[Văn 11] Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi trời nhá nhem tối trong truyện ngắn của “Hai đứa trẻ”
Đề bài: Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi trời nhá nhem tối trong truyện ngắn của “Hai đứa trẻ” Xem thêm các bài văn hay của truyện ngắn Hai đứa trẻ: Đề bài: Đề bài: Đề bài: Đề bài: Đề ...
Đề bài: Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi trời nhá nhem tối trong truyện ngắn của “Hai đứa trẻ”
Xem thêm các bài văn hay của truyện ngắn Hai đứa trẻ:
- Đề bài:
- Đề bài:
- Đề bài:
- Đề bài:
- Đề bài:
Bài làm:
Thạch Lam (1910 – 1942) là một cây bút truyện ngắn tài hoa trong văn học Việt Nam hiện đại, là một nhà văn có biệt tài hướng ngòi bút vào thế giới nội tâm của nhân vật. Đặc biệt, đạt chân vào những trang văn của thiên truyện “truyện không có truyện” “Hai đứa trẻ”, ngươi đọc như được đắm vào thế giới của cô bé Liên với những xúc cảm mong manh, tinh tế mà giàu chất nhân văn. Nét nổi bật trong dòng tâm trạng của Liên là nỗi u buồn xót xa thương cảm, niềm tiếc nuối quá khứ và sự mong đợi đổi thay tươi sáng
Chiều tàn, hoàng hôn buông xuống, bóng tối ngập dần đầy và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của Liên. Thật mơ hồ, mong manh nhưng Liên thấy buồn man mác. Nỗi buồn vu vơ của Liên có nét gì đó thật giống với nỗi buồn của các nhà thơ mới mà thi sĩ Xuân Diệu chân thành thổ lộ:
Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn
Sự gặp gỡ của Liên với các thi sĩ mới chính là sự gặp gỡ đồng điệu của những tâm hồn nhạy cảm, phong phú.
Trước chiều tàn, lòng Liên buồn man mác, trái tim cô bé rung lên bao nhịp đập yêu thương xót xa. Nhìn những đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ lầm lũi, bới rác, Liên động lòng thương dù cuộc sống của Liên chẳng khá khẩm hơn là mấy. Càng xót xa hơn khi nhìn lũ trẻ cơ cực kiếm sống trong vô vọng vì chính chị cũng không có tiền cho chúng nó. Với mẹ con chị Tí, Liên cũng dành yêu thương trìu mến. Dõi theo cảnh mẹ con chị Tí, Liên không nén được tiếng thở dài ngao ngán mà đầy xót xa, thương cảm. Rồi Liên miên man suy nghĩ day dứt tự hỏi lòng mình đêm nào mẹ con chị Tí cũng cặm cụi dọn hàng thế này thì bán cho ai? Kiếm được bao nhiêu? Liệu có đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Biết rằng, dù chả kiếm được bao nhiêu nhưng hôm nào mẹ con chị Tí cũng phải dọn hàng từ chập tối cho đến đêm khuya. Lặng đi theo nỗi xót thương mẹ con chị Tí, Liên quên mất cả việc dọn hàng theo lời mẹ dặn.
Không chỉ chị Tí, mà với mỗi kiếp người tàn, trái tim Liên rung lên những cung bậc thương cảm khác nhau. Mỗi lần bà cụ Thi đến của hàng Liên mua rượu là một lần cô bé day dứt xót xa. Khi bà cụ lảo đảo bước ra ngoài, hai chị em đứng sững nhìn theo bà cụ đi lần vào bóng tối. Hình ảnh bác Sẩm, bác Siêu trong mắt Liên cũng hết sức trìu mến, yêu thương. Hơn ai hết, Liên tháu hiểu nguy cơ đáng sợ đang đe dọa gánh hàng của bác Siêu và cuộc sống cơ cực, cay đắng của bác Sẩm. Càng u buồn, xót xa cho những mảnh đời của phố huyện nghèo bao nhiêu, Liên càng tiếc nuối quá khứ báy nhiêu. Và cũng như mọi cư dân phố huyện, Liên luôn khao khát sự đổi thay, luôn mong chờ cái gì đó tươi sáng mới mẻ xua tan đêm đen, lụi tàn của phố huyện.
Trôi theo dòng tâm trạng của Liên, ta có thể thấy phải là một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn, Liên mới có những cảm xúc chân thành thiết tha đến vậy. Hình ảnh cô bé Liên làm ta chợt nhớ tới cậu bé Sơn trong truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”. Hình như tâm hồn trong trang văn của Thạch Lam luôn chan chứa tình yêu thương, nhất là tình yêu thương giữa con người với con người. Có thể nói tâm hồn của trẻ thơ trong sáng tác của Thạch Lam chính là những đốm sáng lung linh, vượt lên thách thức của cách mạng thời bấy giờ. Và xét đến cùng, để có được trang văn ồng ấm yêu thương như vậy thì tâm hồn của nhà văn phải chứ chan tình nhân hậu bởi Liên, An hay Sơn đều là một mảnh tâm hồn của Thạch Lam.
Thấu hiểu tâm trạng của cô bé Liên, ta mới thấy, lời nhận định của Thế Lữ thật sâu sắc “ Sự thật, tâm hồn Thạch Lam diễn ra trong văn chương thật phức tạp, nhiều hình, nhiều vẻ nhưng bao giờ cũng đằm thắm nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín tình thương”, Quả thật có thể thấy, nếu Thạch Lam không phải là một con người dào dạt tình yêu thương thì chắc chắn sẽ không thể có những trang truyện ngắn hay và đặc sắc đến thế. Cùng với quan niệm “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”, Thạch Lam thực sự đã hoàn thành sứ mệnh của một nhà văn chân chính khi khơi gợi được tình yêu thương giữa con người với con người nơi người đọc.