05/02/2018, 10:18

Văn lớp 10: Phân tích nhân vật An Dương Vương

Mỗi câu chuyện cổ tích đều là những thông điệp ý nghĩa, nhân văn mà người xưa muốn gửi gắm đến mai hậu, để rồi qua những câu chuyện, qua những thân phận và cảnh đời họ tìm kiếm sự gặp gỡ, tri âm và đồng cảm với những kiếp sống của cha ông ta thuở trước. Như thế để ta thấy được rằng từ ngàn đời xưa ...

Mỗi câu chuyện cổ tích đều là những thông điệp ý nghĩa, nhân văn mà người xưa muốn gửi gắm đến mai hậu, để rồi qua những câu chuyện, qua những thân phận và cảnh đời họ tìm kiếm sự gặp gỡ, tri âm và đồng cảm với những kiếp sống của cha ông ta thuở trước. Như thế để ta thấy được rằng từ ngàn đời xưa cha ông ta đã luôn chăm lo va quan tâm đến đời sóng tinh thần, đến sự giáo dục nhân sinh sâu sắc. Nếu như Tấm Cám gửi gắm mơ ước ngàn đời của cha ông ta về sự chiến thắng mãnh liệt của cái thiện thì truyện truyền thuyết An dương Vương-Mị Châu-Trọng Thủy lại gửi gắm những lo lắng và quan ngại của cha ông ta trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Và hẳn trong lòng mỗi chúng ta hình ảnh nhân vật An Dương Vương đã là một hình tượng nghệ thuật quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian phải không nào. Vaayjt hì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn phân tích nhân vật An Dương Vương nhé. với đề bài này các bạn cần phân tích để thấy được cả vai trò và những cống hiến của Ông nhưng bên cạnh đấy cũng cần chỉ ra sự sơ hở trong hành động của ngài. Vậy thì mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG LỚP 10 1.MỞ BÀI: Giới thiệu tác phẩm, nhân vật. 2.THÂN BÀI: An Dương Vương là một vị vua yêu nước, thương dân. Hơn thế, ông còn là một vị vua có tầm nhìn xa trông rộng, biết trọng người tài: Cho xây dựng hành trì kiên cố để chống giặc, cái mà trước đó chưa có vị vua nào làm được. Nhờ một người thợ tài giỏi đóng nỏ thần chống giặc. An Dương Vương cũng là người yêu chuộng hòa bình, biết gìn giữu hòa hiếu bang giao: Khi Trọng Thủy được giao tín ước làm rể để hai bên đất nước thêm thân thiết đã vui vẻ, chấp nhận. Nhưng An Dương Vương còn tin tưởng một cách mù quáng. 3.KẾT BÀI: Khẳng định lại vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng nhân vật. BÀI LÀM BÀI VĂN PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG Có lẽ trong kho tàng văn học dân gian thì những câu chuyện cổ tích hay truyền thuyết là những giá trị lịch sử một thời mà cha ông ta gửi gắm và là suối nguồn mát lành nuôi dưỡng văn học viết sau này. Trong số ấy, thì truyền thuyết An Dương Vương-Mị Châu-Trọng Thủy là một trong những truyền thuyết tiêu biểu phản ánh bi kịch mất nước nhà tan và ý thức lịch sử của nhân dân, trong đó nhân vật An Dương Vương đã để lại nhiều bài học sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước, cùng tấm lòng yêu nước thương dân và tầm nhìn xa trông rộng của một vị lãnh tụ. Trước hết, An Dương Vương hiện lên là một vị vua yêu nước, thương dân có tinh thần trách nhiệm với vận mệnh của xã tắc non sông. Sau khi lên ngôi vua, ngài lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần để mong xây thành được thuận lợi. Lo lắng cho an nguy của xã tắc, non sông mong muốn cho nhân dân được sống ấm no hạnh phúc nên ý thức muốn xây thành giữ nước chính là biểu hiện của một bậc thánh quân, một vị lãnh tụ có tầm nhìn xa trông rộng, điều này là điều mà các thế hệ trước chưa ai nghĩ tới. Hơn thế nữa, ông cũng tỏ ra là người biết trọng dụng người tài. Khi được một cụ gài báo tin sẽ có xứ Thánh Giang đến giúp đỡ việc xây thành, nhà vua đã dùng xe bằng vàng rước vào trong thành, kính cẩn tiếp đón. Những bậc hiền tài là nguyên khí quốc gia, biết quý trọng và trọng dụng người tài chính là biểu hiện của sự sáng suốt và biết xây dựng chính sách có ích cho sự cai trị và phát triển đất nước. Sau đó, được sự giúp đỡ của Rùa Vàng nhà vua cho người đúc nỏ thần gọi là nỏ “Linh quang Kim Quy thần cơ”. Không chỉ dừng lại ở đấy , tấm lòng của nhà vua còn thể hiện ở việc, sau khi Triệu Đà đem quân sang đánh thất bại bèn dùng kế cho Trọng Thủy làm rể để mật thám tin tức thì vua An Dương Vương cũng vui vẻ chấp nhận vì sự hòa hiếu bang giao của hai bên. Đó cũng chính là truyền thống ngàn đời của người dân ta đó là yêu chuộng hào bình, không muốn xảy ra chiến tranh, xung đột. Như vậy với những phẩm chất như yêu nước, thương dân, có tinh thần trách nghiệm cao với non sông và tầm nhìn xa trông rộng cùng tấm lòng bao dung, khoan hòa đấy cũng chính những phẩm chất mà cha ông ta gửi gắm vào những vị lãnh tụ vĩ đại. Nhưng An Dương Vương lại mất đề cao, cảnh giác và quá tin tưởng mù quáng vào bản chất của kẻ thù. Khi thấy Triệu Đà đem quân sang đánh lần hai, vẫn điềm nhiên đánh cờ vì quá in tưởng, và thiếu cảnh giác vào sự mưu mô nhâm hiểu của kẻ thù. Ông đã không nhận ra được bản chất thâm độc, cố hữu và tham vọng, dã tâm của những kẻ xâm lược nên vẫn còn ngoan cố mà không hề đề phòng hay sáng suốt phân tích tình hình. Qua sự sai lầm và sự tin tưởng mù quáng ấy Của An Dương Vương cha ông ta muốn gửi gắm đến con cháu đời sau bài học về việc giữ nước, về sự tin tưởng, sáng suốt đặc biệt là những nhà lãnh đạo. Đó là nỗi đau mát nước sâu sắc để lại nhiều bài học đớn đau cho dân tộc, nhắc nhở nhân dân ta bài học về việc giữ nước mà cho đến tận hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Qua hình tượng An Dương Vương, cha ông ta đã gửi gắm những thông điệp triết lí sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước. Đồng Thời gửi gắm khát khao muốn xây dựng một đất nước độc lập, tự cường, hùng manh.

Mỗi câu chuyện cổ tích đều là những thông điệp ý nghĩa, nhân văn mà người xưa muốn gửi gắm đến mai hậu, để rồi qua những câu chuyện, qua những thân phận và cảnh đời họ tìm kiếm sự gặp gỡ, tri âm và đồng cảm với những kiếp sống của cha ông ta thuở trước. Như thế để ta thấy được rằng từ ngàn đời xưa cha ông ta đã luôn chăm lo va quan tâm đến đời sóng tinh thần, đến sự giáo dục nhân sinh sâu sắc. Nếu như Tấm Cám gửi gắm mơ ước ngàn đời của cha ông ta về sự chiến thắng mãnh liệt của cái thiện thì truyện truyền thuyết An dương Vương-Mị Châu-Trọng Thủy lại gửi gắm những lo lắng và quan ngại của cha ông ta trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Và hẳn trong lòng mỗi chúng ta hình ảnh nhân vật An Dương Vương đã là một hình tượng nghệ thuật quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian phải không nào. Vaayjt hì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn phân tích nhân vật An Dương Vương nhé. với đề bài này các bạn cần phân tích để thấy được cả vai trò và những cống hiến của Ông nhưng bên cạnh đấy cũng cần chỉ ra sự sơ hở trong hành động của ngài. Vậy thì mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG LỚP 10
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác phẩm, nhân vật.

2.THÂN BÀI:

An Dương Vương là một vị vua yêu nước, thương dân.
Hơn thế, ông còn là một vị vua có tầm nhìn xa trông rộng, biết trọng người tài:

Cho xây dựng hành trì kiên cố để chống giặc, cái mà trước đó chưa có vị vua nào làm được.
Nhờ một người thợ tài giỏi đóng nỏ thần chống giặc.

An Dương Vương cũng là người yêu chuộng hòa bình, biết gìn giữu hòa hiếu bang giao:
Khi Trọng Thủy được giao tín ước làm rể để hai bên đất nước thêm thân thiết đã vui vẻ, chấp nhận.

Nhưng An Dương Vương còn tin tưởng một cách mù quáng.

3.KẾT BÀI:
Khẳng định lại vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng nhân vật.

BÀI LÀM BÀI VĂN PHÂN TÍCH NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG
Có lẽ trong kho tàng văn học dân gian thì những câu chuyện cổ tích hay truyền thuyết là những giá trị lịch sử một thời mà cha ông ta gửi gắm và là suối nguồn mát lành nuôi dưỡng văn học viết sau này. Trong số ấy, thì truyền thuyết An Dương Vương-Mị Châu-Trọng Thủy là một trong những truyền thuyết tiêu biểu phản ánh bi kịch mất nước nhà tan và ý thức lịch sử của nhân dân, trong đó nhân vật An Dương Vương đã để lại nhiều bài học sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước, cùng tấm lòng yêu nước thương dân và tầm nhìn xa trông rộng của một vị lãnh tụ.

Trước hết, An Dương Vương hiện lên là một vị vua yêu nước, thương dân có tinh thần trách nhiệm với vận mệnh của xã tắc non sông. Sau khi lên ngôi vua, ngài lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần để mong xây thành được thuận lợi. Lo lắng cho an nguy của xã tắc, non sông mong muốn cho nhân dân được sống ấm no hạnh phúc nên ý thức muốn xây thành giữ nước chính là biểu hiện của một bậc thánh quân, một vị lãnh tụ có tầm nhìn xa trông rộng, điều này là điều mà các thế hệ trước chưa ai nghĩ tới.

Hơn thế nữa, ông cũng tỏ ra là người biết trọng dụng người tài. Khi được một cụ gài báo tin sẽ có xứ Thánh Giang đến giúp đỡ việc xây thành, nhà vua đã dùng xe bằng vàng rước vào trong thành, kính cẩn tiếp đón. Những bậc hiền tài là nguyên khí quốc gia, biết quý trọng và trọng dụng người tài chính là biểu hiện của sự sáng suốt và biết xây dựng chính sách có ích cho sự cai trị và phát triển đất nước. Sau đó, được sự giúp đỡ của Rùa Vàng nhà vua cho người đúc nỏ thần gọi là nỏ “Linh quang Kim Quy thần cơ”. Không chỉ dừng lại ở đấy , tấm lòng của nhà vua còn thể hiện ở việc, sau khi Triệu Đà đem quân sang đánh thất bại bèn dùng kế cho Trọng Thủy làm rể để mật thám tin tức thì vua An Dương Vương cũng vui vẻ chấp nhận vì sự hòa hiếu bang giao của hai bên. Đó cũng chính là truyền thống ngàn đời của người dân ta đó là yêu chuộng hào bình, không muốn xảy ra chiến tranh, xung đột. Như vậy với những phẩm chất như yêu nước, thương dân, có tinh thần trách nghiệm cao với non sông và tầm nhìn xa trông rộng cùng tấm lòng bao dung, khoan hòa đấy cũng chính những phẩm chất mà cha ông ta gửi gắm vào những vị lãnh tụ vĩ đại.

Nhưng An Dương Vương lại mất đề cao, cảnh giác và quá tin tưởng mù quáng vào bản chất của kẻ thù. Khi thấy Triệu Đà đem quân sang đánh lần hai, vẫn điềm nhiên đánh cờ vì quá in tưởng, và thiếu cảnh giác vào sự mưu mô nhâm hiểu của kẻ thù. Ông đã không nhận ra được bản chất thâm độc, cố hữu và tham vọng, dã tâm của những kẻ xâm lược nên vẫn còn ngoan cố mà không hề đề phòng hay sáng suốt phân tích tình hình. Qua sự sai lầm và sự tin tưởng mù quáng ấy Của An Dương Vương cha ông ta muốn gửi gắm đến con cháu đời sau bài học về việc giữ nước, về sự tin tưởng, sáng suốt đặc biệt là những nhà lãnh đạo. Đó là nỗi đau mát nước sâu sắc để lại nhiều bài học đớn đau cho dân tộc, nhắc nhở nhân dân ta bài học về việc giữ nước mà cho đến tận hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.

Qua hình tượng An Dương Vương, cha ông ta đã gửi gắm những thông điệp triết lí sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước. Đồng Thời gửi gắm khát khao muốn xây dựng một đất nước độc lập, tự cường, hùng manh.
0