03/06/2017, 22:56

Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc (Bài 6)

Nguyễn Đình Chiểu được đánh giá là một ngôi sao sáng trren bầu tời văn học Việt Nam với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Một trong số đó là văn tế ngiã sĩ Cần Giuộc. Ở đó, hình tượng người nông dân nghĩa sĩ được xây dựng rất thành công với tất cả phẩm chất tốt đẹp. Vì sao lại có hình tượng người ...

Nguyễn Đình Chiểu được đánh giá là một ngôi sao sáng trren bầu tời văn học Việt Nam với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Một trong số đó là văn tế ngiã sĩ Cần Giuộc. Ở đó, hình tượng người nông dân nghĩa sĩ được xây dựng rất thành công với tất cả phẩm chất tốt đẹp.

Vì sao lại có hình tượng người nông dân nghĩa sĩ. Bởi họ “vốn chẳng phải quân cơ quân vệ theo dòng ở lính diễn binh” mà “ chẳng qua là dân ấp dân lân mến nghĩa làm quân chiêu mộ”. Đó vốn là những người nông dân hiền lành chất phát quanh năm “ chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ”. Cuộc sống của ho vốn bình yên giản dị. Nhưng khi đât nước bị giặc pháp xâm lược, chút bình yên cuối cùng trong cuộc sống của họ cũng bị đạp đổ thì người nông dân đã đứng lên đâu tranh đánh đưởi quân xâm lược, bảo vệ đât nước, bảo vệ bình yên trên mỗi nếp nhà của chính họ và trở thành những người nông dân nghĩa sĩ.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên một bức tượng đài bất hủ và hoàn thiện hất về người nông dân nghĩa sĩ. Trước khi có hiến sự, họ là những người nông dân cần cù chất phác với cuộc sống chỉ có “ việc cày, việc cấy, việc cuốc, việc bừa, tay vốn quên làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngõ”Con người và cuộc sống của họ thật sự hết sức hiền lành và giản dị. Nhưng khi có thực dân Pháp tràn vào nước ta thì mọi thứ lại có sự xáo trộng. Trong tư tưởng, thái độ, tình cảm của người nông dân nghĩa sĩ đã xuất hiện những nét mới. Họ ngày ngày lo lắng trông chờ tin tức của triều đình” trông tin quan như trời hạn trông mưa”. Trong lòng họ giấy lên nỗi căm phẫn, căm thù giặc cao độ: “ bưax thấy bòng bong cho trắng lốp muốn tới ăn gan, ngày xem ống khõi chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”. Với tinh thần đó, họ đã có ý thức tự nguyện ra trận đánh giặc, bảo vệ đât nước” Nào đợi ai đoi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn lình, chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tat bộ hổ”. Từ những người nông dân hiền lành chất phác quanh năm “ cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”, họ trở thành người nghĩa sĩ đánh giặc dũng cảm:” mười tám ban võ nghệ nào đợi tập rèn, chín chục tận binh thư không chờ bày bố”, “ ngoài cật mang một manh áo vải nào đợi mạng bao tấu, bầu ngoi, trong tay cầm một ngọn tầm vôn chi nài sắm sao tu ngón gõ”. Chiến đáu trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn như thế nhưng họ chẳng bao giờ nhụt chí, luông quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, “ coigiặc cũng như không, nào sợ thằng tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”. Và cuối cùng dù hi sinh nhưng cái chết của những người nông dân nghĩa sĩ thật cao thượng và đáng tự hào “ một trận ngiã đánh tây, tuy là mât tiếng vang như mõ”.

Hình tượng người nông dân ngiã sĩ trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã truyền lại cho thế hệ trẻ tiếp sau tinh thần và ý chí quyết tâm xây dựng và bảo vệ đất nước vững bền. Hình tượng đó cũng được các nhà văn thế hệ tiếp nối như Ngô Tất Tố, Nam Cao tiếp tục thể hiện, phát triển, hoàn thiện trong suốt tiến trình lịch xử văn học nước nhà.

Có thể nói nếu như văn ttế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một trong nững tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và nền văn học giai đoạn cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX nói chung, thì hình tượng nhân vật người nghĩa sĩ chính là cốt lõi làm nên sự thầnh công đó.
 

0