Giới thiệu danh lam thắng cảnh ở địa phương em
() – Anh(Chị) hãy thuyết minh .( Bài văn hay của học sinh giỏi trường Kẻ Sặt). Đề bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh của địa phương em BÀI LÀM Đất nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như Hồ Gươm ở Hà Nội, Hạ Long ở Quảng Ninh, Thác bà pô laga ở Nha ...
() – Anh(Chị) hãy thuyết minh .( Bài văn hay của học sinh giỏi trường Kẻ Sặt).
Đề bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh của địa phương em
BÀI LÀM
Đất nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như Hồ Gươm ở Hà Nội, Hạ Long ở Quảng Ninh, Thác bà pô laga ở Nha Trang, Bãi biển Vũng Tàu… Còn ở Hải Dương quê tôi không thể không kể đến thắng cảnh Côn Sơn Kiếp Bạc.
Côn Sơn nằm cách Hà Nội 80km thuộc huyện Chí Linh Hải Dương gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Trãi. Chùa Côn Sơn tọa lạc giữa hai dãy núi Phượng Hoàng Kì Lân thuộc xã Cộng Hòa. Chùa là một trong ba trung tâm của thiền phái trúc lâm thời trần đầu thế kỉ XIV đến nay được trùng tu nhiều lần và được xếp hạng quốc gia.
Nơi đây là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ông ngoại của Nguyễn Trãi là tể tướng Trần Nguyên Đán đã nuôi dạy Nguyễn Trãi thuở ấu thơ Cha của Nguyễn Trãi là tiến sĩ Nguyên Phi Khanh đã từng miêu tả nơi đây thật đẹp.
Khói đầu non, sáng ngoài đảo
Gấm vóc phô bày hoa dọc suối…
Bóng mát để nghỉ, chỗ mát để ngồi
Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Đến với Côn Sơn, ta vào chùa thắp hương tỏ lòng thành kính với đức phật, với các danh nhân nổi tiếng Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi… Vòng ra phía sau chùa, ta leo bậc thang lên bàn cờ tiên ở đỉnh núi Kì Lân thơ mộng. Tương truyền vào một sớm thu, các thi nhân vén cỏ tìm đường lên núi bỗng nghe có tiếng nói cười lao xao từ đỉnh núi vang xuống, nhưng lên đến nơi không có một bóng người, chỉ có bàn cờ đang đánh dở. Giữa bao la trời đất, mọi người cho rằng chỉ có những tiên Ông xuống đây chơi cờ khi thấy người vội bỏ đi. Từ đó, đỉnh núi được gọi là bàn cờ tiên.
Bên phải sườn Kì Lân từng có phiến đá và nền nhà xưa nơi Nguyễn Trãi dựng lớp dạy học, phiến đá này gọi là Thạch Bàn, rộng bằng năm gian nhà, nơi Nguyễn Trãi từng ngồi đọc sách, ngâm thơ.
Còn Kiếp Bạc là nơi thờ Phụng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được ghép từ tên hai làng làng Kiếp và làng Bạc vị trí của đền rất đặc biệt nằm gần ngay Lục Đầu Giang – Nơi hội tụ sáu con sông: Sông cầu, sông thương, Lục Nam, Luống, Kinh Thầy và nhánh chính của sông Thái Bình đền cách Côn Sơn khoảng 5 km.
Kiếp Bạc nằm trên khu đất rộng giữa thung lũng núi rồng nơi đây Trần Hưng Đạo thường hội quân sau ngày chiến thắng thế kỉ XIII ngày nay hội Kiếp Bạc rất tưng bừng người ta mở hội hoa đăng trên sông thả đèn thả hoa, thả chuối cắm nến rực rỡ mấy đêm liền lòng người náo nức như được trở về với không khí chiến thắng thời Trần.
Đến đầu thế kỉ XIV đền thờ Trần Hưng Đạo mới được xây dựng, trong đền có bảy pho tượng bằng đồng: Tượng Trần Hưng Đạo, phu nhân, hai con gái, tướng Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Đẩu,… Và các bài vị,…
Hàng năm cứ vào tháng giêng và tháng tám nhân dân ta lại mở hội ở Côn Sơn và Kiếp Bạc nhưng cứ hội ở Côn Sơn thì viếng Kiếp Bạc, Kiếp Bạc thì cả Côn Sơn.
Côn Sơn và Kiếp Bạc là những di tích lịch sử danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Hải Dương nói riêng và đất nước nói chung là niềm tự hào của nhân dân ta. Đến với Côn Sơn Kiếp Bạc chúng ta được bày tỏ lòng thành kính với các bậc Vĩ Nhân lại được chiêm ngưỡng cảnh đẹp của giang sơn đất nước và ta càng cảm nhận được ý thức của mình trong việc giữ gìn quảng bá các danh lam thắng cảnh nổi tiếng đất nước.
Tác giả: NGỌC LAN