Văn minh phương Tây: Ai cập cổ đại
GS. Eugen Weber Lê Quỳnh Ba biên tập . I. Bình minh nhân loại (10.000 TCN, định cư) Tổ tiên chúng ta là những người săn bắn và du mục luôn cảm thấy sợ hãi và lo lắng về 1 thế giới mà họ không hiểu. Họ bỏ nhiều công sức vào việc tụng niệm, tế lễ vào những đền thờ ...
GS. Eugen Weber
Lê Quỳnh Ba biên tập
.
I. Bình minh nhân loại (10.000 TCN, định cư)
Tổ tiên chúng ta là những người săn bắn và du mục luôn cảm thấy sợ hãi và lo lắng về 1 thế giới mà họ không hiểu. Họ bỏ nhiều công sức vào việc tụng niệm, tế lễ vào những đền thờ và hầm mộ. Và cùng với tôn giáo, thần thánh và thượng đế, phù thủy và thầy tu xuất hiện. Theo đó, 1 xã hội phức tạp hơn ra đời. Buổi bình minh của nhân loại.
Tôi là Eugen Weber và tôi dạy lịch sử tại UCLA, đại học California ở Los Angeles. Hôm nay, tôi bắt đầu Cuộc hành trình cá nhân đi qua lịch sử của nền văn minh phương Tây. Tôi nói cá nhân vì quan điểm của một người đàn ông hay một người phụ nữ về lịch sử không nhất thiết giống như những người khác, như chúng ta sẽ thấy nhiều lần trong năm mươi hai chương trình tiếp theo. Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào chúng ta sẽ nhồi nhét vài ngàn năm vào năm mươi hai giờ rưỡi, chỉ cần nhớ rằng ở đây là Mỹ chúng ta làm mọi thứ rất nhanh.
- Những ảnh hưởng lên sự tiến hóa của những loài vượn sớm.
Chúng ta đến từ đâu?
Thể chế, tôn giáo, cuộc sống… bắt nguồn từ đâu.
– 60 triệu năm trước, khủng long thống trị, ĐV có vú co mình sợ hãi. Khủng long tuyệt chủng, ĐV có vú có cơ hội phát triển.
Từ 1 loại Linh trưởng, quen đung đưa trên cây.
– 5 triệu năm trước, hậu duệ của Linh trưởng này, đứng thẳng bằng chân sau (để lại những dấu chân hóa thạch). Càng ít ở trên cây, chi trước càng cầm nắm nhiều hơn, ngón tay cái dài ra và đối diện với các ngón khác.
– 2 triệu năm trước, chế tạo được công cụ. Được bỏ từ “vượn”, xếp vào họ Người, bộ não lớn hơn. Không vuốt như hổ, không nanh như sói. Dùng tay thay cho miệng tốt hơn. Chẳng hạn đập vỡ hạt.
Vốn là ĐV ăn thực vật chuyển sang ăn thịt. Hàm răng vốn chắc khỏe, nhờ nhai vỏ cây, cỏ, gốc củ nay trở nên sắc nhọn. Bộ hàm lực lưỡng chèn ép bộ não bị suy biến dần. Bắt đầu phát triển bộ não và tiêu giảm hàm răng.
- Mối liên hệ giữa những tôn giáo sớm và sự phát triển của nông nghiệp
– 7000 TCN, con người thời đồ đá mới biết tạo ra lửa bằng cách cọ sát 2 vật hoặc đánh vào đá lửa. Lửa và biết suy nghĩ cho phép con người mở rộng cư trú. Nhưng khi những dòng sông băng, chảy tới tận vùng nhiệt đới, (thời băng hà) Tổ tiên chúng ta phải Chọn lựa hoặc là động não hoặc là chết.
– Lần đầu tiên trong lịch sử, Khi chứng kiến sự chết của đồng loại, hình dung kết cục của chính mình. Cảm thấy mình bé nhỏ. Nên đã tạo dựng lễ nghi, chuyện thần thoại, tôn giáo,…
– Ngôn ngữ, chữ viết, ký hiệu để lưu truyền thông tin bên ngoài bộ óc.
– Con người từ săn bắn, hái lượm, du cư; tập trung thành những thị tộc, di chuyển qua các khu rừng và thảo nguyên. Họ lần theo dấu vết những loài động, thực vật, thức ăn của họ.
– 10 – 12 ngàn năm cách đây, định cư, tiến hành cách mạng nông nghiệp. Không rõ ràng bắt đầu từ khi nào, chỉ biết từ khi biết trồng cây, biết thuần dưỡng thú, biết tích lũy sản vật. Nhận thức về sở hữu phát triển. Xã hội có giai cấp. Những ngôi làng hình thành.
– Stonhenge 3800 năm trước. Công cụ đá 2,5 triệu năm. Đứng thẳng 1,6 triệu năm. Sau đó 100.000 năm đá đẽo gọt mới xuất hiện. Lễ mai táng xuất hiện 70.000 năm trước. 10.000 TCN thời kỳ đá mới, Neothilic xuất hiện.
* Điểm xuất phát của hành trình chúng ta từ 10.000 TCN. Gia đình và xã hội thời đá mới phụ thuộc sự sinh sản và an ninh. Nhưng 2 khả năng này đều rất mong manh. Nông nghiệp bị chiến tranh. Tấn công và phản công không hồi kết để cướp bóc lương thực và gia súc. Những lễ nghi để bảo dảm an bình. Những kỹ thuật thần bí ngày càng phức tạp. Liên quan hiến tế, ban đầu hiến tế người, sau thay bằng động vật.
Một miền sa mạc phì nhiêu, những ngôi mộ khổng lồ, một tín ngưỡng tôn sùng sự bất tử và 1 vị vua có thể đảm bảo cho ánh mặt trời soi sáng mỗi ngày. Đâu là lý do khiến nền văn minh này có thể tồn tại trường kỳ hơn bất kỳ 1 nền văn minh nào khác, trong 3000 năm, đáng kinh ngạc.
- Những đặc điểm của đồng bằng sông Nile và ảnh hưởng của chúng lên xã hội Ai Cập.
1.1. Khởi nguồn văn minh nhân loại từ vùng Trăng Lưỡi Liềm, cộng đồng văn minh nhất nhờ trị thủy dòng sông Nile vĩ đại: Văn minh phương Tây bắt nguồn từ phương Đông, phương mặt trời mọc, đó chính là nơi những nền văn minh đầu tiên xuất hiện và từ đó phát triển nên những văn minh mà chúng ta đang có hiện nay. Nơi đây chính là vùng Trăng Lưỡi Liềm Màu Mỡ, mà đến nay vẫn được miêu tả trong nhiều sách vở là chiếc nôi của nền văn minh. Như chúng ta có thể thấy, đây là 1 phần tương đối nhỏ của châu Phi, chạy từ Lưỡng Hà qua Syria đến Ai Cập. Tuy nhiên, tầm quan trọng của vùng đất bé nhỏ này lại rất lớn, không cần phóng đại. Nhiều thứ mà ngày nay chúng ta coi như chuyện tất nhiên, đều bắt nguồn từ đây từ hàng ngàn năm trước, từ đồng tiền mà ta có trong túi tới quan niệm về sự bất tử.
Có 1 sự nghịch lý, nhưng hầu hết vùng được gọi là vùng Trăng Lưỡi Liềm Màu Mỡ này, lại tương đối khô hạn. Cách đây khoảng 5000 năm, những khu đô thị định cư đầu tiên, chỉ tập trung ven 1 dòng sông hay bên 1 trong những con suối mà mùa hè vẫn có nước.
1.2. Trong khi đó 3 dòng sông chính: Tigris, Euphrates, và Nile, thường xuyên ngập lụt 2 bên bờ và biến các thung lũng sông thành đầm lầy. Vì vậy, mà nông nghiệp nơi này phần lớn dựa vào công tác trị thủy và thủy lợi. Ban đầu, phải thoát nước, sau đó phải tưới tiêu thường xuyên. Tuy nhiên, nếu làm được các công đoạn trên, ta có thể sẽ có 1 mảnh đất vô cùng màu mỡ, có thể cho vụ mùa đều đặn, không chỉ 1 lần, mà vài lần trong năm. Vì vậy đây là 1 mảnh đất vô cùng hứa hẹn. Nhưng nó cũng đặt ra những đòi hỏi đặc biệt, cho những người làm việc trên mảnh đất đó. Người Ai Cập thường minh họa dòng sông Nile trên những bức tranh tường. Đào kênh tưới tiêu và bảo trì cần sức mạnh cộng đồng, thậm chí còn quan trọng hơn việc xây tường phòng thủ làng. Và các công việc chung càng quan trọng bao nhiêu, thì xã hội càng đoàn kết chặt chẽ bấy nhiêu để cùng thực hiện. Đàn ông đo đất để trồng trọt. Việc trị thủy vùng Trăng Lưỡi Liềm Màu Mỡ mang đến cho xã hội lợi thế lớn: những ai không tuân sẽ bị cắt khẩu phần nước. Với khí hậu ôn hòa như châu Âu, nguồn nước luôn dồi dào, việc bị cắt khẩu phần nước không có gì đáng sợ. Nhưng ở 1 nơi khô hạn, có thể chết vì thiếu nước. Do đó vì sao nơi này sớm hình thành cộng đồng với tổ chức cao.
Một trong những cộng đồng văn minh nhất trong vùng Trăng Lưỡi Liềm này (dù không nhất thiết là cộng đồng đầu tiên) được tìm thấy ở Ai Cập.
Vùng đất mà cách miêu tả chính xác nhất là 1 ốc đảo giữa sa mạc. Trạng thái tương đối biệt lập này, đã khiến dân Ai Cập đoàn kết hơn so với các quốc gia lân cận, và giúp tạo nên con người Ai Cập kiên định, vững vàng, biết bằng lòng với chính mình và rất khác biệt so với chúng ta. Chúng ta năng động, xông xáo, luôn hiếu kỳ và quan tâm tới những biến đổi, và những điều mới lạ, cũng như mong muốn phát triển. Còn người Ai Cập tương đối bị động. Họ không nghĩ nhiều tới việc phát triển. Họ quan tâm sự ổn định hơn, tới sự quy củ, lặp đi lặp lại và sự bảo tồn. Đặc điểm này giúp đặc điểm văn hóa họ được bảo tồn nguyên vẹn, suốt 3000 năm, 1 kỳ tích. Đối với người Ai Cập cũng như các dân tộc khác, đặc điểm địa lý chính là vận mệnh. Chỉ riêng sông Nile đã mang lại sự sống cho sa mạc bao quanh nó, cũng như cho ngư dân.
1.3. 10.000 năm trước, ở vùng mà sau này là thung lũng đầm lầy bên sông Nile, thổ dân địa phương chuyển từ săn bắn và đánh cá sang trồng trọt. Qua hàng nghìn năm họ tìm ra cách thức thoát nước các đầm lầy, biến đầm lầy thành đất trồng trọt, khai thác nước sông. Thế là sông Nile vĩ đại đã trở thành nguồn sống đối với người Ai Cập và cũng đòi hỏi người Ai Cập phải nỗ lực hợp tác, cũng như chung sống có tổ chức. Từ đó Ai Cập có những bước phát triển quan trọng trước năm 3000 TCN: bản đồ thiên văn và hệ thống lịch, giúp họ theo dõi sự luân phiên của thời tiết để cày cấy. Chữ viết để lưu giữ lại thông tin. Chữ viết dựa trên hình ảnh. Ban đầu mỗi hình ảnh, mỗi chữ tượng hình là ký hiệu cho 1 từ. Ví dụ hình 3 con bò là gia súc. Người Ai Cập tư duy cụ thể. Phát minh Giấy cói. Hình tượng cây cói xòe tao nhã gợi ý cho thiết kế cột trụ điển hình trong kiến trúc Ai Cập . Văn hóa Ai Cập mang hình hài môi trường chung quanh, theo trăm hướng hình thành khác nhau. Ví dụ sông Nile rất dài nhưng lưu vực rộng chỉ 7 dặm, ốc đảo giữa 2 sa mạc nóng bỏng. Vì Ai Cập co cụm giữa sa mạc, nên rất dễ phòng thủ. Nhờ có sông Nile, mọi sự dòm ngó dễ bị phát hiện. Sông Nile bao bọc 1 xã hội tĩnh, 1 cuộc sống khá bình an và hạnh phúc. Điều này ta có thể thấy qua các giọng điệu đầy tự tin trong các văn bản thời kỳ đầu Ai Cập.
- Vai trò của pharaoh trong sự thay đổi chính trị Ai Cập.
Thế nhưng có 1 thế lực quyền năng hơn sông Nile ngự trị. Đó là Mặt Trời. Mặt Trời hoàn thiện những gì dòng sông gây dựng và luôn bùng cháy mạnh mẽ đến nỗi nó trông như 1 vị thần thánh. “Sông Nile buộc con người phải chung sức đồng lòng. Mặt trời cho họ biết chỉ có 1 thế lực duy nhất thống trị cả thế giới”. Sự cộng sinh giữa sông Nile, Mặt Trời và lưu vực sông được tái hiện trong 2 vị thần quyền lực nhất của Ai Cập: Thần Ra (Mặt Trời) và Osiris (Thần Đất). Thần Ra tạo ra các vị thần khác, tạo sự sống, các quy luật cuộc sống. Osiris là Thần Đất, thần sự phì nhiêu, của nước, của cây cối, cái chết, sự hồi sinh. Pharaoh là nữa vua nữa thần.
Pharaoh bất tử và Kim Tự Tháp ấn tượng: Khoảng 3000 TCN, thủ lĩnh xưng là Pharaoh đầu tiên đến nữ hoàng Cleopart trãi qua 31 vương triều. Chính Pharaoh giữ cho Mặt Trời luôn mọc, sở hữu tất cả tài sản của thần dân. Mọi quan lại, nhân danh Ngài mà hành động. Luật lệ không được soạn thảo, mà chỉ dựa trên thông lệ. Và nó đơn thuần chỉ là lời nói của vua, tức là cách ngài giải thích ý chí của thần thánh và công lý tối cao. Những quyết định này chẳng có quy luật gì hết. Vì mỗi quyết định trong đó chỉ đúng trong thời điểm và hoàn cảnh nó. Và hơn nữa khi luật được soạn ra, thì bản thân bộ luật đó phải có quyền lực, 1 quyền lực có thể sánh ngang với quyền lực của Đấng Tối Cao, mà chính ý nguyện và ý thích ngẫu nhiên của Ngài đã là pháp luật. Chỉ Pharaoh có cơ sở thể hiện duy nhất chân lý tột cùng. Công lý, tính thiện và quyền năng vũ trụ của sự hài hòa và trật tự mà người Ai Cập gọi là MA’AT. Pharaoh bất tử.
- Cách mà nghệ thuật và kiến trúc phản ánh cuộc sống chính trị và xã hội Ai Cập.
Các Kim Tự Tháp cho ta biết việc mai táng Pharaoh quan trọng như thế nào. Càng về sau các Kim Tự Tháp càng lớn. Kim Tự Tháp đầu tiên xây dựng ở Sakkara vào vương triều Pharaon thứ 3 (khoảng 2815 TCN), có thể là ví dụ đầu tiên về kiến trúc đá trong lịch sử. Dọc theo công trình Kim Tự Tháp này, ta có thể thấy 1 ngôi mộ nhỏ hơn của 1 người quý tộc. Việc ông ta chôn cất gần ngôi mộ hoàng gia, và việc khắc hay sơn tên, lên ngôi mộ của mình, cho thấy người này đã phục vụ Pharaoh rất tận tụy trong quá khứ và có thể tiếp tục phục vụ vua trong thế giới bên kia, cũng như Đại quan của nữ hoàng Hatshepsut. Đỉnh cao công trình lăng mộ vào 2600 TCN với những Kim Tự Tháp của vương triều thứ 4 và đặc biệt là Kim Tự Tháp vĩ đại của Kheops ở Giza, ngay ở phía Bắc Memphis, thời đó là thủ đô Ai Cập . Kim Tự Tháp vĩ đại cao gần 174 m, dài 230 m, khoảng 2 triệu khối đá vôi, nặng 2 – 3 tấn/ 1 khối, 1 số nặng 15 tấn. Việc xây dựng này cần thiên văn học xuất sắc. Vua Napoleon (1798), 1 lần đã đứng dưới bóng Kim Tự Tháp này, và tính toán rằng khối đá phía trên ông đủ để xây dựng 1 bức tường bao quanh nước Pháp, với chiều cao hơn 3m và chiều dày hơn 3 tấc. Các tảng đá đặt liền kề nhau với độ chính xác phi thường.
Cột tháp dễ mô phỏng. Mỗi cột trụ được khắc duy nhất từ 1 khối đã granite, cao khoảng 23 – 35 m. Tương tự như Kim Tự Tháp , cột tháp đại diện và là biểu tượng cho vầng ánh sáng tròn khi tia nắng mặt trời tỏa ra và khát vọng bất tử, tìm đến sự hòa hợp với thần linh.
Tuy nhiên nỗ lực xây dựng nên các công trình lăng mộ đã không duy trì trong thời gian dài. Công việc này huy động quá nhiều nhân lực và vật lực của đất nước. Giữa 2500 – 2300 TCN, các vị vua của vương triều thứ 5 và 6 đã xây nên các Kim Tự Tháp nhỏ hơn nhiều. Việc giảm kích cở gắn liền việc thu hẹp địa vị vua chúa. Cùng lúc đó là sự nổi lên của các tầng lớp tăng lữ và quý tộc. Đây chính là giai đoạn văn minh Ai Cập phát triển rực rỡ nhất.
- Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị Ai Cập.
4.1. Sự nổi lên của các tầng lớp tăng lữ và quý tộc (từ vương triều 5 – 6), 2500 TCN -2200 TCN): Nhiều thương vụ đến Lebanon nhập về cây tuyết tùng, tới Crete nhập Oliu, tới sa mạc khai thác đồng đỏ. Toàn bộ quốc gia phát triển vượt bậc cả về kinh tế và tri thức so với 4 vương triều đầu tiên, mang lại quyền lực và danh tiếng cho Faraoh. Nhà nước lớn mạnh, cần nhiều quan lại, quan lại đi xa thủ đô, càng ngày càng tự tung tự tác. Và rất phi lý rằng, các quyền lực trung tâm tạo quyền lực đối trọng. Khi có công được cấp đất phong, chức vụ có thể truyền cho con cháu. Tài sản, địa vị quan lại trở nên vững chắc hơn, họ không phụ thuộc nhiều vào Pharaoh trong kiếp này và kiếp sau nữa. Vào khoảng 2600 TCN, vương triều thứ tư, sau đó là thứ 5, lăng mộ quý tộc, tập trung từng cụm quanh Kim Tự Tháp . Cho đến 2300 TCN, vương triều thứ 6, quan lại quý tộc xây lăng mộ xa nhà vua. Trật tự MA’AT, chân lý và công bằng. Vương triều 6, kết thúc 2200 TCN, kết thúc giai đoạn Cổ Vương quốc.
4.2. Giai đoạn Trung Vương quốc (2200 TCN -1700 TCN, vương triều 7): Trong hai thế kỷ sau đó, sự phân tán quyền lực, vua thất thế, quan lại và hoàng thân tranh quyền lực tối cao. Giai đoạn Trung Vương Quốc, lời nói của Vua không còn là luật pháp nữa. Các đạo luật bắt đầu được soạn ra, đề nghị của Pharaoh cũng chỉ được chấp nhận nếu ngài sáng suốt và có quyền lực. Giai cấp thượng lưu ngày càng độc lập, hoàng gia sẽ giảm mất sự kiểm soát, chỉ còn là vấn đề thời gian.
4.3. Chiến tranh 1700 – 1500 TCN: Một thời kỳ chiến tranh loạn lạc và mất trị an khác mở ra, trong khoảng 1700 – 1500 TCN. Quân xâm lược từ Đông Bắc đổ bộ vào. Quân này hiếu chiến, trang bị quân đội tốt hơn Ai Cập: ngựa chiến, xe ngựa chiến, cung nỏ mạnh mẽ hơn. Đó là Hykos, dân Semites. Ai Cập thành chiến trường. Lần đầu tiên trong lịch sử, mất 1 phần đất. Sự an toàn tuyệt đối, an toàn cho vương triều, bị sụp đổ. Khi quân thù bị đuổi, các Pharaoh chiến binh vĩ đại lên ngôi vào TK 16 TCN.
4.4. Giai đoạn Tân vương quốc (1500 – 1000 TCN): có nhiều vinh quang hơn, nhiều hòa bình
Đối mặt với chiến tranh. Quy tắc và Luật pháp điều hành xã hội bớt phụ thuộc vào trật tự MA’AT mà chuyển sang kỷ luật chính thống và lòng mộ đạo. Người dân ham hưởng thụ. Lực lượng quân đội ít, trang bị lỗi thời, khi bị tấn công, thường bị thua. Lần cuối cùng vào 330 TCN bởi Alexander Đại Đế, bị vương triều Ptolemy cai trị (304 – 30 TCN), hậu duệ tùy tướng Alexander. Khi NH Cleopart tự vẫn, Ai Cập bị La Mã cai trị. Kỳ lạ là hình ảnh Pharaoh vẫn còn nguyên vẹn. Lý tưởng người Ai Cập , hình mẫu 3000 năm trước đó, tồn tại rất lâu hơn tất cả những gì thuộc văn minh Phương Tây. Hình thức còn bền vững, nhưng nội dung thay đổi. Sự bình an thanh thản đã bị rạn nứt. Sự vàng son chỉ còn quá khứ. Chúng ta giống dân vùng Lưỡng Hà, khác người Ai Cập .
Một số vấn đề thú vị:
- Càng về sau người ta bớt tin thần quyền của Pharaoh. Quan lại và hoàng thân giành bớt quyền lực.
- Vị trí địa lý của sông Nile là 1 vận mệnh cho dân Ai Cập.
- Việc xây Kim Tự Tháp, kích thước Kim Tự Tháp, cũng theo quy luật tự nhiên, theo biểu đồ hình sin, ban đầu kích thước nhỏ rồi to, rồi sau thu nhỏ lại.
(Theo 52 tập phim Văn Minh Phương Tây,
Giảng bởi GS. Eugen Weber, U.C.L.A., Los Angeles)
Xem video :