03/06/2017, 22:56
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong Vội vàng của Xuân Diệu
Khi nhắc đến “ông hoàng thơ tình” thì chắc chắn người đọc sẽ nghĩ ngay đến Xuân Diêu, một hồn thơ nồng nàn, say đắm, cuồng nhiệt trong tình yêu. Những vần thơ của ông chính là nỗi lòng của chính mình. Bài thơ “Vội vàng” là một điệp khúc tình yêu say đắm, nồng nàn của một người đang yêu. Tâm trạng ...
Khi nhắc đến “ông hoàng thơ tình” thì chắc chắn người đọc sẽ nghĩ ngay đến Xuân Diêu, một hồn thơ nồng nàn, say đắm, cuồng nhiệt trong tình yêu. Những vần thơ của ông chính là nỗi lòng của chính mình. Bài thơ “Vội vàng” là một điệp khúc tình yêu say đắm, nồng nàn của một người đang yêu. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ này khiến cho người đọc như hòa chung vào nhịp đập đó.
Bài thơ được cất lên với giọng điệu say đắm, nồng nàn và căng tràn sự sống của thiên nhiên. Qua con mắt của nhân vật trữ tình, cảnh sắc mùa xuân hiện lên thật tươi mới, trong lành:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si.
Tiếng lòng của nhân vật trữ tình như đang reo vui cùng với cảnh sắc thiên nhiên rộn ràng, tưng bừng. Tháng Giêng luôn là tháng khiến tâm trạng con người vui tươi, tràn đầy nhiệt huyết, và đặc biệt trong tình yêu thì đây chính là thời điểm đượm nồng, đắm say nhất. Nhân vật trữ tình đã gọi tháng giêng là “tháng mật” gợi lên sự ngọt ngào và nồng nàn. Với điệp từ “này đây” như đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Sự xinh đẹp của thiên nhiên dường như khiến cho nhân vật trữ tình xôn xao đến khó tả.
Những hình ảnh đẹp “đồng nội xanh rì” và “cành tơ phơ phất” khiến cho khúc hát mùa xuân như dậy sóng ở trong lòng.
Giọng điệu ở 4 câu thơ cất lên như tiếng reo vui rộn ràng và tươi mới của tâm hồn một người đang yêu đứng giữa trời đất bao la, rộng lớn.
Và cảm xúc tinh khôi, mới mẻ đó đã dồn nét, cất lên thành lòng ham muốn:
Tôi sung sướng nhưng vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
Niềm sung sướng, hân hoan của mùa xuân, của tình yêu đã khiến cho nhân vật trữ tình hân hoan. Nhưng dường như chợt nhận ra điều gì đó mà nhân vật đã bỗng dưng chững lại vì từ “nhưng” khiến cho giọng thơ trở nên lắng lại. Bỗng nhiên chuyển sang giai đoạn “vội vàng một nửa”. Tứ thơ đã khiến người đọc nhận ra tâm trạng dửng dưng, chưng hửng của nhân vật trữ tình. Tại sao không vui hết đi mà lại phải vội vàng một nửa. Có lẽ bước chuyển mình của thời gian khiến cho nhân vật trữ tình thấy nuối tiếc, sợ thời gian trôi đi không trở lại.
Lúc này, nhân vật “tôi” đã xuất hiện mà cảm thấy chênh vênh khi nghĩ đến mùa xuân trôi đi, rồi mùa xuân lại lại. Thời gian tàn khốc cướp mất đi mùa xuân, vô tình cướp mất đi tình yêu đang căng tràn nhựa sống.
Đây là một thái độ sống rất tích cực, nó có thể đánh thức trái tim của mỗi con người, nhất là tuổi trẻ. Hãy cố gắng sống và tận hưởng cuộc sống tươi mới khi còn có thể, vì thời gian trôi đi không bao giờ quay trở lại.
Ở những câu thơ tiếp theo, giọng thơ trở nên gấp gáp và chính tâm trạng của nhân vật “tôi” cũng vội vàng, cuống quýt. Thời gian đã khiến cho nhân vật trữ tình sợ, lo lắng;
Chẳng bao giờ! Ôi chẳng bao giờ nữa
Mau đi thôi, màu chưa ngả chiều hôm
Đến đây chúng ta đã thực sự nhận ra cảm xúc, tâm trạng của nhân vật “tôi”. Thái độ sống vội vàng, sống nhanh chóng, sống cho cả ngày mai. Dường như ‘tôi” đang bất lực với chính cuộc sống hiện tại vì chẳng thể giữ nổi những điều tốt đẹp nữa.
Có lẽ vì thế ở những câu thơ cuối, chúng ta nhận ra khát khao mãnh liệt, cháy bỏng của nhân vật trữ tình:
Ta muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều.
Điệp từ ‘ta” được điệp lại ở đầu mỗi câu thơ khiến cho giọng thơ trở nên gấp gáp. Khao khát của “ta” được dồn nén từ bấy lâu nay đến giờ đã vỡ òa ra. Những hình ảnh tươi đẹp của mùa xuân đang căng tràn như vậy nhưng nhân vật trữ tình lại nghĩ đến cảnh mọi thứ vội tan biến theo thời gian. Đây chính là một ý thức về thời gian rất mới, tiến bộ và hiện đại, đánh thức được suy nghĩ của thế hệ trẻ sau này.
Như vậy qua bài thơ “Vội vàng” Xuân Diệu đã khiến người đọc phải say, phải vội vàng, cuống quýt cùng nhân vật trữ tình. Có lẽ đó chính là thông điệp của Xuân Diệu về cảm thức thời gian.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si.
Tiếng lòng của nhân vật trữ tình như đang reo vui cùng với cảnh sắc thiên nhiên rộn ràng, tưng bừng. Tháng Giêng luôn là tháng khiến tâm trạng con người vui tươi, tràn đầy nhiệt huyết, và đặc biệt trong tình yêu thì đây chính là thời điểm đượm nồng, đắm say nhất. Nhân vật trữ tình đã gọi tháng giêng là “tháng mật” gợi lên sự ngọt ngào và nồng nàn. Với điệp từ “này đây” như đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Sự xinh đẹp của thiên nhiên dường như khiến cho nhân vật trữ tình xôn xao đến khó tả.
Những hình ảnh đẹp “đồng nội xanh rì” và “cành tơ phơ phất” khiến cho khúc hát mùa xuân như dậy sóng ở trong lòng.
Giọng điệu ở 4 câu thơ cất lên như tiếng reo vui rộn ràng và tươi mới của tâm hồn một người đang yêu đứng giữa trời đất bao la, rộng lớn.
Và cảm xúc tinh khôi, mới mẻ đó đã dồn nét, cất lên thành lòng ham muốn:
Tôi sung sướng nhưng vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
Niềm sung sướng, hân hoan của mùa xuân, của tình yêu đã khiến cho nhân vật trữ tình hân hoan. Nhưng dường như chợt nhận ra điều gì đó mà nhân vật đã bỗng dưng chững lại vì từ “nhưng” khiến cho giọng thơ trở nên lắng lại. Bỗng nhiên chuyển sang giai đoạn “vội vàng một nửa”. Tứ thơ đã khiến người đọc nhận ra tâm trạng dửng dưng, chưng hửng của nhân vật trữ tình. Tại sao không vui hết đi mà lại phải vội vàng một nửa. Có lẽ bước chuyển mình của thời gian khiến cho nhân vật trữ tình thấy nuối tiếc, sợ thời gian trôi đi không trở lại.
Đây là một thái độ sống rất tích cực, nó có thể đánh thức trái tim của mỗi con người, nhất là tuổi trẻ. Hãy cố gắng sống và tận hưởng cuộc sống tươi mới khi còn có thể, vì thời gian trôi đi không bao giờ quay trở lại.
Ở những câu thơ tiếp theo, giọng thơ trở nên gấp gáp và chính tâm trạng của nhân vật “tôi” cũng vội vàng, cuống quýt. Thời gian đã khiến cho nhân vật trữ tình sợ, lo lắng;
Chẳng bao giờ! Ôi chẳng bao giờ nữa
Mau đi thôi, màu chưa ngả chiều hôm
Đến đây chúng ta đã thực sự nhận ra cảm xúc, tâm trạng của nhân vật “tôi”. Thái độ sống vội vàng, sống nhanh chóng, sống cho cả ngày mai. Dường như ‘tôi” đang bất lực với chính cuộc sống hiện tại vì chẳng thể giữ nổi những điều tốt đẹp nữa.
Có lẽ vì thế ở những câu thơ cuối, chúng ta nhận ra khát khao mãnh liệt, cháy bỏng của nhân vật trữ tình:
Ta muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều.
Điệp từ ‘ta” được điệp lại ở đầu mỗi câu thơ khiến cho giọng thơ trở nên gấp gáp. Khao khát của “ta” được dồn nén từ bấy lâu nay đến giờ đã vỡ òa ra. Những hình ảnh tươi đẹp của mùa xuân đang căng tràn như vậy nhưng nhân vật trữ tình lại nghĩ đến cảnh mọi thứ vội tan biến theo thời gian. Đây chính là một ý thức về thời gian rất mới, tiến bộ và hiện đại, đánh thức được suy nghĩ của thế hệ trẻ sau này.
Như vậy qua bài thơ “Vội vàng” Xuân Diệu đã khiến người đọc phải say, phải vội vàng, cuống quýt cùng nhân vật trữ tình. Có lẽ đó chính là thông điệp của Xuân Diệu về cảm thức thời gian.