21/02/2018, 08:32

[Văn học 12] – Đôi nét về đoạn trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm

Đôi nét về đoạn trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm “Chương V là một chương lớn . Tôi viết chương này trong những ngày mưa triền miên sau Tết. Đó là thời kì máy bay Mĩ đánh phá dữ dội. B52 giội liên tục, làm cho ...

Đôi nét về đoạn trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm

“Chương V là một chương lớn . Tôi viết chương này trong những ngày mưa triền miên sau Tết. Đó là thời kì máy bay Mĩ đánh phá dữ dội. B52 giội liên tục, làm cho mọi thứ tối tăm mù mịt. Chúng tôi ngồi trong hầm và viết, cảm xúc được cộng hưởng bởi tiếng bom nổ, bởi khói bom và mưa rừng. Có khi viết xong, một trận bom làm cho bản thảo bay tung tóe, lượm lại trang còn trang mất, lại ngồi viết tiếp. Tôi viết rất nhanh, như cảm xúc đã dồn tụ một cách mãnh liệt giờ chỉ có việc tuôn chảy ra thôi. Tôi viết về những điều giản dị của chính tôi, về tuổi trẻ và các bạn bè đang tranh đấu ở trong thành phố. Nên nhân vật của tôi là anh và em. Đó là lời đằm thắm của một người con trai nói với một người con gái. Chúng tôi, mỗi người có một số phận khác nhau nhưng đều gắn kết trong một số phận chung là số phận đất nước. Đất nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại, của những anh hùng, nhưng với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân” (NGUYỄN KHOA ĐIỀM)

Đôi nét về đoạn trích “Đất Nước” - Nguyễn Khoa ĐiềmĐôi nét về đoạn trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm
  1. Tác phầm: Trường ca “Mặt đường khát vọng”:

Hoàn cảnh sáng tác: 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bước vào giai đoạn cam go, khốc liệt, tại chiến trường Bình – Trị – Thiên khó lửa ngút trời, trong tiếng bom gào, đàn réo, rung trời chuyển đất, Nguyễn Khoa Điềm đã viết Trường ca “Mặt đường khát vọng”, viết như chạy đua với bom đạn

Nội dung: Trường ca về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đo thị vùng tạm chiếm miền nam về non sông, đất nước, về giã tâm xâm lược của kẻ thù, về sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh, hòa nhịp cùng cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.

  1. Đoạn trích: Đất Nước

Vị trí: trường ca “Mặt đường khát vọng” gồm 9 chương, đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương 5, là một trong những đoạn thơ hay nhất về đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.

Ý tưởng sáng tác: Chia sẻ về ý tưởng sáng tác “Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm đã nói: “Đất Nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại, của những anh hùng nhưng với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân”. “Tôi cố gắng thể hiện hình ảnh Đất Nước giản dị, gần gũi nhất. Đó là cách để đi vào lòng người đồng thời là cách tôi đi con đường của riêng tôi, không lặp lại người khác”

Bố cục:

– Phần I: ( câu 1 – câu 42): Cách định nghĩa mới lạ của nhà thơ về Đất Nước. Qua cách định nghĩa đầy sáng tạo ấy, Đất Nước hiện lên vừa gần gũi thân thuộc vừa rất đỗi thiêng liêng, sâu xa.

– Phần II: ( còn lại): Tập trung làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của nhân dân. Dưới ánh sáng của tư tưởng, tác giả đã có những phát hiện mới mẻ về địa lí, lịch sử, văn hóa,…

Đôi nét về đoạn trích “Đất Nước” - Nguyễn Khoa ĐiềmĐôi nét về đoạn trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm

Đề tài: Cảm hứng về đất nước, dân tộc là một trong những nguồn cảm hứng rộng lớn và lâu bền nhất của văn học Việt Nam qua mọi thời kì lịch sử. Văn học giai đoạn 1945 – 1975 đã tiếp nối mạch cảm hứng ấy và phát triển nó ngày một phong phú , sâu rộng , mang đậm tinh thần thời đại . trở thành cảm hứng bao trùm. Nhiều tác phẩm. ngay từ tên gọi đã tập trung thể hiện cám hứng này: Đất nước đứng lên, Rừng xà nu (Nguyên Ngọc). Hòn Đất, Đất (Anh Đức), Vùng trời (Hữu Mai). Việt Bắc, Nước non ngàn dặm (Tố Hữu), Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh). Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Đất ngoại ô (Nguyễn Khoa Điềm)… (sưu tầm)

Nguồn: 

0