Làm sao nhận biết bệnh gì qua số lần đi tiểu?
Bàng quang bị bệnh lao hoặc mọc mụn và có kết sỏi sẽ khiến dung lượng của bàng quang giảm ít gây ra đái dắt. Các tổ chức xung quanh bàng quang có khối u (như khối u trên các cơ quan ở khoang chậu: trực tràng, tử cung...) sẽ chèn ép bàng quang, thu nhỏ dung lượng bàng quang gây ra đái dắt. ...
Bàng quang bị bệnh lao hoặc mọc mụn và có kết sỏi sẽ khiến dung lượng của bàng quang giảm ít gây ra đái dắt. Các tổ chức xung quanh bàng quang có khối u (như khối u trên các cơ quan ở khoang chậu: trực tràng, tử cung...) sẽ chèn ép bàng quang, thu nhỏ dung lượng bàng quang gây ra đái dắt.
Người bình thường ban ngày đi tiểu từ 4 - 5 lần, ban đêm từ 0 - 2 lần; lượng nước tiểu mỗi lần khoảng 300 - 500mL Nếu một ngày đi từ 10 lần trở lên, khi nghiêm trọng cứ nửa tiếng đến một tiếng đồng hồ, thậm chí trong mấy phút lại đi tiểu một lần, đó chính là bệnh đái dắt.
Đái dắt có thể là do sinh lý, cũng có thể do bệnh lý gây ra. Do sinh lý như uống nước quá nhiều, thời tiết giá lạnh và ăn nhiều măng lau, các thực phẩm lao quỳnh chi hoặc uống nhiều đồ uống lợi tiểu như hồng trà, cà phê, nước có ga... gây ra đái dắt, đây là hiện tượng bình thường. Do bệnh lý, nguyên nhân thường gặp có mấy loại như sau:
- Bệnh biến ở bàng quang hoặc ở các khí tạng xung quanh bàng quang kích thích vách bàng quang gây ra đái dắt. Bệnh ở bàng quang thường là viêm bàng quang, kế đến là lao bàng quang, sỏi bàng quang, khối u bàng quang; bệnh ở xung quanh bàng quang thường là viêm ống dẫn trứng, viêm khoang chậu, viêm tuyến tiền liệt.
-
- Do tuyến tiền liệt sưng to, niệu đạo hẹp nhỏ,niệu đạo kết sỏi... làm tắc đường chảy của nước tiểu (khiến mỗi lần đi tiểu không thể thải hết nước tiểu ở bàng quang, chỉ cần nước tiểu hơi tăng thêm một chút là lại mót tiểu) gây ra đái dắt.
- Người có tố chất thần kinh, phụ nữ ở thời kỳ hồi xuân, người bị bệnh tâm thần và thần kinh thực vật mất cân bằng cũng bị đái dắt. Đái dắt do thần kinh cứ cách 20 — 30 phút đi tiểu một lần, màu của nước tiểu rất trong,
Ngoài ra, phụ nữ khi có thai do thể chất tử cung ngày một lớn lên và chèn ép bàng quang nên cũng có thể phát sinh hiện tượng đái dắt.
Nguyên nhân của bệnh đái dắt rõ ràng là rất nhiều, cần phải phân tích kiểm tra tỉ mỉ để tránh chẩn đoán nhầm.