Định nghĩa và phương pháp tiếp cận chuẩn đói nghèo
Phương pháp xác định đường đói nghèo theo chuẩn quốc tế do Tổng cục Thống kê, Ngân hàng thế giới xác định và được thực hiện trong các cuộc khảo sát mức sống dân cư ở Việt Nam (năm 1992-1993 và năm 1997-1998). Đường đói nghèo ở mức thấp gọi là ...
Phương pháp xác định đường đói nghèo theo chuẩn quốc tế do Tổng cục Thống kê, Ngân hàng thế giới xác định và được thực hiện trong các cuộc khảo sát mức sống dân cư ở Việt Nam (năm 1992-1993 và năm 1997-1998). Đường đói nghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm. Đường đói nghèo thứ hai ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung (bao gồm cả mặt hàng lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm).
Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan khác đó xõy dựng mức Kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người, là chuẩn về nhu cầu 2.100 Kcal/người/ngày. Những người có mức chi tiêu dưới mức chi cần thiết để đạt được lượng Kcal này gọi là nghèo về lương thực, thực phẩm.
Đường đói nghèo chung tính thêm các chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm. Tính cả chi phí này với đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm ta có đường đói nghèo chung.
Năm 1993 đường đói nghèo chung có mức chi tiêu là 1,16 triệu đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực thực phẩm là 55%); năm 1998 là 1,79 triệu đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực thực phẩm là 39%). Dựa trên các ngưỡng nghèo này, tỷ lệ đói nghèo chung năm 1993 là 58% và 1998 là 37,4%; cũn tỷ lệ đói nghèo lương thực tương ứng là 25% và 15%.
Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèodo Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu ỏ - Thỏi Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993: nghèo là tỡnh trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đó được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương
Căn cứ vào quy mụ và tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính 2001-2005 và mức sống thực tế của người dân ở từng vùng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam đưa ra chuẩn nghèo đói nhằm lập danh sách hộ nghèo từ cấp thôn, xã và danh sách xã nghèo từ các huyện trở lên để hưởng sự trợ giúp của Chính phủ từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo và các chính sách hỗ trợ khác...
Trước những thành tích của công cuộc giảm nghèo cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức sống, từ năm 2001 đó công bố mức chuẩn nghèo mới để áp dụng cho thời kỳ 2001-2005, theo đó chuẩn nghèo của Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia mới được xác định ở mức độ khác nhau tuỳ theo từng vùng, cụ thể bình quân thu nhập là: 80 nghìn đồng/người/tháng ở các vùng hải đảo và vùng núi nông thôn;100 nghìn đồng/người/tháng ở các vùng đồng bằng nông thôn; 150 nghìn đồng/người/ tháng ở khu vực thành thị.
Trong tương lai sẽ tiến đến sử dụng một chuẩn thống nhất để đánh giá tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam và có tính đến tiêu chí Quốc tế để so sánh.