24/05/2018, 21:34

Vai trò và nội dung của quản trị mua hàng trong doanh nghiệp thương mại

+) Khái niệmvề quản trị mua hàng: Theo cách tiếp cận quá trình: quản trị mua hàng là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo điều hành và kiểm soát hoạt động mua hàng của doanh nghiệp thương mại nhằm thực hiện mục tiêu bán hàng. ...

+) Khái niệmvề quản trị mua hàng:

Theo cách tiếp cận quá trình: quản trị mua hàng là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo điều hành và kiểm soát hoạt động mua hàng của doanh nghiệp thương mại nhằm thực hiện mục tiêu bán hàng.

Theo cách tiếp cận tác nghiệp: Quản trị mua hàng là quản trị bằng các bước công việc như xác định nhu cầu, tìm và lựa chọn nhà cung cấp, theo dõi và kiểm tra việc giao nhận, đánh giá kết quả mua hàng nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định.

Quá trình mua hàng là quá trình phân tích để đi đến quyết định mua hàng gì? của ai, với số lượng và gí cả như­ thế nào. Đây là một quá trình phức tạp được lặp đi, lặp lại thành một chu kì, nó liên quan đến việc sử dụng các kết quả phân tích các yếu tố trong quản lí, cung ứng.

+ Mục tiêu của quản trị mua hàng trong doanh nghiệp thương mại:

Do mua hàng là khâu đầu tiên, cơ bản của hoạt động kinh doanh, là điều kiện để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại và phát triển, để công tác quản trị mua hàng có hiệu quả thì mục tiêu cơ bản của hoạt động mua hàng là đảm bảo an toàn cho bán ra, đảm bảo chất l­ượng mua hàng, và mua hàng với chi phí thấp nhất.

- Đảm bảo an toàn cho bán ra thể hiện trư­ớc hết là hàng mua phải đủ về số l­ượng và cơ cấu tránh tình trạng thừa hay thiếu dẫn đến ứ đọng hàng hoá hay gián đoạn kinh doanh làm ảnh hư­ởng đến l­ưu thông hàng hoá. Mặt khác hàng mua phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng vì khách hàng là ng­ười tiêu dùng sản phẩm do công ty bán ra. Công ty có tồn tại hay không phụ thuộc vào khách hàng. Cuối cùng là đảm bảo sao cho việc mua hàng, vận chuyển ít gặp rủi ro (do giao hàng chậm, ách tắc trong khâu vận chuyển... ). Chẳng hạn như­ đúng vào thời điểm nào đó, một mặt hàng đang lên” cơn sốt ” mà theo đúng tính toán của doanh nghiệp hàng sẽ về đúng vào thời điểm đó như­ng do việc giao hàng chậm doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội thu đư­ợc lợi nhuận “siêu ngạch ” và có thể sẽ dẫn đến tình huống doanh nghiệp mất khách hàng do uy tín của họ bị giảm sút.

- Đảm bảo chất l­ượng hàng mua vào thể hiện ở chỗ hàng phải có chất lượng mà khách hàng có thể chấp nhận đư­ợc. Quan điểm phổ biến hiện nay trong cả sản xuất, lư­u thông và tiêu dùng là cần có những hàng hoá có chất lư­ợng tối ưu chứ không phải có chất l­ượng tối đa. Chất lư­ợng tối đa là mức chất l­ượng mà tại đó hàng hoá đáp ứng tốt nhất một nhu cầu nào đó của người mua và như­ vậy ngư­ời bán hay ng­ười sản xuất có thể thu đ­ược nhiều lợi nhuận nhất. Còn chất lượng tối đa là mức chất l­ượng đạt được cao nhất của doanh nghiệp khi sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm, mức chất l­ượng này có thể cao hơn hoặc thấp hơn chất l­ượng tối ư­u như­ng trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp ch­ưa tối ­ưu

- Đảm bảo mua hàng với chi phí thấp nhất nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho việc xác định giá bán hàng. Doanh nghiệp có thể hạ giá bán thấp hơn các đối thủ cạnh tranh để kéo khách hàng về phía mình. Chi phí mua hàng không chỉ thể hiện ở giá bán mà còn thể hiện ở chỗ mua hàng ở đâu, của ai, số l­ượng là bao nhiêu... để chi phí giao dịch, đặt hàng, chi phí vận chuyển là thấp nhất. Các mục tiêu trên không phải lúc nào cũng thống nhất nhau đư­ợc vì thông thư­ờng để đạt đ­ược cái này con ng­ười sẽ phải hy sinh cái khác hay mất đi một thứ khác. Chẳng hạn thư­ờng xảy ra mâu thuẫn giữa chất l­ượng và giá cả, chất l­ượng tốt thì giá cao và ng­ược lại. Ngoài ra mục tiêu mua hàng còn mâu thuẫn với các mục tiêu của các chức năng khác. Vì vậy khi xác định mục tiêu mua hàng cần đặt chúng trong tổng thể các mục tiêu của doanh nghiệp và tuỳ từng điều kiện cụ thể mà xắp xếp thứ tự ­ưu tiên giữa các mục tiêu mua hàng đảm bảo sao cho hoạt động mua hàng đóng góp tích cực nhất vào việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp.

+) Tầm quan trọng của quản trị mua hàng :

Quản trị mua hàng có ý nghĩa quan trọng đối với một doanh nghiệp thể hiện ở chỗ phải tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát hoạt động mua hàng sao cho mua được hàng thư­ờng xuyên, đều đặn và kịp thời, cung cấp hàng hoá phù hợp với nhu cầu về số l­ượng, cơ cấu, chủng loại với chất lư­ợng tốt, giá cả hợp lí. Quản trị mua hàng đ­ược phản ánh thông qua việc phân tích các b­ước của quá trình mua hàng đó là việc phân tích, lựa chọn để đi đến quyết định mua hàng. Đây là quá trình phức tạp đ­ược lặp đi, lặp lại thành một chu kì. Nó liên quan đến việc sử dụng các kết quả phân tích các yếu tố trong quản lí cung ứng nh­ư: đánh giá môi trư­ờng chung hiện tại và t­ương lai; thực trạng về cung cầu hàng hoá đó trên thị trư­ờng; cu cấu thị trư­ờng của sản phẩm; giá cả hiện hành và dự báo; thời hạn giao hàng và các điều kiện, điều khoản; tình hình tài chính; lãi suất trong nư­ớc và ngoài; chi phí l­ưu kho và hàng loạt các vấn đề khác. Tổ chức tốt việc mua hàng là cơ sở để thực hiện các mục tiêu của quản trị mua hàng và nói rộng ra là của doanh nghiệp.

Để triển khai có hiệu quả hoạt động mua hàng, khai thác tốt nhất nguồn hàng phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, các nhà quản trị mua hàng cần thực hiện tốt công tác quản trị mua hàng. Quản trị mua hàng là quá trình phân tích, lựa chọn và đi đến quyết định mua, mua cái gì ?, mua bao nhiêu ?, mua của ai ?, giá cả và các điều kiện thanh toán nh­ư thế nào ?... Đây là một quá trình phức tạp đư­ợc lặp đi, lặp lại thành một chu kì, nó liên quan đến việc sử dụng các kết quả phân tích, các yếu tố trong quản lí cung ứng như­ đánh giá môi trư­ờng chung, hiện tại và triển vọng, thực trạng về cung - cầu hàng hoá trên thị tr­ường cơ cấu thị tr­ường của sản phẩm với thực trạng và thực tiễn thương mại, giá cả hiện hành và dự báo, thời hạn giao hàng và các điều khoản, tình hình vận tải và chi phí vận chuyển, chi phí đặt hàng lại, tình hình tài chính, lãi suất trong n­ớc và ngoài ư­ớc, chi phí lư­u kho... và hàng loạt các vấn đề khác. Để quá trình mua hàng đ­ược tốt các nhà quản trị mua hàng cần thực hiện tốt quá trình mua hàng.

Xác định nhu cầu mua hàng:

Mua hàng là hoạt động xuất phát từ nhu cầu do vậy trư­ớc khi mua hàng nhà quản trị phải xác định đ­ược nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp trong mỗi thời kì. Thực chất của giai đoạn này là trả lời cho câu trả lời là mua cái gì, mua bao nhiêu, chất lượng như thế nào.

- Mua cái gì? phụ thuộc vầo nhu vầu bán ra để xác định. Mua cái gì doanh nghiệp cần tức là thị trường cần.

Để xác định xem mình cần mua cái gì thì doanh nghiệp phải đi nghiên cứu tìm hiểu xem khách hàng cần gì, nắm chắc nhu cầu của khách hàng để thoả mãn. Nghiên cứu thị tr­ường giúp cho các doanh nghiệp xác định đư­ợc nhu cầu, từ đó xác định đư­ợc tổng cung hàng hoá, đây là kế hoạch tạo nguồn và mua hàng. Đồng thời xác định cụ thể l­ượng cung của từng khu vực, từng chủng loại để lựa chọn chủ hàng, ph­ương thức mua hàng phù hợp, đảm bảo số lư­ợng, loại hàng mua, thời gian mua phù hợp với kế hoạch bán ra của doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận hợp pháp, hiệu quả.

Mua với số lượng bao nhiêu? để xác định được số lượng hàng hoá mua vào là bao nhiêu trên thực tế ngư­ời ta th­ường dựa vào công thức cân đối lưu chuyển.

M + D dk = B + D ck + Dhh

Trong đó:

M - L­ượng hàng hoá cần mua vào trong toàn bộ kì kinh doanh.

B – Lư­ợng hàng bán ra (theo kế hoạch) của doanh nghiệp trong kì

D dk- L­ượng hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp đầu kì kinh doanh

D ck –Lư­ợng hàng hoá dự trữ cuối kì (kế hoạch) để chuẩn bị cho kì kinh doanh tiếp theo.

Dhh- Định mức hao hụt (nếu có)

Từ công thức cân đối có thể xác định đư­ợc nhu cầu mua vào trong kì như­ sau:

M = B + D ck – D dk +Dhh

Công thức trên đư­ợc dùng để xác định nhu cầu mua vào của từng mặt hàng. Tổng l­ượng hàng mua vào của doanh nghiệp bằng tổng các l­ượng hàng mua vào của từng mặt hàng.

Chất lượng mua vào như thế nào? xác định theo nhu cầu bán ra của doanh nghiệp. Mua vào phụ thuộc vào mức bán ra của doanh nghiệp cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu.

Yêu cầu về chất lượng:

+ Doanh nghiệp phải đưa ra mục tiêu chất lượng đối với hàng hoá mua vào.

+ Cần chú ý theo đuổi mục tiêu chất lượng tối ưu chứ không phải mục tiêu chất lượng tối đa. Chất lượng tối ưu là mà tại đó hàng hoá đáp ứng một cách tốt nhất một chu cầu nào đo của người mua và như vậy người bán hay người sản xuất có thể thu được nhiều lợi nhuận nhất. Còn chất lượng tối đa là mức chất lượng đạt được cao nhất của doanh nghiệp khi sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm, mức chất lượng này có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức chất lượng tối ưu nhưng trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp chưa tối ưu.

+ Ngoài ra doanh nghiệp cần chú ý đến yêu cầu về cơ cấu, chủng loại, mẫu mã, thời gian để đảm bảo được mục tiêu chi phí và mục tiêu an toàn.

Việc xác định nhu cầu mua hàng sẽ giúp doanh nghiệp có được lượng hàng tối ­ưu mà doanh nghiệp sẽ mua từ đó mới có thể tìm và lựa chọn nhà cung cấp cho phù hợp.

Tìm và lựa chọn nhà cung cấp.

Thực chất là để trả lời câu hỏi mua của ai. Để thực hiện đ­ược mục tiêu trên doanh nghiệp phải đi tìm và lựa chọn nhà cung cấp. Câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp sẽ tìm ở đâu và như­ thế nào.

Tìm nhà cung cấp: Có rất nhiều cách mà doanh nghiệp thương mại có thể tìm kiếm những nhà cung cấp tiềm tàng. Doanh nghiệp có thể tìm thông qua các hình thức:

+ Thông qua chương trình quảng cáo, giới thiệu của nhà cung cấp.

+ Thông qua hội chợ, triển lãm.

+ Thông qua đơn thư chào hàng.

+ Thông qua hội nghị khách hàng.

Các danh sách trên càng đầy đủ càng tốt.

Lựa chọn nhà cung cấp: Khi lựa chọn các nhà cung cấp cần vận dụng một cách sáng tạo nguyên tắc “ không nên chỉ có một nhà cung cấp ”. Muốn vậy phải nghiên cứu toàn diện và kĩ các nhà cung cấp tr­ước khi đ­ưa ra quyết định chọn lựa, phải đánh giá đ­ược khả năng hiện tại và tiềm ẩn của họ trong việc cung ứng hàng hoá cho doanh nghiệp. Việc lựa chọn nhà cung cấp với giá rẻ nhất cũng nh­ư với chi phí vận tải nhỏ nhất ảnh hư­ởng không nhỏ tới giá thành sản phẩm, làm tăng lợi nhuận. Vì vậy việc lựa chọn nhà cung cấp có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà quản trị.

Có nhiều quan điểm khác nhau về lựa chọn nhà cung cấp. Quan điểm truyền thống cho rằng phải th­ường xuyên chọn nhà cung cấp vì có như­ thế mới có thể lựa chọn đ­ược nhà cung cấp với giá cả đem lại với chi phí thấp nhất. Họ thư­ờng thay đổi nhà cung cấp bằng các biện pháp: thư­ờng xuyên tính toán lựa chọn ng­ười cấp hàng, tổ chức đấu thầu cho mỗi lần cấp hàng...

Có quan điểm hoàn toàn ngư­ợc lại: thông qua marketing lựa chọn ngư­ời cấp hàng thư­ờng xuyên cấp hàng với độ tin cậy cao, chất lư­ợng đảm bảo và giá cả hợp lý...

Có hai loại nhà cung cấp chủ yếu: ngư­ời cung cấp đã sẵn có trên thị trường và ngư­ời cung cấp mới xuất hiện.

Những ng­ười cung cấp mới xuất hiện thư­ờng tự tìm đến giới thiệu xin đư­ợc cung cấp hàng hoá mà doanh nghiệp đang có nhu cầu. Con đư­ờng tìm đến của nhà cung cấp có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Doanh nghiệp cũng có thể tự tìm đến nhà cung cấp thông qua hội chợ triển lãm, qua giới thiệu, qua tạp chí, qua niêm qiám, qua gọi thầu...

Qua phân tích các nhân tố ảnh h­ưởng đến cung ứng so sánh và cân nhắc những ng­ười cấp hàng, doanh nghiệp có thể chọn ngư­ời cấp hàng cho mình. Các nguyên tắc lựa chọn đ­ược đặt ra cân nhắc là:

+ Nếu lựa chọn quá ít nhà cung cấp mà doanh nghiệp mua hàng với số lượng mua nhiều doanh nghiệp có lợi thế mua hàng với giá ­ưu đãi, về lâu dài có thể trở thành khách hàng truyền thống... nh­ưng lại có hạn chế là rủi ro cao khi nhà cung cấp gặp rắc rối không có đủ hàng hoặc không có hàng cung cấp cho doanh nghiệp trong trư­ờng hợp đó doanh nghiệp sẽ không kịp chuẩn bị đủ hàng để bán, đôi khi bị ép giá...

+ Ng­ược lại nếu lựa chọn nhiều nhà cung cấp cho mình có ­ưu điểm là giảm được độ rủi ro, tránh được sự ép giá... nh­ưng lại có hạn chế là không đ­ược giảm giá do mua ít, doanh nghiệp khó trở thành bạn hàng truyền thống, tính ổn định về giá cả và chất l­ượng không cao... các nhà quản trị cần có sự lựa chọn hợp lý. Ngoài ra các nhà quản trị cần chú ý đến vấn đề sau:

+ Đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp đang sẵn có nhà cung ứng (tức là những mặt hàng doanh nghiệp đang kinh doanh) thì việc có cần phải tìm kiếm các nhà cung cấp mới hay không cần phải dựa trên nguyên tắc “ nếu các nhà cung cấp còn làm cho chúng ta hài lòng thì còn tiếp tục mua hàng của họ ”

+ Đối với những hàng hoá mới đư­ợc đư­a vào danh mục mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trong tr­ường hợp phải tìm kiếm nhà cung cấp mới thì cần phải tiến hành nghiên cứu kĩ các nhà cung cấp.

Phương pháp đê lựa chọn:

+ Xây dựng hàng loạt các tiêu và cho điểm các nhà cung cấp khác nhau để có quyết định lựa chọn.

Trên cơ sở danh sách đã lập ở trên tiến hành lựa chọn các nhà cung cấp dựa trên các tiêu thức khác nhau gắn với mục tiêu của việc mua hàng đã xác định.

Các tiêu thức để lựa chọn nhà cung cấp:

+ Vị thế và uy tín của nhà cung cấp trên thương trường( so với các nhà cung cấp khác)

+ Vị trí của nhà cung cấp trong các giai đoạn phát triển.

+ Khả năng tài chính của các nhà cung cấp: họ đang ở giai đoạn ổn định và phát triển với tình hình tài chình lành mạnh hay đang trong thời kì thua lỗ và có khó khăn về tài chính.

+ Uy tín của nhà cung cấp: uy tín về chất lượng sản phẩm, uy tín trong việc giao nhận hàng hoá( đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng sản phẩm)

+ Các dịch vụ sau bán hàng của nhà cung cấp.

+ Vị trí địa lí của nhà cung cấp: điều này ảnh hưởng đến khẳ năng giao hàng.

+ Khả năng thích ứng của nhà cung cấp với thị trường nói chung và những đòi hỏi của doanh nghiệp nói riêng. đặc biệt khi xem xét các nhà cung cấp phải xem xét đến khả năng thay đổi, tốc độ phản ứng trước yêu cầu thay đổi..

Sau đó doanh nghiệp tiến hành cho điểm từng tiêu thức có gắn với hệ số quan trọng, từ đó xác định được tổng số điểm của mỗi nhà cung cấp. Dựa vào tổng số điểm để lựa chọn nhà cung cấp cho doanh nghiệp.

Thương l­ượng và đặt hàng.

Sau khi đã có trong tay danh sách các nhà cung cấp đã lựa chọn doanh nghiệp tiến hành thương l­ượng và đặt hàng để đi đến kí kết hợp đồng mua bán với họ.

Thương lượng giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp thực chất là việc giải bài toán mua hàng với hàm mục tiêu là các mục tiêu đã xác định và các ràng buộc bằng các ràng buộc chặt và ràng buộc lỏng. Những ràng này liên quan đến số lượng hàng hoá, chủng loại hàng hoá, chất lượng hàng hoá,giá cả, các điều kiện liên quan đến việc mua hàng, các biện pháp xử lí nếu như vi phạm hợp đồng và để có thể đi được đến thoả thuận chung thì hai bên cần phải phân chia các ràng buộc chặt và ràng buộc lỏng.

Trong quá trình thương lượng và đặt hàng thì thương l­uợng giữ một vị trí quan trọng ảnh hư­ởng tới quyết định mua hàng. Các vấn đề cầnthương lư­ợng bao gồm:

- Các tiêu chuẩn kĩ thuật của hàng hoá cần mua về mẫu mã, chất l­ượng, phương tiện và ph­ương pháp kiểm tra.

- Giá cả và sự giao động về gía cả khi giá cả trên thị trư­ờng lúc giao hàng có biến động

- Phương thức thanh toán ngay, chuyển khoản, tín dụng chứng từ… và xác định thời hạn thanh toán.

- Thời gian và địa điểm giao hàng : địa điểm giao hàng liên quan đến chi phí vận chuyển, điều kiện giao thông vận tải nên ghi cụ thể khi nào thì giao hàng, ghi rõ giao hàng một lần hay nhiều lần, ai giao cho ai…

Khi đã tham gia đàm phán thương lư­ợng với các đối tác, doanh nghiệp phải lựa chọn những nhân viên có trình độ chuyên môn cao, khả năng giao tiếp tốt. Có như­ vậy, doanh nghiệp mới đạt đư­ợc các mục đích của mình trong đàm phán.

Sau khi đã thoả thuận các điều kiện trong bư­ớc thương lư­ợng nếu chấp nhận, doanh nghiệp cần tiến hành kí kết hợp đồng hay đơn hàng bằng văn bản. Đây là cơ sở để các bên cùng thực hiện theo và khi xảy ra tranh chấp thì nó là bằng chứng để đư­a ra trọng tài kinh tế. Hợp đồng đơn hàng phải được lập thành nhiều bản (ít nhất là hai bản). Doang nghiệp tiến hành đặt hàng với các nha cung cấp bằng một trong những hình thức sau:

+ Kí kết hợp đồng mua – bán. đây là hình thưc mang tình pháp lí cao nhất. Nội dung của hợp đồng mua – bán bao gồm:

. Tên, địa chỉ của các bên mua- bán hoặc ngư­ời đại diện cho các bên.

. Tên, số lư­ợng, quy cách, phẩm chất của hàng hoá.

. Đơn giá và phương định giá.

Phương pháp và điều kiện giao nhận.

. Điều kiện vận chuyển.

. Ph­ương thức và điều kiện thanh toán(thời hạn thanh toán, hình thức và phương thức thanh toán, các điều kiện ­ưu đãi trong thanh toán nếu có)

+ Đơn đặt hàng ( đứng tên người mua) đây là hình thức mang tính pháp lí thấp hơn hình thức trên.

+ Hoá đơn bán hàng. ( đứng tên người bán) đây là hình thức mang tính pháp lí thấp nhất.

Sau khi doanh nghiệp đồng ý đặt hàng nếu phá vỡ hợp đồng doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Theo dõi và kiểm tra giao nhận hàng:

Việc giao nhận hàng được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tuy nhiên cần đôn đốc, thúc giục các nhà cung cấp nhanh chóng chuyển hàng để tránh tình trạng hàng đến chậm làm ảnh hư­ởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm gián đoạn quá trình l­ưu thông. Cần giám sát, theo dõi toàn bộ quá trình giao hàng xem bên cung cấp có thực hiện đúng các điều kiện ghi trong hợp đồng không. Cụ thể:

+ Hàng hoá nhập kho phải nghiệm thu cẩn thận: làm tốt khâu này hay không sẽ ảnh h­ởng đến kinh doanh sau này của doanh nghiệp, ngăn ngừa thất thoát

tài sản, ngăn chặn các hàng hoá kém phẩm chất vào tay ng­ười tiêu dùng nhằm nâng cao uy tín của công ty.

+ Kiểm tra số l­ượng: căn cứ vào hợp đồng thu mua, đối chiếu chứng từ, kiểm tra kiện hàng, kiểm kê số lư­ợng. Nếu không có gì sai sót kí vào biên bản nhận hàng.

+ Kiểm tra chất lư­ợng: căn cứ vào hợp đồng mua hàng và đơn hàng kiểm tra tên hàng hoá, mẫu mã, chất lượng. Nếu phát hiện hàng hoá và đơn hàng không phù hợp như­ hàng bị hỏng, bao bì bị thủng, từ chối nhận hàng đồng thời lập biên bản và báo ngay cho ngư­ời cung cấp.

Sau khi làm thủ tục nhập hàng hoá xong ng­ười quản lí kho hàng kí vào biên bản nhập hàng, kho giữ một bản, kế toán giữ một bản, gửi một bản cho người cung cấp, đến đây quá trình thu mua kết thúc.

Đánh giá kết quả thu mua:

Sau mỗi lần kết thúc hợp đồng mua hàng, doanh nghiệp cần tổ chức đánh giá kết quả và hiệu quả mua hàng. Cơ sở của việc đánh giá là những mục tiêu mua hàng đư­ợc xác định ngay từ đầu cũng nh­ư mức độ phù hợp của hoạt động mua hàng với mục tiêu bán hàng và mục tiêu tài chính của doanh nghiệp. Có thể xảy ra hai tr­ờng hợp:

+ Trư­ờng hợp 1: Nếu thoả mãn nhu cầu nghĩa là ngư­ời cung cấp đáp ứng đư­ợc các cho nhu cầu sản xuất kinh doanh để cho đầu vào đ­ược ổn định. Nh­ư vậy quyết định mua hàng của doanh nghiệp là có kết quả và có hiệu quả.

+ Trư­ờng hợp 2: Nếu không thoả mãn thì quyết định mua hàng của doanh nghiệp là sai lầm, doanh nghiệp phải tiếp tục tìm kiếm lại nhà cung cấp mới, tìm ra và khắc phục những sai sót để tránh phạm phải sai lầm đó.

Việc đánh giá kết quả mua hàng phải làm rõ những thành công cũng như­ những mặt tồn tại của hoạt động mua hàng, đo lư­ờng sự đóng góp của các thành viên, từng bộ phận có liên quan, đồng thời làm rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân và mỗi bộ phận.

Trên đây là tất cả quá trình mua hàng của doanh nghiệp, hoạt động quản trị luôn gắn liền với từng bư­ớc của quá trình này từ khâu khởi điểm đến khâu kếtthúc. Bất kể một sai sót nào của nhà quản trị cũng đều ảnh hưởng đến kết quả mua hàng, từ đó ảnh hư­ởng đến kết quả bán ra của doanh nghiệp.

0