04/06/2017, 23:50
Về một thói hư tật xấu mà anh (chị) thấy cần phê phán.
Thói hư tật xấu là điều không thể tránh khỏi trong xã hội loài người. Điều quan trọng là chúng ta nhận thức về chúng như thế nào và làm gì để thay đổi chúng? Ở mỗi khía cạnh chúng lại có những ảnh hưởng tiêu cực khác nhau đến đời sống con người, ở đây, xin được bàn về một thói tật thường hay gặp ...
Thói hư tật xấu là điều không thể tránh khỏi trong xã hội loài người. Điều quan trọng là chúng ta nhận thức về chúng như thế nào và làm gì để thay đổi chúng?
Ở mỗi khía cạnh chúng lại có những ảnh hưởng tiêu cực khác nhau đến đời sống con người, ở đây, xin được bàn về một thói tật thường hay gặp ở người Việt Nam mà như nhà nghiên cứu Vương Tri Nhân trong một lần trả lời phỏng vấn phóng viên báo Tiền phong đã đề cập: “Thói xấu nhất của người Việt Nam là sợ nói về thói xấu của mình”. Suy xét thói xấu này để thấy được một thói xấu có ảnh hưởng lớn như thế nào trong việc kìm hãm sự phát triển của con người và xã hội, nhất là một xã hội hiện đại ngày nay.
Thói hư tật xấu là những biểu hiện tiêu cực trong lối sống, suy nghĩ, hành động của con người. Con người không thể hoàn thiện, “mười phân vẹn mười”, nhưng vấn đề là những thói tật của họ ở mức độ nào, có thể tạm chấp nhận, có thể tha thứ, có ảnh hưởng nhiều đến những người xung quanh cũng như trong xã hội hay không? Thói xấu là như vậy, nhưng thừa nhận thói xấu của mình để thay đổi lại là điều không phải ai cũng làm được, bởi vì người ta rất sợ phải nghe người khác nói về cái xấu của mình, dù là nó ở mức độ nào, có đúng hay không? Sợ người khác nói về cái xấu của mình tất biểu hiện của một tính cách nhút nhát, không tự tin vào bản thân cũng như những gì mình đã làm. Đó còn là biểu hiện của một người không có tinh thần cầu thị, luôn chỉ biết chấp nhận hiện tại, mà không thể vượt thoát ra khỏi chính mình và những nhược điểm của mình để hoàn thiện bản thân.
Xưa nay những lời nói hoa mĩ, bay bổng, ngọt ngào bao giờ cùng dễ lọt tai. Những lời nói thật mà là những sự thật mất lòng thì giống như trái đắng, khó để có thể thấy ngon lành được. Thế nên người ta vẫn tránh và cảm thấy khó chịu khi phải nghe chúng. Người Việt Nam quan niệm, nói ra thói xấu của mình là “vạch áo cho người xem lưng”. Tất nhiên cùng phải bàn đến việc nói trong trường hợp nào và với tinh thần như thế nào nhưng không thể vì thế mà “lờ” đi những khuyết điểm của bản thân và người khác. Thói xấu là những cái đáng bị phê phán; phê phán về cái xấu là một diều cần thiết. Lỗ Tấn cách đây cả thế kỉ từng quất ngọn roi phê phán vào lòng tự ái của người Trung Hoa để thức tỉnh một dân tộc còn đang ngái ngủ trước nguy cơ lạc hậu và mất nước.
Lỗ Tấn đã dám nhắc đến những cái mà ông gọi là “quốc dân tỉnh”, để mong là một bác sĩ chữa bệnh tinh thần cho con người. Gô-gôn, Pu-skin, Sê-khốp nói đến một “kiếp người nhỏ bé” trong xã hội Nga thể kỉ XIX, chỉ biết sống với những toan tính, ước mơ nhỏ nhoi, chui vào trong cái bao của riêng mình, sống cuộc đời thừa, vô nghĩa lí. Ngay trong lịch sử Việt Nam thời kì cận đại cũng từng có hai nhà chính trị, hai nhân vật lịch sử quan trọng đã tự viết sách phê bình đường lối chính trị của mình là nhà ái quốc nổi tiếng Phan Bội Châu (Tự phán) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Văn Cừ (Tự chi trích). Nhưng tự phê phán và tự trào tính cách của dân tộc thì phải nói đến một nhân vật nổi danh trên trường văn học và báo chí là Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936) ở đầu thế kỉ XX, Khi viết bài cho tờ báo quốc ngữ ra đời sớm nhất ở Bắc Kì "Đăng cổ tùng báo" dưới bút danh Đào Thị Loan ông đã viết những bài phê phán mạnh mẽ những thói hư tật xấu như tục đốt vàng mã, thói hư danh, nạn cờ bạc... Đến khi trở thành chủ bút tờ “Đông Dương tạp chí” trong hai năm 1913 và 1914, ông mở chuyên mục mang tên “Xét tật mình”, Lại còn phải nhắc đến các học giả khi bàn về phong hỏa đất nước cũng như lưu tâm đến những mặt hạn chế, thói xấu của người Việt Nam đồng thời góp phần giải thích cái thân phận thấp kém của một quốc gia vừa bị mất nước, vừa thấp kém lạc hậu thời bấy giờ.
Nhũng đánh giá của Phan Kế Bính, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh thật nghiêm khắc, Các nhà hoạt động chính trị cũng không hề né tránh, Những bài viết của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh, Lương Văn Can... có tác dụng thức tỉnh hướng vào khát vọng phục hưng dân tộc. Ngay Nguyễn Ái Quốc, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc cũng từng nói thẳng với những đồng chí trẻ trong những lớp đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu về những thói tệ như sĩ diện, giấu dốt, thích làm quan của người mình. Vì sĩ diện, vì giấu dốt mà rất sợ khi nói về khuyết điểm của mình cũng như khi người khác nói về chúng.
Phê phán thói xấu sợ nói về thói xấu của mình trong mồi con người nghĩa là ta đã dám nhìn thẳng vào gương để tự soi mình, vạch ra nhưng thói hư tật xấu của bản thân mình từ đó mới mong có thể khắc phục được chúng. Tự phê phán có thể coi là một thứ vũ khí để tu thân. Điều này làm ta ý thức sâu sắc hơn việc dũng cảm nhìn nhận ra những yếu kém sẽ mang lại sức vươn lên mạnh mẽ cho một dân tộc. Đất nước đang ngày càng phát triển để hội nhập cùng thế giới. Công cuộc đổi mới được khởi động bằng nguyên lí: "Hãy nhìn thẳng vào sự thật" hoàn toàn cần thiết và phù hợp với tinh thần tự phê phán, nhìn nhận một cách đúng đắn các thói hư tật xấu và cố gắng thay đổi chúng.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận những thói hư tật xấu một cách biện chứng trong tính cách của mỗi con người cũng như dân tộc, tránh phiến diện và tuyệt đối hóa. Suy rộng ra, phải trở về nguyên lí: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” - con người sinh ra, về căn bản đều là tốt cả. Những cái xấu, những cái đi ngược với thiện tính của con người không thuộc về những tính cách của một dân tộc mà chủ yếu chỉ là biểu hiện của những con người trong một hoàn cảnh cụ thể đã để mất cái "thiện căn" của mình, Biết nhận thức cái xấu, biết tự phê phán là có tinh thần cầu thị là một thái độ khôn ngoan không chỉ với một cá nhân, một cộng tồng mà có thể của cả một dân tộc. Và đó cũng là ý niệm cốt lõi của hai chữ "giáo dục" trong bài thơ "Nửa đêm" của Hồ Chí Minh:
"Ngủ thời ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"
Tự phê phán thói hư tật xấu là điều cần thiết đối với tất cả mọi người. Thế hệ trẻ cần phải là người ý thức được điều này một cách sâu sắc, cố gắng khẳng định mình đồng thời cũng nhận thức được những thói xấu của mình và có thái độ thiện chí, cầu thị trong việc tiếp nhận ý kiến góp ý của người khác, đó chính là điều cần thiết đối với con người hiện đại.
Nhà văn Nga Sê-khôp đã từng nói: Một con người sẽ tốt hơn nếu ta nói cho anh ta biết anh ta là người thế nào... Hãy để người Việt Nam được đến với thế giới trong một hình ảnh ngày càng đẹp đẽ và hoàn thiện hơn.
Thói hư tật xấu là những biểu hiện tiêu cực trong lối sống, suy nghĩ, hành động của con người. Con người không thể hoàn thiện, “mười phân vẹn mười”, nhưng vấn đề là những thói tật của họ ở mức độ nào, có thể tạm chấp nhận, có thể tha thứ, có ảnh hưởng nhiều đến những người xung quanh cũng như trong xã hội hay không? Thói xấu là như vậy, nhưng thừa nhận thói xấu của mình để thay đổi lại là điều không phải ai cũng làm được, bởi vì người ta rất sợ phải nghe người khác nói về cái xấu của mình, dù là nó ở mức độ nào, có đúng hay không? Sợ người khác nói về cái xấu của mình tất biểu hiện của một tính cách nhút nhát, không tự tin vào bản thân cũng như những gì mình đã làm. Đó còn là biểu hiện của một người không có tinh thần cầu thị, luôn chỉ biết chấp nhận hiện tại, mà không thể vượt thoát ra khỏi chính mình và những nhược điểm của mình để hoàn thiện bản thân.
Xưa nay những lời nói hoa mĩ, bay bổng, ngọt ngào bao giờ cùng dễ lọt tai. Những lời nói thật mà là những sự thật mất lòng thì giống như trái đắng, khó để có thể thấy ngon lành được. Thế nên người ta vẫn tránh và cảm thấy khó chịu khi phải nghe chúng. Người Việt Nam quan niệm, nói ra thói xấu của mình là “vạch áo cho người xem lưng”. Tất nhiên cùng phải bàn đến việc nói trong trường hợp nào và với tinh thần như thế nào nhưng không thể vì thế mà “lờ” đi những khuyết điểm của bản thân và người khác. Thói xấu là những cái đáng bị phê phán; phê phán về cái xấu là một diều cần thiết. Lỗ Tấn cách đây cả thế kỉ từng quất ngọn roi phê phán vào lòng tự ái của người Trung Hoa để thức tỉnh một dân tộc còn đang ngái ngủ trước nguy cơ lạc hậu và mất nước.
Lỗ Tấn đã dám nhắc đến những cái mà ông gọi là “quốc dân tỉnh”, để mong là một bác sĩ chữa bệnh tinh thần cho con người. Gô-gôn, Pu-skin, Sê-khốp nói đến một “kiếp người nhỏ bé” trong xã hội Nga thể kỉ XIX, chỉ biết sống với những toan tính, ước mơ nhỏ nhoi, chui vào trong cái bao của riêng mình, sống cuộc đời thừa, vô nghĩa lí. Ngay trong lịch sử Việt Nam thời kì cận đại cũng từng có hai nhà chính trị, hai nhân vật lịch sử quan trọng đã tự viết sách phê bình đường lối chính trị của mình là nhà ái quốc nổi tiếng Phan Bội Châu (Tự phán) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Văn Cừ (Tự chi trích). Nhưng tự phê phán và tự trào tính cách của dân tộc thì phải nói đến một nhân vật nổi danh trên trường văn học và báo chí là Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936) ở đầu thế kỉ XX, Khi viết bài cho tờ báo quốc ngữ ra đời sớm nhất ở Bắc Kì "Đăng cổ tùng báo" dưới bút danh Đào Thị Loan ông đã viết những bài phê phán mạnh mẽ những thói hư tật xấu như tục đốt vàng mã, thói hư danh, nạn cờ bạc... Đến khi trở thành chủ bút tờ “Đông Dương tạp chí” trong hai năm 1913 và 1914, ông mở chuyên mục mang tên “Xét tật mình”, Lại còn phải nhắc đến các học giả khi bàn về phong hỏa đất nước cũng như lưu tâm đến những mặt hạn chế, thói xấu của người Việt Nam đồng thời góp phần giải thích cái thân phận thấp kém của một quốc gia vừa bị mất nước, vừa thấp kém lạc hậu thời bấy giờ.
Nhũng đánh giá của Phan Kế Bính, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh thật nghiêm khắc, Các nhà hoạt động chính trị cũng không hề né tránh, Những bài viết của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh, Lương Văn Can... có tác dụng thức tỉnh hướng vào khát vọng phục hưng dân tộc. Ngay Nguyễn Ái Quốc, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc cũng từng nói thẳng với những đồng chí trẻ trong những lớp đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu về những thói tệ như sĩ diện, giấu dốt, thích làm quan của người mình. Vì sĩ diện, vì giấu dốt mà rất sợ khi nói về khuyết điểm của mình cũng như khi người khác nói về chúng.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận những thói hư tật xấu một cách biện chứng trong tính cách của mỗi con người cũng như dân tộc, tránh phiến diện và tuyệt đối hóa. Suy rộng ra, phải trở về nguyên lí: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” - con người sinh ra, về căn bản đều là tốt cả. Những cái xấu, những cái đi ngược với thiện tính của con người không thuộc về những tính cách của một dân tộc mà chủ yếu chỉ là biểu hiện của những con người trong một hoàn cảnh cụ thể đã để mất cái "thiện căn" của mình, Biết nhận thức cái xấu, biết tự phê phán là có tinh thần cầu thị là một thái độ khôn ngoan không chỉ với một cá nhân, một cộng tồng mà có thể của cả một dân tộc. Và đó cũng là ý niệm cốt lõi của hai chữ "giáo dục" trong bài thơ "Nửa đêm" của Hồ Chí Minh:
"Ngủ thời ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"
Tự phê phán thói hư tật xấu là điều cần thiết đối với tất cả mọi người. Thế hệ trẻ cần phải là người ý thức được điều này một cách sâu sắc, cố gắng khẳng định mình đồng thời cũng nhận thức được những thói xấu của mình và có thái độ thiện chí, cầu thị trong việc tiếp nhận ý kiến góp ý của người khác, đó chính là điều cần thiết đối với con người hiện đại.
Nhà văn Nga Sê-khôp đã từng nói: Một con người sẽ tốt hơn nếu ta nói cho anh ta biết anh ta là người thế nào... Hãy để người Việt Nam được đến với thế giới trong một hình ảnh ngày càng đẹp đẽ và hoàn thiện hơn.