Nhận xét của anh (chị) về nhân vật “tôi” (người kể chuyện) trong truyện ngắn Một người Hà Nội.
Người kể chuyện xưng “tôi” là một kiểu người kể chuyện được nhân vật hoá, một trong những đặc điểm quen thuộc của văn xuôi Nguyễn Khải. Là nhân vật, anh ta không nhất thiết có cùng quan điểm về đời sống với tác giả. Nhưng ở các sáng tác thuộc giai đoạn sau 1978 của Nguyễn Khải, nhân vật này mang ...
Người kể chuyện xưng “tôi” là một kiểu người kể chuyện được nhân vật hoá, một trong những đặc điểm quen thuộc của văn xuôi Nguyễn Khải. Là nhân vật, anh ta không nhất thiết có cùng quan điểm về đời sống với tác giả. Nhưng ở các sáng tác thuộc giai đoạn sau 1978 của Nguyễn Khải, nhân vật này mang nhiều nét “cái tôi tác giả” , cái “tôi tự truyện”. Sự hiện diện của nhân vật “tôi” trong tác phẩm góp phần tạo dựng một không khí giao tiếp tin cậy và cởi mở với người đọc. Trong truyện ngắn Một ...
‘Tôi” là một người rất yêu Hà Nội, am hiểu sâu sắc về Hà Nội. Từng sống gắn bó với Hà Nội qua nhiều thời đoạn, nhiều chặng đường hiện thực của đất nước, tôi đã cảm nhận và khám phá nhiều vẻ đẹp của Hà Nội, con người Hà Nội. Năm 1955, khi cùng đồng dội về tiếp quản Thủ đô, “tôi” còn trẻ lắm, mới hăm bốn, hăm lăm “cái xuân xanh”, “tôi” thấy Hà Nội thật đẹp ở cái vẻ ngoài rực rỡ, náo nhiệt với bao nhiêu “phố phường” lung linh “ánh điện”. Khi đã có tuổi, “tôi” lại thấy Hà Nội đẹp ở vẻ trầm mặc, cổ kính. Từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội đúng dịp giáp Tết, nhìn một người “thuần tuý Hà Nội” đang lau đánh cái bát bày thuỷ tiên mà thấy “Tốt quá; Hà Nội quá !....”. “Tôi” còn thấy Hà Nội đẹp ở sức sống bên trong mãnh liệt, trường tồn như cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn... Và với “tôi”, tình yêu Hà Nội niềm say mê lớn nhất với Hà Nội là những con người Hà Nội hào hoa, có bản lĩnh văn hoá, những người “mặc cái áo quá chật”, lớn nhanh hơn thời đại khiến “miếng đất sinh ra họ trở nên chật chội”, tiêu biểu cho bản sắc văn hoá Hà Nội. (nhân vật cô Hiền).
“Tôi” còn là một người rất có ý thức khẳng định kinh nghiệm cá nhân, giỏi quan sát, ưa triết luận, có óc hài hước và có cái nhìn đăm thắm nhân hậu. Ẩn sâu trong giọng điệu vừa vui đùa, khôi hài, vừa khôn ngoan, trải đời là hình ảnh “tôi” gắn bó thiết tha với vận mệnh đất nước, trân trọng những giá trị văn hoá của dân tộc. “Dân Hà Nội nhảy tàu lên Lạng Sơn buôn bán đủ thứ mà không buôn bán được vài ngàn củ thuỷ tiên nhỉ?”, cảm phục nhân dân mình sống một đời bình dị mà toả sáng nhân cách cao cả: “Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng!”...
“Tôi” cũng thật có “duyên” với cách kể chuyện của mình. Thiên về kể, ít tả và kể bằng phân tích, bình luận, kể bằng những gì mình đã chứng kiến, trải qua, đã nghiệm thấy ...
Nhân vật “tôi” là “đồng chí Khải” là “anh Khải” (đích danh tác giả) nhưng cũng có thể hiểu là một người nào đó được phân vai người kể chuyện... Dù hiểu theo “vai” nào, “tôi” đã làm tăng tính chân thật, sức hấp dẫn cho câu chuyện và hơn thế, người đọc có dịp được đối diện, đối thoại và hiểu sâu sắc hơn về nhà văn lớn Nguyễn Khải.