04/06/2017, 23:49
Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh (bài hay nhất)
Tháng 8 năm 1942, Bác Hồ sang Trung Quốc tìm liên lạc với phe đồng minh thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Trong suốt mười bốn tháng bị giam cầm, Bác đã viết Nhật kí trong tù để ghi lại những gì Bác thấy, Bác nghe, Bác nghĩ, nhưng quan trọng hơn là để tự động viên mình. Chiều tối là một ...
Tháng 8 năm 1942, Bác Hồ sang Trung Quốc tìm liên lạc với phe đồng minh thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Trong suốt mười bốn tháng bị giam cầm, Bác đã viết Nhật kí trong tù để ghi lại những gì Bác thấy, Bác nghe, Bác nghĩ, nhưng quan trọng hơn là để tự động viên mình. Chiều tối là một trong những bài thơ được rút trong tập Nhật kí. Đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán, đúng với phong cách Đường thi:
Nguyên văn (phiên âm):
Mộ
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng
Dịch thơ:
Chiều tối
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
(Nam Trân dịch)
Bài thơ trước hết cần được hiểu như một bức tranh phác thảo bằng lời, ghi chép lại những điều đã được Bác Hồ chứng kiến trên đường chuyển lao, và qua đó bộc lộ một phong cách, phong độ của một người tù - thi nhân.
Tuy nhiên, cũng có người cho rằng đây là bài thơ trữ tình, thể hiện ngay từ đầu tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ, trong đó, những cảnh vật chỉ là cái cớ và là phương tiện bộc lộ cho cảm xúc, suy nghĩ của Bác.
Nhưng dù hiểu theo cách nào thì cũng phải thấy rằng trong bài thơ có cả cảnh (tức những hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của con người) và tình (tức tâm trạng của Bác). Và cũng cần thấy thêm rằng, cách bộc lộ tâm trạng của bài thơ này không hề trực tiếp như nhiều bài thơ “trữ tình” khác thậm chí ngay trong tập thơ này.
Hai câu thơ đầu trước hết là những nét phác thảo cảnh thiên nhiên vào lúc chiều tối:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không.
Cả hai hình ảnh “cánh chim” và “chòm mây” đều là những nét vẽ tiêu sơ, mang vẻ đẹp giản dị, đặc trưng của miền sơn cước. Hai hình ảnh ấy còn mang chất thi vị, vì vậy mà nhiều người trước đây đã nghĩ đến tâm hồn phóng khoáng, luôn hòa nhập cùng thiên nhiên của Bác.
Tuy nhiên, nếu đặt bài thơ này vào trong mạch cảm hứng trong thơ cổ thì ta thấy rằng, thực ra, bài thơ còn gợi nỗi buồn nhớ quê hương. Trong thơ cổ, cứ hễ nói tới “cánh chim chiều hôm” là người ta nghĩ đến nỗi nhớ nhà. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du từng miêu tả tâm trạng nhớ nhà của Kiều trong bối cảnh:
Chim hôm thoi thót về rừng
Đóa trà mi đã ngậm gương nửa vành.
Sau này, nhà thơ Huy Cận cũng có ý thơ tương tự:
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
(Huy Cận- Tràng giang)
Cho nên, câu thơ đầu tả cảnh thiên nhiên, nhưng đó là tả cảnh ngụ tình: mượn cánh chim chiều hôm để nói nỗi nhớ nhà.
Câu thơ thứ hai cũng mượn hình ảnh “cô vân” (đám mây cô đơn) để nói nỗi lòng của người tù nơi đất khách? Cũng có thể như vậy. Nhưng có người chỉ cho rằng đó là hình ảnh thiên nhiên đơn thuần, là một hình ảnh tả thật chứ không phải ẩn dụ hay tượng trưng. Văn chương thật đa nghĩa. Nhưng có như vậy mới thấy cái hay của từng câu chữ.
Hai câu thơ 3- 4 tiếp tục tả cảnh, nhưng đây là cảnh sinh hoạt của đồng bào miền sơn cước:
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.
Nét hấp dẫn của cảnh tượng này là ở những hình ảnh hết sức đơn sơ, dân dã, và có thể có cả sự trẻ trung, chân thật nữa. Đó cũng là cuộc sống thái bình ở một thôn quê, sự ấm cúng tại một gia đình, như từ ngàn năm vẫn thế. Có người còn thấy màu hồng trong hình ảnh “lò than hồng” là một màu sắc duy nhất trong cả một bức tranh không màu, làm sáng lên cảnh tượng trời đang tối xuống, làm ấm lên cái không khí lạnh lẽo cô đơn trong tâm trạng người tù nơi đất khách. Cho nên có người còn nghĩ: cảm hứng của nhà thơ lúc này đang “hướng tới một mái ấm gia đình” (Trần Đình Sử). Cách hiểu ấy thực sự khiến cho Bác trở nên bình dị, đời thường hơn, đúng với một con người có trái tim giản dị, mà trong đó cái vĩ đại thống nhất với cái bình thường.
Bài thơ chỉ gồm bốn câu thơ, trong đó có hai cảnh: một cảnh thiên nhiên nơi núi rừng lúc chiều tối, và một cảnh về cuộc sống sinh hoạt của một gia đình miền sơn cước. Về mặt thời gian, cả hai cảnh cùng diễn ra lúc chiều tối (mộ), nhưng cảnh thứ hai có muộn hơn- khi người ta nhận ra ánh sáng đỏ rực trong lò than (trong bếp) là ánh sáng chủ đạo bao trùm cảnh vật. Về mặt ghi chép như vậy là hoàn toàn hợp lô-gíc: cái gì thấy trước thì tả trước, cái thấy sau thì tả sau. Cách viết rất bình tĩnh. Ta không thấy Bác để lộ tâm trạng.
Lại đặt trong cả tập nhật kí, ta thấy Bác luôn làm thơ phỏng theo cách của thơ Đường, cho nên cũng đừng nghĩ rằng, đó là những hình ảnh được làm tức thời khi Bác trên đường chuyển lao mà đó là những cảm hứng có tính truyền thống trong thơ Á Đông. Tất cả những hình ảnh ấy đều vừa có nghĩa tả thật vừa có ý nghĩa ước lệ, tượng trưng- một nguyên tắc trong thơ cổ.
Cho nên, những cách hiểu theo lối tả thực đơn thuần, hay bộc lộ cảm xúc đơn thuần đều là những cách suy diễn và gán ghép.
Vậy, Bác viết bài thơ này để làm gì? Đơn giản chỉ là để ghi chép lại “cho khuây” đúng như Bác đã viết trong bài Mở đầu tập nhật kí:
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
Và đồng thời, ta cũng phải đặt trong cách hiểu truyền thống: thơ ca của các chí sĩ trong tù bao giờ cũng để thể hiện cái chí khí bất khuất, như lời Khổng Tử dạy: “Uy vũ bất năng khuất” (Vũ lực không thể khuất phục được); và thể hiện cả cái tâm hồn phóng túng của thi nhân luôn muốn vượt qua khốn khổ nhà tù để chan hòa cùng thiên nhiên và cuộc sống đời thường.
Mộ
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng
Dịch thơ:
Chiều tối
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
(Nam Trân dịch)
Bài thơ trước hết cần được hiểu như một bức tranh phác thảo bằng lời, ghi chép lại những điều đã được Bác Hồ chứng kiến trên đường chuyển lao, và qua đó bộc lộ một phong cách, phong độ của một người tù - thi nhân.
Tuy nhiên, cũng có người cho rằng đây là bài thơ trữ tình, thể hiện ngay từ đầu tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ, trong đó, những cảnh vật chỉ là cái cớ và là phương tiện bộc lộ cho cảm xúc, suy nghĩ của Bác.
Nhưng dù hiểu theo cách nào thì cũng phải thấy rằng trong bài thơ có cả cảnh (tức những hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của con người) và tình (tức tâm trạng của Bác). Và cũng cần thấy thêm rằng, cách bộc lộ tâm trạng của bài thơ này không hề trực tiếp như nhiều bài thơ “trữ tình” khác thậm chí ngay trong tập thơ này.
Hai câu thơ đầu trước hết là những nét phác thảo cảnh thiên nhiên vào lúc chiều tối:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không.
Cả hai hình ảnh “cánh chim” và “chòm mây” đều là những nét vẽ tiêu sơ, mang vẻ đẹp giản dị, đặc trưng của miền sơn cước. Hai hình ảnh ấy còn mang chất thi vị, vì vậy mà nhiều người trước đây đã nghĩ đến tâm hồn phóng khoáng, luôn hòa nhập cùng thiên nhiên của Bác.
Tuy nhiên, nếu đặt bài thơ này vào trong mạch cảm hứng trong thơ cổ thì ta thấy rằng, thực ra, bài thơ còn gợi nỗi buồn nhớ quê hương. Trong thơ cổ, cứ hễ nói tới “cánh chim chiều hôm” là người ta nghĩ đến nỗi nhớ nhà. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du từng miêu tả tâm trạng nhớ nhà của Kiều trong bối cảnh:
Chim hôm thoi thót về rừng
Sau này, nhà thơ Huy Cận cũng có ý thơ tương tự:
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
(Huy Cận- Tràng giang)
Cho nên, câu thơ đầu tả cảnh thiên nhiên, nhưng đó là tả cảnh ngụ tình: mượn cánh chim chiều hôm để nói nỗi nhớ nhà.
Câu thơ thứ hai cũng mượn hình ảnh “cô vân” (đám mây cô đơn) để nói nỗi lòng của người tù nơi đất khách? Cũng có thể như vậy. Nhưng có người chỉ cho rằng đó là hình ảnh thiên nhiên đơn thuần, là một hình ảnh tả thật chứ không phải ẩn dụ hay tượng trưng. Văn chương thật đa nghĩa. Nhưng có như vậy mới thấy cái hay của từng câu chữ.
Hai câu thơ 3- 4 tiếp tục tả cảnh, nhưng đây là cảnh sinh hoạt của đồng bào miền sơn cước:
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.
Nét hấp dẫn của cảnh tượng này là ở những hình ảnh hết sức đơn sơ, dân dã, và có thể có cả sự trẻ trung, chân thật nữa. Đó cũng là cuộc sống thái bình ở một thôn quê, sự ấm cúng tại một gia đình, như từ ngàn năm vẫn thế. Có người còn thấy màu hồng trong hình ảnh “lò than hồng” là một màu sắc duy nhất trong cả một bức tranh không màu, làm sáng lên cảnh tượng trời đang tối xuống, làm ấm lên cái không khí lạnh lẽo cô đơn trong tâm trạng người tù nơi đất khách. Cho nên có người còn nghĩ: cảm hứng của nhà thơ lúc này đang “hướng tới một mái ấm gia đình” (Trần Đình Sử). Cách hiểu ấy thực sự khiến cho Bác trở nên bình dị, đời thường hơn, đúng với một con người có trái tim giản dị, mà trong đó cái vĩ đại thống nhất với cái bình thường.
Bài thơ chỉ gồm bốn câu thơ, trong đó có hai cảnh: một cảnh thiên nhiên nơi núi rừng lúc chiều tối, và một cảnh về cuộc sống sinh hoạt của một gia đình miền sơn cước. Về mặt thời gian, cả hai cảnh cùng diễn ra lúc chiều tối (mộ), nhưng cảnh thứ hai có muộn hơn- khi người ta nhận ra ánh sáng đỏ rực trong lò than (trong bếp) là ánh sáng chủ đạo bao trùm cảnh vật. Về mặt ghi chép như vậy là hoàn toàn hợp lô-gíc: cái gì thấy trước thì tả trước, cái thấy sau thì tả sau. Cách viết rất bình tĩnh. Ta không thấy Bác để lộ tâm trạng.
Lại đặt trong cả tập nhật kí, ta thấy Bác luôn làm thơ phỏng theo cách của thơ Đường, cho nên cũng đừng nghĩ rằng, đó là những hình ảnh được làm tức thời khi Bác trên đường chuyển lao mà đó là những cảm hứng có tính truyền thống trong thơ Á Đông. Tất cả những hình ảnh ấy đều vừa có nghĩa tả thật vừa có ý nghĩa ước lệ, tượng trưng- một nguyên tắc trong thơ cổ.
Cho nên, những cách hiểu theo lối tả thực đơn thuần, hay bộc lộ cảm xúc đơn thuần đều là những cách suy diễn và gán ghép.
Vậy, Bác viết bài thơ này để làm gì? Đơn giản chỉ là để ghi chép lại “cho khuây” đúng như Bác đã viết trong bài Mở đầu tập nhật kí:
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
Và đồng thời, ta cũng phải đặt trong cách hiểu truyền thống: thơ ca của các chí sĩ trong tù bao giờ cũng để thể hiện cái chí khí bất khuất, như lời Khổng Tử dạy: “Uy vũ bất năng khuất” (Vũ lực không thể khuất phục được); và thể hiện cả cái tâm hồn phóng túng của thi nhân luôn muốn vượt qua khốn khổ nhà tù để chan hòa cùng thiên nhiên và cuộc sống đời thường.