21/02/2018, 08:32

[Văn học 11] Lời đề từ trong bài thơ “Tràng giang” – Huy Cận

Lời đề từ trong bài thơ “Tràng giang” – Huy Cận Lời đề từ tựa như phần trích dẫn ngắn gọn được đặt vào đầu tác phẩm nhằm thâu tóm và gợi mở cho nội dung của toàn bài. Câu đề thường thể hiện những điều tâm đắc của người ...

 Lời đề từ trong bài thơ “Tràng giang” – Huy Cận

Lời đề từ tựa như phần trích dẫn ngắn gọn được đặt vào đầu tác phẩm nhằm thâu tóm và gợi mở cho nội dung của toàn bài. Câu đề thường thể hiện những điều tâm đắc của người viết, đồng thời dẫn dắt bạn đọc đi vào thế giới của những dòng thơ một cách nhẹ nhàng hơn. Hơn thế, lời đề từ còn bổ sung thêm cho nội dung và cảm xúc của tác phẩm, góp phần làm sinh động hơn hồn thơ và mạch thơ. Đối với bài thơ “Tràng giang” cũng vậy, nhờ có lời đề từ mà ta hiểu sâu hơn những suy nghĩ của Huy Cận khi sáng tác tác phẩm này.

Bài thơ “Tràng giang” được viết vào mùa thu năm 1939, lấy cảm xúc từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước. Khi đất nước vẫn đang chìm trong những khổ đau mà thực dân Pháp gây nên, hình ảnh dòng sông trong tiết trời thu càng làm con người thêm sầu não. Một lời đề từ tưởng như nhãn tự cho cả tập “Lửa thiêng”: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đã tạo nên những giá trị, ấn tượng khó phai trong lòng bạn đọc.

Dẫn người đọc vào một thế giới mênh mang sóng nước, lời đề từ trong bài thơ “Tràng giang” gợi lên toàn bộ chủ đề của tác phẩm – viết về cảnh dòng sông Hồng bao la. “Bâng khuâng”, ấy chính là nỗi lòng tác giả khi bắt đầu đặt bút, là thi hứng của một nhà thơ. Người xưa vẫn nói, điều quan trọng nhất của văn chương chính là tâm hồn nghệ sĩ. Hay Lê Quý Đôn cũng từng nhắc “thơ phát ngôn từ lòng người ta”. Thứ cảm giác bâng khuâng ấy liệu chỉ có còn là lòng tác giả hay đã được Huy Cận phóng bút tạo nên những điều mới lạ? Từ “bâng khuâng” được đặt đầu câu có lẽ chính là nỗi lòng của “trời rộng” – lòng của một nam nhi trong công cuộc kháng chiến. “Trời rộng” nhớ “sông dài”, phải chăng đó chỉ là một nỗi buồn man mác trong tiết trời thu? Tiếng lòng của Huy Cận được toát lên chỉ qua một lời đề từ, thứ tiếng mà chẳng ai nghe, chẳng ai thấu, cũng khó lòng mà giãi bày cùng ai được. Gửi tâm sự cho trời rộng để rồi nhớ đến sông dài, tác giả mở ra trong mắt bạn đọc không chỉ là một thế giới nước mênh mông.

Trước những áp bức mà thực dân Pháp gây nên, lòng nhà thơ như có nhiều ngã rẽ. Ông muốn tìm cho mình một con đường đúng đắn nhưng vẫn chưa biết nên chọn ra sao. Sông mênh mang mở ra trước mắt, dòng sông của quê hương, dòng sông của dân tộc, con sông Hồng thắm vị phù sa. Kiếp người quá bé nhỏ khi đứng trước trời đất bao la như thế, lòng Huy Cận đầy ắp những sầu lo.

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Gợi mở ra cả không gian mênh mang, gợi mở ra cả nỗi nhớ nhà đau đáu, gợi mở ra cả bóng dáng con người bé nhỏ, gợi mở ra cả những ngã rẽ không tên,… Lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đã bao quát tất cả nội dung của trang viết cũng như dệt nên những tiếng lòng. Sóng đời không ngừng lại cũng như từng lớp mây cao che khuất nơi đỉnh núi. Người thanh niên trẻ cần một nguồn sáng mới để giúp ích cho dân tộc.

Từ khóa: Lời đề từ trong bài thơ Tràng Giang, phân tích lời đề bài thơ Trang Giang,

Nguồn: 

0