lên cao quá (tầm 100km so với mực nước biển) được coi là ranh giới giữa Trái đất và Vũ trụ. Ở nơi này sẽ cực nóng, do sự phản xạ của ánh sáng Mặt trời.

Còn đây là thông tin từ Wikipedia:
Nhiệt độ của khí quyển Trái Đất biến đổi theo độ cao so với mực nước biển; mối quan hệ toán học giữa nhiệt độ và độ cao so với mực nước biển biến đổi giữa các tầng khác nhau của khí quyển:
Tầng đối lưu: từ bề mặt Trái Đất tới độ cao 7-17 km, phụ thuộc theo vĩ độ (ở 2 vùng cực là 7–10 km) và các yếu tố thời tiết, nhiệt độ giảm dần theo độ cao đạt đến -50 °C. Không khí trong tầng đối lưu chuyển động theo chiều thẳng đứng và nằm ngang rất mạnh làm cho nước thay đổi cả 3 trạng thái, gây ra hàng loạt quá trình thay đổi vật lý. Những hiện tượng mưa, mưa đá, gió, tuyết, sương giá, sương mù,... đều diễn ra ở tầng đối lưu.
Tầng bình lưu: từ độ cao trên tầng đối lưu đến khoảng 50 km, nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0 °C. Ở đây không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định.
Tầng trung lưu: từ khoảng 50 km đến 80–85 km, nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến -75 °C. Phần đỉnh tầng có một ít hơi nước, thỉnh thoảng có một vài vệt mây bạc gọi là mây dạ quang.
Tầng điện li: từ 80–85 km đến khoảng 640 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.000 °C hoặc hơn. Ôxy và nitơ ở tầng này ở trạng thái ion, vì thế gọi là tầng điện li. Sóng vô tuyến phát ra từ một nơi nào đó trên vùng bề mặt Trái Đất phải qua sự phản xạ của tầng điện li mới truyền đến các nơi trên thế giới. Tại đây, do bức xạ môi trường, nhiều phản ứng hóa học xảy ra đối với ôxy, nitơ, hơi nước, CO2...chúng bị phân tách thành các nguyên tử và sau đó

0