Tác giả Tố Hữu – Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
Tác giả Tố Hữu – Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng Cộng sản: – Ở Tố Hữu, tư cách thi sĩ và chiến sĩ, nhà thơ và nhà Cộng sản thống nhất làm một. Với ông, làm thơ trước hết là để phục vụ cho lí ...
Tác giả Tố Hữu – Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng Cộng sản:
– Ở Tố Hữu, tư cách thi sĩ và chiến sĩ, nhà thơ và nhà Cộng sản thống nhất làm một. Với ông, làm thơ trước hết là để phục vụ cho lí tưởng Cộng sản của Đảng. Khi chưa giác ngộ lí tưởng Cộng sản, Tố Hữu từng “Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, từng “Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước”. Khi giác ngộ lí tưởng, nhà thơ thấy tâm hồn mình như được hồi sinh và nhà thơ toàn tâm, toàn ý hiến dâng cuộc đời, tâm hồn mình cho lí tưởng Cộng sản.
– Khi bắt gặp lí tưởng cộng sản cũng là khi Tố Hữu tìm thấy nguồn thơ của cuộc đời mình. Con đường thơ của Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh Cách mạng, gắn liền với lí tưởng Cộng sản. Ở thơ Tố Hữu, từ trước về sau, dù đề tài nội dung, cảm hứng có đa dạng đến đâu, thì vẫn luôn lấy lí tưởng Cộng sản, lấy quan điểm chính trị làm hệ quy chiếu cho cách nhìn nhận và xúc cảm về mọi phương diện, mọi hiện tượng của đời sống, kể cả đời sống riêng tư.
– Đúng như Chế Lan Viên nhận xét: Với Tố Hữu “tả tình hay tả cảnh, kể chuyện mình hay kể chuyện người, viết về các vấn đề lớn, hay về sự việc nhỏ(…) là để nói cho được cái lí tương Cộng sản ấy thôi”.
Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu- Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị Việt Nam.
– Nhà thơ Xuân Diệu từng khẳng định: Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trinh độ là thơ rất đỗi trững tình. Điều ấy có nghĩa là thơ Tố Hữu có tính chất trữ tình, chính trị, có sự giao duyên kết hợp giữa chất chính trị và tính trữ tình của thơ ca. Là một chiến sĩ – thi sĩ, Tố Hữu làm thơ trước là để phục vụ sự nghiệp cách mạng, để nói “lí tưởng cộng sản”, để tuyên truyền chính trị.
– Nhưng là một thi sĩ luôn phải lòng đất nước, nhân dân mình nên Tố Hữu viết về đất nước, về nhân dân, về cách mạng, về lí tưởng, về trái tim trần bằng tình cảm háo húc, mê say. Tố Hữu nói với đất nước, nhân dân mà như tâm sự với người đàn bà mình yêu.
– Trước Tố Hữu, thơ trữ tình chính trị Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu với các sáng tác của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Tất Đắc… Tố Hữu đã kế tục truyền thống ấy đồng thời đổi mới nó trên cơ sở vận dụng những thành tựu hiện đại hoá của thơ ca đương thời, mở ra một khuynh hướng lớn có vị trí chủ đạo trong mấy chục năm của nền thơ Việt nam hiện đại.
=> Vì thế nói mọi sự kiện của đời sống cách mạng thông qua trái tim của Tố Hữu đều trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự. Tố Hữu đã thơ hóa vấn đề chính trị vốn khô han cứng nhắc.
– Sự kết hợp nhuẩn nhuyễn giữa nội dung chính trị và cảm xúc trữ tình đã đưa thơ Tố Hữu lên đến đỉnh cao nhất của thơ trữ tình chính trị trong văn học Việt Nam hiện đại. Đây cũng là đóng góp nổi bật độc đáo của ngọi bút thơ Tố Hữu cho thơ ca kháng chiến.
– Đối với người đọc, sự kết hợp ấy khiến những vấn đề chính trị, cách mạng của dân tộc bỗng trở nên gần gũi, dễ hiểu, giàu cảm xúc, dễ đi vào lòng người, lay động trái tim người đọc. Thơ Tố Hữu là tiếng nói đồng chí, là chuyện đồng điệu
- Thơ Tố Hữu thường có khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
a) Sử thi:
– Sử thi vốn là một thể loại độc đáo một đi không trở lại của văn học dân gian.
– Nền văn học hiện đại không còn thể loại sử thi nhưng cái không khí, tính chất hào hùng của sử thi vẫn được người cầm bút mang vào sáng tác tạo nên khuynh hướng sử thi cho các tác phẩm hiện đại.
– Ra đời và phát triển trong không khí cao trào của cách mạng Việt Nam 1945 – 1975 nói chung, thơ Tố Hữu nói riêng mang đậm khuynh hướng sử thi với những đặc điểm nổi bật. Thơ Tố Hữu là tiếng nói của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nổi bật sự kiện, biến cố trọng đại, liên quan đến vận mệnh, quốc gia, dân tộc. Cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử dân tộc, chứ không phải là thế sự đời tư. Nhân vật trung tâm là con người phi thường, anh hùng mang tầm vóc lịch sử, hội tụ tinh hoa, phẩm chất, ý chí của toàn dân tộc. Tố Hữu bày tỏi ngưỡng mộ, ngợi ca những anh hùng “từ chân lí sinh ra, đẹp như ánh mặt trời, rắn hơn sắt thép”. Lời thơ trang trọng, hào sảng, đẹp, tráng lệ, hào hùng
b) Lãng mạn:
– Khuynh hướng sử thi thường đi đôi với cảm hứng lãng mạn.
-Cảm hứng ấy thể hiện niềm tin vào tương lai, niềm tin vào chiến thắng, ở niềm say mê với con đường cách mạng.
– Thơ Tố Hữu thường cất lên thành thơ ca, tiếng hát, khúc ca chiến đấu, chiến thắng
4. Tính dân tộc
– “Một nghệ sĩ chỉ có thể coi là nhà văn mẫu mực của dân tộc nếu tác phẩm của anh ta thấm nhuần tính dân tộc”. Tính dân tộc là một phần độc đáo của tác phẩm văn học với bản sắc văn hóa, giá trị tinh thần của dân tộc
– Kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặặc biệt là thơ ca dân gian và cổ điển, thơ Tố Hũu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung lẫn nghệ thuật
– Chiều sâu tính dân tộc trong thơ Tố Hữu là ở nhạc điệu. Nhà thơ khai thác hiệu quả từ láy, từừ tượng thanh, tượng hình, thanh điệu tạo nên âm điệu trầm bổn nhịp nhàng, dễ ngâm, dễ thuộc
Nguồn: