Vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi
() – Anh ( Chị ) hãy nêu của tác giả Lê Minh Khuê. ( Bài thi HSG cấp tỉnh Hải Dương). Đề bài: Nêu vẻ đẹp chung của ba cô gái thanh niên xung phong trong bài Những ngôi sao xa xôi. BÀI LÀM Trong bài thơ " Khoảng trời hố bom" có đoạn: " Truyện kể về em người con ...
() – Anh ( Chị ) hãy nêu của tác giả Lê Minh Khuê. ( Bài thi HSG cấp tỉnh Hải Dương).
Đề bài: Nêu vẻ đẹp chung của ba cô gái thanh niên xung phong trong bài Những ngôi sao xa xôi.
BÀI LÀM
Trong bài thơ " Khoảng trời hố bom" có đoạn:
" Truyện kể về em người con gái anh hùng
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bi thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thì em hứng lấy luồng bom. Câu thơ vang lên như một lời kể chuyện, kể về những cô gái thanh niên xung phong trên con đường Trường Sơn huyền thoại. Những người con gái đã tô thấm thêm màu cờ của Tổ quốc ấy đã cũng đã từng xuất hiện trong tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi " với nhiều vẻ đẹp chung đáng quý, đáng trân trọng.
" Những ngôi sao xa xôi " là tác phẩm đầu tay của nhà văn nữ Lê Minh Khuê được viết vào năm 1971 trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Truyện có hai tình huống: Tình huống một: Khi Nho bị thương và Thao, Phương Định tận tình chăm sóc, tình huống hai: Trận mưa đá chợt đến và chợt đi vụt qua cao điểm. Qua hai tình huống truyện ấy, người đọc thấy được những vẻ đẹp " Như ngọc sáng ngời" của những cô gái thanh niên xung phong thời chống Mỹ. Đặc biệt, chúng ta ấn tượng trước vẻ đẹp chung của ba cô gái thanh niên xung phong.
Trước hết, hoàn cảnh làm việc của ba cô gái làm cho chúng ta choán ngộp, như được sống lại thời chiến tranh sôi nổi hào hùng. Công việc của ba cô gái thanh niên xung phong trẻ: Thảo, Phương Định và Nho là lập thành tổ trinh sát mặt đường, khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và khi cần thì phá bom. Công việc vô cùng hiểm nguy không khí bàng hoàng, máy bay ầm ì. Nhưng hoàn cảnh sống của họ lại đối lập với chiến trường. Ba cô gái sống trong một hang đá, nghe đài, uống nước pha đường… Một bên là bảo toàn sự sống, một bên là đe dọa sự sống. Từ hoàn cảnh sống đó, chúng ta hiểu được rừng nơi chiến trường Trường Sơn quả là nhiều gian lao, thiếu thốn khó cực nhưng những cô gái vẫn chấp nhận chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Trong hoàn cảnh làm việc, sống, những vẻ đẹp của họ càng ngời sáng.
Đầu tiên, ở họ, ta thấy được lý tưởng ý chí chiến đấu cao đẹp. Họ – Thao, Phương Định và Nho đều ở tuổi mười tám đôi mươi, còn ngồi trên ghế nhà trường, sống trong lòng thành phố. Nhưng những cô gái ấy đã tình nguyện, xung phong ra mặt trận để chiến đấu và bảo vệ tổ quốc cho dù biết rằng sẽ phải gặp nhiều hiểm nguy. Giống như Đặng Trần Côn trong " Chinh phụ ngâm " từng viết xếp bút nghiên thao việc đao cung " Những lớp trẻ đã gác lại công việc học tập để cầm súng bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh đó, trong hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong, sự dũng cảm được thể hiện rõ qua mọi hành động, cử trỉ, lời nói. Phương Định trong một lần phá bom bị một bên thương ở đùi chưa lành miệng. Nho cũng vậy, khi cô đang làm nhiệm vụ thì bị sập hầm khiến đồng đội lo lắng. Một ngày, các cô gái anh hùng ấy phải phá bơm năm lần, ít thì ba lần. Nhưng họ không bao giờ lùi bước, luôn luôn kiên quyết, dũng cảm. Đó chính là vẻ đẹp đáng trân trọng và phát huy.
Không chỉ dũng cảm, ba cô gái thanh niên xung phong còn có trách nhiệm trong công việc của mình. Họ, trong một ngày, phá bom nhiều lần như thế nhưng luôn cố gắng hoàn tất công việc, không muốn phiền ai. Khi đại đội trưởng gọi điện hỏi, Phương Định trả lời: " Như mọi khi, chúng tôi lo liệu tốt". Trong bom đạn mịt mù, vẻ đẹp ấy thật cần thiết biết bao.
Hơn nữa, trong màn sương khói của bom đạn, ta còn thấy ở những cô gái ấy tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. Công việc hàng ngày biết bao hiểm nguy, tử thần. Bởi thế, khi trực điện thoại trong hang, Phương Định đã vô cùng lo lắng cho đồng đội của mình" Có gì lý thú đâu nếu đồng đội tôi không quay trở về" – Cô nghĩ. Và ngay khi Nho bị thương, chị Thao phát hiện ra: " Mắt mờ trắng đi" bộc lộ rõ sự lo sợ, bàng hoàng. Về tới hang, chị Thao nhắc Phương Định pha đặc đường vào sữa cho Nho, đứng nồi không yên. Trong giây phút ấy, những cử chỉ chăm sóc, lo lắng cho Thao, Phương Định dành cho Nho đã làm ấm lòng người đọc. Tình đồng chí không chỉ thể hiện qua ba cô gái mà còn thể hiện qua mối quan hệ gắn kết giữa Thao, Phương Định, Nho với các anh cao xạ. Tình đồng chí, đồng đội trong hoàn cảnh ấy là động lực to lớn cho họ làm nên kỳ tích.
Cuối cùng, ba cô gái đẹp ở vẻ hồn nhiên, lạc quan, yêu đời giàu nữ tính. Cả ba đều thích làm đẹp. Họ thích hát " tiếng hát át tiếng bom". Họ cũng biết chăm chút cho vẻ bề ngoài. những cô gái ấy còn có thời gian cho những việc tắm suối, chép bài hát khi im tiếng súng.
Có thể nói Lê Minh Khuê đã thành công với việc khắc họa hình ảnh cô gái thanh niên xung phong với nghệ thuật đặc sắc. Hình ảnh ấy còn mãi tỏng lòng người đọc.
Gấp lại trang truyện " Những ngôi sao xa xôi" Hình ảnh ba cô gái còn để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng đẹp. Từ đó, thế hệ thanh niên Việt Nam kế thừa và phát huy.