Vì sao ban đêm và buổi sớm nghe tiếng chuông ở nơi xa rõ hơn ban ngày?
(Hình minh họa) "Bong, bong, bong...", các thành phố lớn của nhiều nước thường có những chiếc đồng hồ lớn, cứ sau một thời gian nhất định lại thông báo một cách chính xác giờ giấc cho mọi người. Nếu bạn ở cách đồng hồ tương đối xa thì sẽ có cảm giác như ...
(Hình minh họa)
"Bong, bong, bong...", các thành phố lớn của nhiều nước thường có những chiếc đồng hồ lớn, cứ sau một thời gian nhất định lại thông báo một cách chính xác giờ giấc cho mọi người.
Nếu bạn ở cách đồng hồ tương đối xa thì sẽ có cảm giác như thế này: tiếng chuông báo giờ về ban đêm và buổi sớm nghe rất rõ, còn đến ban ngày thì lại nghe không rõ lắm, có khi còn không nghe thấy. Có người nói: "Đó là vì ban đêm và buổi sớm môi trường yên tĩnh còn ban ngày thì nhiều tiếng ồn ".
Cách giải thích đó chỉ đúng một phần nhỏ và cũng không hoàn chỉnh. Bạn có biết nguyên nhân chủ yếu là vì sao không ? Đó là vì âm thanh biết "đi vòng".
Âm thanh biết đi vòng ?
Âm thanh truyền đi được là nhờ không khí. Nhưng âm thanh lại có tính cách kỳ quái sau: trong không khí có nhiệt độ không đổi nó truyền thẳng, nhưng một khi gặp phải không khí có nhiệt độ lúc cao lúc thấp nó sẽ chọn nơi có nhiệt độ thấp để đi, vì thế âm thanh đi vòng.
Ban ngày mặt trời hun nóng mặt đất, nhiệt độ không khí ở gần mặt đất cao hơn nhiều so với trên cao, sau khi tiếng chuông phát ra, nó đã đi vòng lên trên cao nơi có nhiệt độ thấp. Vì vậy ở trên mặt đất, ngoài một khoảng cách nhất định ra nghe không rõ, nếu cách xa hơn nữa ngời ta sẽ không nghe thấy âm thanh. Ban đêm và buổi sớm thì đúng là ngược lại, nhiệt độ không khí ở gần mặt đất thấp hơn so với ở trên cao, sau khi tiếng chuông truyền đi nó sẽ tiến về phía mặt đất nơi có nhiệt độ thấp, vì vậy ở nơi rất xa người ta vẫn có thể nghe rõ tiếng chuông...
Tính cách đó của âm thanh có thể tạo nên những hiện tượng rất thú vị. Ở trên sa mạc nóng bức nhiệt độ trên mặt đất rất cao, ở xa ngoài 50 - 60 mét có người đang hô hoán to nhưng chỉ thấy môi động đậy chứ không nghe thấy nói gì, đó là vì sau khi tiếng hô phát ra nó đã nhanh chóng đi vòng lên trên cao. Ngược lại ở những vùng băng tuyết phương bắc nhiệt độ mặt đất thấp hơn nhiều so với ở trên cao nên toàn bộ âm thanh đều truyền theo mặt đất vì thế khi người ta hô hoán to có thể truyền được rất xa , thậm chí ở ngoài 1 - 2 kilômét cũng nghe thấy.
Nếu như có một vùng nào đó mà nhiệt độ không khí ở gần mặt đất thay đổi rất ghê gớm : chỗ này cao, chỗ kia thấp thì âm thanh sau khi vòng lên trên sẽ lại vòng xuống dới, luôn tạo thành những hiện tượng vô cùng kỳ lạ. Năm 1923 một kho vũ khí của Hà Lan bị nổ, trong phạm vi 100 - 160 km quanh đó không nghe thấy gì nhưng ở nơi cách xa 1300 km thì lại nghe thấy, đó là hiện tượng được tạo nên do âm thanh đi vòng nhiều lần trong không khí .