Phân tích bức tranh phố huyện lúc trời nhá nhem tối trong tác phẩm ” Hai đứa trẻ “
Đề bài: Phân tích bức tranh phố huyện lúc trời nhá nhem tối trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” Xem thêm các bài văn hay của truyện ngắn Hai đứa trẻ: Đề bài: Đề bài: Đề bài: Đề bài: Đề bài: ...
Đề bài: Phân tích bức tranh phố huyện lúc trời nhá nhem tối trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”
Xem thêm các bài văn hay của truyện ngắn Hai đứa trẻ:
- Đề bài:
- Đề bài:
- Đề bài:
- Đề bài:
- Đề bài:
Bài làm:
Có ai đọc truyện ngắn của Thạch Lam mà lại quên được hình ảnh cô hàng xén đẹp người đẹp nết, tần tảo, chịu khó? Có ai mà lại quên được hương thơm hoàng lan của cuộc sống bình dị ? Và có ai mà lại quên được nét vẽ giản dị mà tinh tế của ông, quên được khát vọng của những mầm cây muốn vươn ra ánh sáng? Bỗng một cơn gió mùa hạ thoảng qua mát lạnh và êm như nhung, tôi ngỡ đang trên chuyến tàu của Thạch Lam, chuyến tàu đến với trang sách giàu cảm xúc của “Hai đứa trẻ”.
Bất cứ ai từng đọc những thiên truyện của Thạch Lam, đều không khỏi ấn tượng bởi những trang viết về bóng tối như “Tối ba mươi”, “Cô hàng xén”,… nhưng có lẽ chỉ khi đến với “Hai đứa trẻ”, bóng tối đêm đen mới hiện ra với đủ hình hài, cung bậc của nó. Trời nhá nhem tối, trời đã bắt đầu đêm. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. Giữa bóng tối dày đặc âm u, mênh mông thăm thẳm không phải không có những nguồn sáng nhưng những nguồn sáng ấy nhỏ nhoi, mờ nhạt, yếu ớt. Trong các cửa hàng còn thức chỉ hé ra một khỏang ánh sáng. Những con đom đóm bay là là mặt đất để lại những vệt sáng nhỏ. Nhìn từ xa, cái bếp lửa của bác Siêu chỉ là chấm lửa nhỏ, lúc ẩn, lúc hiện. Ánh sáng chỉ là quầng, là khe, là chấm, là vệt và cuối cùng là hột sáng. Ánh sáng chỉ trực tắt đi, càng khơi sâu trong tâm hồn người đọc, càng bật lên cái không cùng thăm thẳm của bóng tối. Trong văn học, không ít những nhà văn tương quan đối lập bóng tối với ánh sáng nhưng hiếm có trăng viết nào bóng tối hiện lên rõ nét như trong “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Đặc biệt không phải ngẫu nhiên hình ảnh ngọn đèn leo lét của chị Tý được trở đi trở lại năm lần trong truyện, Ngọn đèn leo lét của chị Tý đã trở thành biểu tượng cho những kiếp sống lay lắt, nhỏ nhoi của những người cùng khổ trong đêm đen mênh mông của cuộc đời
Điển hình trong kiếp sống lay lắt, ngoi ngóp của phố huyện này trước hết phải kể đến mẹ con chị Tí. “Ngày lặn lội mò cua bắt ốc, đêm lầm lũ dọn hàng nước nơi góc phố huyện nghèo. Gánh hàng của chị chỉ vài thứ đồ lặt vặt, sơ sài…Tất cả cái của hàng mà hai mẹ con dọn ra vẫn nhẹ tênh tênh”. Khách hàng của chị toàn những người làm thuê dưới đáy xã hội, vừa làm thuê, làm mướn hoặc đi ở. Dẫu chả kiếm được bao nhiêu nhưng hôm nào, hai mẹ con vẫn dọn hàng từ chấp tối tới đêm khuya. Hình ảng chị Tí phe phẩy cành chuối khô, đuổi ruồi bó trên mấy thức hàng mòn mỏi chờ mong những khách hàng quen trong vô vọng gieo vào lòng người một nỗi buồn không sao tả siết. Đọc đến đây, người đọc bỗng đặt ra câu hỏi “Mẹ con chị Tí đang sống đó ư?”. Có lẽ không phải, đó đâu phải là sống, đó chỉ là sự cầm cự với sự sống, cầm cự trong vô vọng. So mới mẹ con chị Tí, gánh hàng phở của bác Siêu có phần khá khẩm hơn nhưng lại đứng trước nguy cơ phá sản bởi lẽ, trong phố huyện nghèo này, phở là một thức quà xa xỉ. Cuộc sống của chị Tí, bác Siêu đã cơ cực là vậy, nhưng tận cùng của sự khốn cùng là gia đình bác Sẩm. Gia tài chỉ vẻn vẹn một manh chiếu, một thau sắt trắng méo mó, cây đàn bầu cũ kĩ, bác sống bằng nghề hát rong. Một cư dân đặc biệt của phố huyện nghèo mà ta không thể không nói đến, một bà già điên ngày nào cũng đến của hàng Liên mua rượu. Mua rượu xong, ngay tại của hàng của Liên, bà cụ uống một hơi cạn sạch. Cách bà cụ uống thật là lùng. Uống như bõ hờn, bõ tức, uống để nhấn chìm sầu tủi đắng cay. Có ý kiến cho rằng hình ảnh bà cụ Thi là hệ qua đau đớn, tất yếu của cuộc sống tàn lụi, tăm tối, mỏi mòn nơi phố huyện. Hình ảnh bà cụ Thi vừa gợi một cái gì đó thuộc về quá khứ, vừa dóng lên một cái gì ở trong tương lai. Nhìn vào cuộc sống từng cư dân nơi phố ta thật thấy cảm động mà xót xa.
Không giống như những nhà văn cùng thời thường hay miêu tả nhân vật đặt trong hoành cảnh điển hình, Thạch Lam hay đặt nhân vật của mình trong một khoảng khắc nào đó. Có lẽ đây là “cái tạng riêng” của Thạch Lam như nhà văn Nguyễn Tuân đã nói “Tôi quan niệm đã viết văn phải cố viết cho hay và viết đúng cái tạng riêng của mình Văn chương cần có sự độc đáo hơn trong bất kỳ lĩnh vực khác”. Đến với “Hai đứa trẻ”, ta có thể thấy dù chỉ miêu tả bức tranh phố huyện lúc trời nhá nhem tối trong một lát cắt thời gian rất ngắn: từ chiều muộn đến đem khuya nhưng bằng ngòi bút tài hoa, Thạch Lam đã gợi lên được nhịp sống đơn điệu, triền miên ở nói này. Phố huyện này chẳng khác nào một vũng tù đọng, một miền đất chết. Dõi theo nhịp sống nơi phố huyện nghèo, người đọc chợt nhớ đến những câu thơ trong bài thơ quẩn quanh của Huy Cận – nhà thơ ảo não nhất trong phong trào thơ mới:
Quanh quẩn mãi cũng vài ba dáng điệu
Tới hay lui cũng chưa thấy mặt người
Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười
Môi nhắc lại vẫn ngần ấy chuyện
Bằng ngòi bút tài hoa mà tinh tế, mộc mạc mà giản dị, bằng cái nhìn trìu mến, yêu thương, Thạch Lam đã dựng nên bức tranh chân thực đầy xúc cảm về cuộc sống đói nghèo tăm tối nơi phố huyện. Qua đó, ta đã thấy được tấm lòng nhân hậu và tràn đầy tình yêu của ông. Đồng thời, ông cũng thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng kiếp người nhỏ bé, tâm hồn trẻ thơ trong sáng.Dù ra đời cách đây nhiều năm, nhưng ngày nay đọc “Hai đứa trẻ” ta vẫn thầy đầy đủ “cái dự vị và nhã thú của một tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học”(Nguyễn Tuân)